Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Bộ sưu Tập / Tranh thư pháp cổ điển / Tranh chữ Nhẫn tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển

Tranh Chữ Nhẫn Tranh Chữ Thư Pháp Phong Cách Cổ Điển

Thể loại: Nội thất Cổ điển
Không gian: Phòng làm việc, phòng khách, phòng thiền
Vật liệu: Gỗ
Công năng: Đồ trang trí
Niên đại: Đồ Mới
Quốc gia: Việt Nam

Số lượng :

6.000.000
Giá gốc: 6.000.000 Tiết kiệm:

* Giá sản phẩm chưa bao gồm VAT

GIỎ HÀNG Mua ngay
Đặt Online Giảm 600k
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG NHẬP ĐÚNG SỐ ĐIỆN THOẠI
Cập nhật Tư vấn bán hàng
THÔNG TIN

Tranh chữ Nhẫn tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển

Ý nghĩa tranh chữ thư pháp chữ Nhẫn

Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa - Trăm nhịn trong nhà ắt ấm êm
“Giữa cha với con mà không có nhẫn nhịn thì trong nhà sẽ mất đi đứa con ngoan, anh em không nhẫn nhịn với nhau sẽ không còn yêu thương kính trọng, bạn bè không nhẫn nhịn lẫn nhau sẽ mất đi nghĩa khí, vợ chồng không nhẫn nhịn lẫn nhau sẽ có nhiều tranh cãi… Mang một chữ Nhẫn thì có thể đi khắp thiên hạ, mang một chữ Nhẫn thì có thể kết được bang giao, Nhẫn được đạm bạc có thể hàm dưỡng tinh thần, Nhẫn được cơ hàn có thể làm ra của cải, Nhẫn chịu khó khăn cần cù lao động sẽ được dư giả, Nhẫn được hoang dâm thân vô bệnh tật…” - Trương Công Nghệ.

Nhẫn là căn bản người quân tử, có thể Nhẫn mùa hè không nóng, có thể Nhẫn mùa đông không lạnh, có thể Nhẫn cảnh nghèo vẫn vui, có thể Nhẫn thọ mệnh dài lâu, quý không Nhẫn thì khuynh, phú không Nhẫn sẽ mất, không Nhẫn được thì việc nhỏ sẽ hóa lớn, không Nhẫn để làm được việc thiện ắt sẽ có hận thù…”

“Dù chuyện gì đến cũng nhất định phải Nhẫn, việc qua đi vẫn cần phải Nhẫn, đời người không sợ trăm điều Nhẫn, đời người chỉ sợ một lần không Nhẫn, không Nhẫn trăm phúc đều tiêu mất, một chữ Nhẫn thôi mà vạn họa hóa tro tàn”.

Tranh chữ Nhẫn tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển

Tranh chữ Nhẫn tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển

Cấu Tạo Và Ý Nghĩa Chữ Nhẫn Trong Tiếng Hán và tranh chữ Nhẫn tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển

Hiện nay, có 2 cách hiểu về cách viết của chữ Nhẫn tiếng Hán. Theo đó, một số cho rằng Nhẫn trong tiếng Hán được hình thành từ bộ Tâm và chữ Đao. Một số nguồn thông tin khác lại cho là chữ Nhẫn được cấu thành từ bộ Tâm, chữ Nghệ và chữ Đao.

Theo ý kiến thứ nhất thì chữ Nhẫn tiếng Hán có 7 nét, bao gồm bộ Tâm và chữ Đao. Chữ Đao được sắp xếp ở trên chữ Tâm. Theo đó, cách viết của từ này ngụ ý việc bị đao kiếm đâm nhưng vẫn nhẫn nhịn và kiềm chế.

Ngoài ra, một số nguồn thông tin khác cho rằng trong chữ Nhẫn bao gồm chữ Nghệ, bộ Tâm và chữ Đao. Theo đó, cụm từ này ý chỉ những người có tài nghệ, tài giỏi mới có thể nhẫn nhịn và chịu đựng khi bị đao đâm.

Theo 2 cách viết trên, ta có thể hiểu ý nghĩa chữ Nhẫn tiếng Hán chính là khả năng kiềm chế và nhẫn nhịn. Khi những người có hiểu biết, có tầm nhìn, có khả năng nhẫn nhịn và vượt quá khó khăn thì có nhiều cơ hội thành công.

Ở Trung Quốc, bộ sách Tam Quốc diễn nghĩa quy tụ rất nhiều anh hùng, hào kiệt, tài giỏi của quốc gia này. Đặc biệt, một ví dụ điển hình cho “quả ngọt” của sự nhẫn nhịn thông minh chính là Tư Mã Ý:

Tư Mã Ý là một quan cận thần phò tá cho 4 đời vua Tào Ngụy. Tư Mã Ý đã lấy chữ nhẫn làm phong cách sống cho 50 năm trung thành phò tá vua. Để rồi đến năm hơn 70 tuổi ông lật đổ hoàng đế nhà Ngụy để soán ngôi.

Có thể thấy rằng, những người có suy nghĩ không coi nhẫn nhịn là 1 hành động mang tính nhục nhã. Thay vào đó, đấy chính là bàn đạp tốt nhất cho sự thành công sau này của họ. Những người tùy hứng, bốc đồng thường sẽ có cuộc sống không mấy nổi bật.

