Tranh Chữ Phật Tâm Tranh Chữ Thư Pháp Phong Cách Cổ Điển
Số lượng :
* Giá sản phẩm chưa bao gồm VAT
Tranh chữ Phật Tâm tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển
Lão Cổ Vật - Phật ở đâu? Phật ngay tại tâm. Tại hạ từng được cao tăng chỉ điểm trong một lần hữu duyên trà đàm cùng ngài, nghe điều này thấy bình thường bởi nhiều bài viết đã nói, nhưng như thường nói, chỉ có thể ngộ chứ không thể cầu, đại sư đã giúp tại hạ khai mở cùng vơi năng lượng từ bi của ngài. Bởi vậy tượng phật và tranh chữ Phật có nhiều tại tiệm Lão Cổ Vật cũng không phải tự nhiên. Bức tranh chữ Phật Tâm, phần hạ bên trái có chữ '心有佛' Tâm hữu Phật tức trong tâm có phật
Tranh chữ Phật Tâm tranh chữ thư pháp phong cách cổ điển
Tâm là gì trong tranh chữ Phật Tâm?
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
Trong nhà Phật, tam tạng kinh điển ghi lại lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát và chư vị Tổ Sư. Đó là thiền lâm bảo huấn, nghĩa là: trong rừng thiền, có nhiều lời dạy vô cùng quí giá. Người phát tâm tu theo Phật thật khó khăn khi phải chọn lựa kinh sách nào để đọc trước, sao cho có thể hiểu biết chánh pháp rõ ràng và áp dụng được vào đời sống hằng ngày.
Trong khi đọc tụng kinh sách, người tu học Phật cũng gặp khó khăn với các từ ngữ chuyên môn, dù là tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay các ngôn ngữ khác, cần phải tìm hiểu thấu đáo, qua tự điển, hay nhờ các bậc thiện tri thức giảng giải, giúp đỡ. Sau khi cố gắng lắm mới tạm vượt qua được sự khó khăn này, người tu tập thường gặp phải ngưỡng cửa: dù đã học hiểu rành rẽ giáo lý, nhưng vẫn chưa vào được đạo!
Tranh chữ thư pháp Phật Tâm nên treo ở đâu?
Chữ Phật Tâm nhắc nhở lòng hướng Phật, không gian treo và trưng bầy chữ Phật Tâm nên là các không gian trang trọng, trang nghiêm như phòng khách, phòng thiền hay phòng thờ. Tranh chữ nên treo trên một bức tường có ít những vật khác, để bức tranh chữ trở thành trung tâm và tỏa ra năng lượng thu hút sự tập trung của mỗi người khi ngắm nhìn.
Thân chúc quý chư vị ngày mới an lạc, hạnh phúc. Nếu có thời gian mời ghé tiệm Lão Cổ Vật cùng tại hạ thưởng trà ngắm đồ.
Chúc quý chư vị một ngày an yên và hạnh phúc.
LÃO CỔ VẬT ANTIQUE FURNITURE
---------------------------------
SỐ 1 Không gian cổ
Address #1
| 146 Nghi Tam - Tay Ho District - HN - VN
Open : 8h30 - 21h30 everyday
Address #2
| 204 Nghi Tam - Tay Ho District - HN - VN
Open : 8h30 - 21h30 every day
Mobile : 098.13.02468 - Chủ tiệm. Duy Tuấn
Email : contact@laocovat.com
67 năm nay, Lão Cổ Vật truyền qua 3 thế hệ đã phục vụ quý khách hàng trên khắp thế giới mang những tác phẩm đậm hơi thở văn hóa cổ xưa đến không gian của quý vị.
Đồ cổ, đồ xưa là một lĩnh vực đặc thù rất khó phân biệt thật giả cho những người mới tiếp xúc, bởi vậy Lão Cổ Vật hoạt động với phương châm hàng thật, giá thật, hàng thế nào giá thế ấy. Lão Cổ Vật cũng là nơi duy nhất cam kết mua lại các tác phẩm đã bán ra với tối thiểu 85% giá trị khi quý khách mua để quý vị yên tâm sưu tầm, giao lưu và luôn có nơi uy tín chuyển đổi các tác phẩm của mình thành tiền hoặc đổi tác phẩm khác khi có nhu cầu.
Kiến thức cổ vật
Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội
Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giả cổ trên VTV24
Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ
Kiến thức cổ vật
Nhà sưu tầm Nguyễn Duy Tuấn chia sẻ chủ đề Mạch ngầm cổ vật trong chương trình Nhịp sống Hà Nội
Lão Cổ Vật chia sẻ phân biệt đồ đồng giả cổ trên VTV24
Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Sa Môn Cồ Đàm lần đầu tiên được chia sẻ
Thỉnh Phật Di Lặc cho hạnh phúc và tài lộc vượng khí
Đặc điểm nhận dạng của tượng Phật Di Lặc đó là hình tượng mập mạp, khỏe mạnh, mặc áo hở bụng căng tròn, đi chân trần thể hiện sự vô lượng, thanh thản và nhẹ nhàng. Nổi bật nhất là gương mặt hiền hậu, nụ cười hiền hòa vô cùng hoan hỷ. Thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan trong cuộc sống. Lỗ tai dài biểu thị sự từ bi, bác ái, biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của mọi người.
Trong phong thủy, tượng Phật Di Lặc cầm thỏi vàng và túi châu báu tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang, may mắn và tốt lành. Đôi khi còn nhìn thấy hình ảnh Phật Di Lặc cầm theo quả hồ lô, gậy như ý biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, trường thọ và mọi việc đều như mong muốn.
Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta quan niệm rằng nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và những nơi ngài đi qua đều gieo rắc hạnh phúc.
Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.