Ý Nghĩa Của Một Vài Từ Có Chữ Nhẫn Tiếng Hán 

Nhẫn thuật: Từ này là một danh từ thể hiện khả năng ẩn mình và ngụy trang trước kẻ thù. Từ nhẫn thuật được sử dụng chủ yếu trong truyện tranh.
Tàn nhẫn: Nhẫn ở đây dùng để chỉ sự độc ác của 1 hay một nhóm người. Tàn này trong tàn sát.
Nhẫn túc: Từ này ý chỉ bước đi nhẹ nhàng, không tạo ra tiếng động. Thường để chỉ những người đi nhón chân.

Nghĩa Của Chữ Nhẫn Trong Tiếng Việt

Việt Nam là một quốc gia với hơn 1000 năm bị đô hộ bởi Trung Quốc. Do đó, rất nhiều từ ngữ và văn hóa của Trung Quốc cũng được du nhập vào nước ta. Chữ nhẫn tiếng Hán xuất phát từ Trung Quốc và hiện vẫn đang sử dụng ở nước ra với danh nghĩa là từ Hán Việt.

Dân ta vẫn thường sử dụng ý nghĩa nhẫn nhịn của từ nhẫn trong câu “Một điều nhịn- chín điều lành”, ngụ ý rằng cần nhẫn nhịn thì mọi việc sẽ êm xuôi, nhẫn nhịn sẽ giúp cho cuộc sống hòa thuận hơn. Đây cũng dần trở thành văn hóa trong phong cách sống của người Việt.

Ngoài ra, ở nước ta cũng thường sử dụng từ nhẫn ở trong các tính từ nhẫn nhục, kiên nhẫn, tàn nhẫn, nhẫn tâm.

Nhẫn nhục chịu đựng là thuật ngữ dùng để chỉ những điều, những người gây ra đau khổ cho bản thân. Cụm từ nhẫn nhục thường được sử dụng nhiều ở những người ở địa vị thấp hơn, hèn kém hơn trong xã hội.

Tàn nhẫn và nhẫn tâm là 2 thuật ngữ có nét nghĩa tương đương với nhau. Tuy nhiên, tàn nhẫn thường được dùng với những hoàn cảnh xảy ra các tác động cơ học lên cơ thể người. Thường tàn nhẫn để chỉ bạo lực và tàn sát.

Nhẫn tâm là tính từ để chỉ sự phũ phàng, thơ ơ của một người trước người khác hay một vấn đề nào đó. Nhẫn tâm là tính từ để chỉ đến tâm thế, cảm xúc nhiều hơn là các hành động.

Kiên nhẫn là tính từ dùng để chỉ sự nhẫn nại, vượt khó của con người. Từ này để chỉ những người gặp khó không nản, gặp bại không buông.

Có thể thấy rằng, chỉ với một chữ Nhẫn nhưng trong cả tiếng Việt và tiếng Hán đều chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Với mỗi ngữ cảnh khác nhau sẽ cần phải lựa chọn từ ngữ cho phù hợp.

Lão Cổ Vật - st

Để Lại đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

SỐ 1 giải pháp không gian cổ gia truyền từ 1955
icon

67 năm nay, Lão Cổ Vật truyền qua 3 thế hệ đã phục vụ quý khách hàng trên khắp thế giới mang những tác phẩm đậm hơi thở văn hóa cổ xưa đến không gian của quý vị.

Đồ cổ, đồ xưa là một lĩnh vực đặc thù rất khó phân biệt thật giả cho những người mới tiếp xúc, bởi vậy Lão Cổ Vật hoạt động với phương châm hàng thật, giá thật, hàng thế nào giá thế ấy. Lão Cổ Vật cũng là nơi duy nhất cam kết mua lại các tác phẩm đã bán ra với tối thiểu 85% giá trị khi quý khách mua để quý vị yên tâm sưu tầm, giao lưu và luôn có nơi uy tín chuyển đổi các tác phẩm của mình thành tiền hoặc đổi tác phẩm khác khi có nhu cầu.

Chỉnh sửa
Text button

Kiến thức cổ vật

Kiến thức cổ vật
Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội

Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội

01-04-2023
Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giải cổ trên VTV24

Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giả cổ trên VTV24

20-12-2022
Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ

Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ

20-12-2022

Kiến thức cổ vật

Kiến thức cổ vật
Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội

Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội

01-04-2023
Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giải cổ trên VTV24

Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giả cổ trên VTV24

20-12-2022
Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ

Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ

20-12-2022
Phật Di Lặc cho hạnh phúc và vượng khí

Thỉnh Phật Di Lặc cho hạnh phúc và tài lộc vượng khí

Đặc điểm nhận dạng của tượng Phật Di Lặc đó là hình tượng mập mạp, khỏe mạnh, mặc áo hở bụng căng tròn, đi chân trần thể hiện sự vô lượng, thanh thản và nhẹ nhàng. Nổi bật nhất là gương mặt hiền hậu, nụ cười hiền hòa vô cùng hoan hỷ. Thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan trong cuộc sống. Lỗ tai dài biểu thị sự từ bi, bác ái, biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của mọi người.

Trong phong thủy, tượng Phật Di Lặc cầm thỏi vàng và túi châu báu tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang, may mắn và tốt lành. Đôi khi còn nhìn thấy hình ảnh Phật Di Lặc cầm theo quả hồ lô, gậy như ý biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, trường thọ và mọi việc đều như mong muốn.

Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta quan niệm rằng nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và những nơi ngài đi qua đều gieo rắc hạnh phúc.

Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.

LaoCoVat - Since1955 - Tượng Phật
STT
TÊN
1 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội Hotline: 0981302468
2 204 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội Hotline: 0888602222