Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / “Kho” đồ cổ độc đáo của "đại gia" Hà thành

“Kho” đồ cổ độc đáo của "đại gia" Hà thànhLike 0 290

Không thể tính hết giá trị những cổ vật có niên đại vài trăm năm mà chủ nhân đã bỏ công sưu tầm trong nhiều năm.

Ông Nguyễn Tường Long (Hà Nội) sở hữu cho riêng mình rất nhiều đồ cổ giá trị, trong đó có những món đồ được coi là độc nhất vô nhị. Từ tầng hai của căn hộ ông ở, cổ vật được bày khắp mọi nơi, giá trị của nó như thế nào chỉ những người am tường mới hiểu. Còn với những kẻ ngoại đạo như chúng tôi chỉ thấy đẹp và nghe nói rất quý!

Hình ảnh “Kho” đồ cổ độc đáo của

Vợ chồng ông Nguyễn Tường Long

<>Cổ vật và niềm đam mê

Ngôi nhà ông Long đang ở trên phố Trịnh Hoài Đức, nơi ông đang trưng bày nhiều cổ vật chính là một toà nhà cổ xưa kia của đại gia đình. Ngôi nhà của đại gia đình ông án ngữ gần cả phố Trịnh Hoài Đức, sau đó được chia thành 8 ngôi nhà độc lập cho các thành viên. Cụ thân sinh của ông Nguyễn Tường Long được chia một căn nhà mà đến nay ông là người thừa kế. Cũng gọi là có duyên nên tôi gặp ông Long trong lần về Mai Lâm viết về ngôi chùa cổ. Ngày ấy, ông Long về công đức cho chùa Phúc Lâm tấm Phả hệ nhà Lý. Sau này vô tình, tôi gặp lại ông Long tại cửa hàng bán dụng cụ thể thao của gia đình nên được ông mời thăm căn nhà với những cổ vật quý.

Trong số những đồ cổ ông Long đang gìn giữ, có những món đồ thuộc dòng "gia bảo" do các cụ tiền nhân để lại. Và để phong phú thêm bộ sưu tập, ông Long cất công lặn lội khắp nơi tìm mua những món đồ quý hiếm. Tầng hai và tầng ba của ngôi nhà các món đồ bày nêm chặt nhưng cũng rất trật tự. Hỏi ông có bao nhiêu món đồ, ông cười: "Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng thống kê mình có bao nhiêu món đồ cổ. Rất nhiều món đồ do các cụ để lại, cũng có thứ sau này tôi mua thêm ở nhiều nơi khác nhau. Nhưng nếu nói đến món đồ quý hiếm ít người có, thậm chí không ai có, chắc khoảng hơn chục món đồ".

Nhâm nhi tách cà phê cùng ông Long, nhìn quanh tôi thấy mình đang ở giữa một căn phòng với các đồ vật của hàng trăm năm trước. Tự nhiên, tôi có cảm giác như mình đang sống ở những thế kỷ trước, chứ không phải thời đương đại con người ưa những sắc màu loè loẹt. Căn phòng toát lên sự thâm trầm với gam màu chủ đạo đen và nâu, bất giác con người nói chuyện với nhau cũng dịu giọng, nhẹ nhàng. Ông Long chỉ cho tôi thấy những những món đồ gia bảo do các cụ truyền lại. Gian để đồ thờ cũng là những bảo vật, chiếc tủ thờ thời nhà Nguyễn sau này ông Long mua được từ một nhà đại tư sản của Hà Nội cuốn thư dát vàng ròng và lộ bộ bát bửu (tám loại binh khí) là những vật gia truyền từ các cụ để lại mà ông Long đang gìn giữ có niên đại gần 200 năm. "Đây là những đồ thờ được các cụ bày tại nhà thờ tổ bên Mai Lâm. Sau khi tôi lập gian thờ này, thì xin phép các cụ cho chuyển những món đồ quý về đây, nếu để bên Mai Lâm không có người trông cẩn thận thì mất ngay", ông Long nói.

Cuốn thư được bày trang trọng trên ban thờ, tiền nhân khắc lên đó những công trạng, sự học, gốc tích của gia tộc để nhắc nhớ con cháu về sau. Theo các nhà sử học, cuốn thư xuất hiện chủ yếu vào thời Nguyễn ở dạng bình phong và các bức hoành phi, trên trán nhà. Hoa lá quấn quýt bên cuốn thư cho chúng ta một cảm nhận sang trọng, cao quý mà gần gũi. Chỉ là người tiếp nhận những cổ vật của tiền nhân để lại, ông Long phán đoán: "Chắc thời điểm các cụ làm cuốn thư cũng nằm trong niên đại của các vua nhà Nguyễn. Tôi chỉ biết, bộ đồ thờ này có niên đại trên dưới 200 năm". Với lộ bộ bát bửu là tám binh khí cổ bằng đồng, cán gỗ được cắm trên giá đỡ chạm trổ tinh tế, để nhắc nhở hậu duệ nhà Lý mãi nhớ nguồn gốc nên tiền nhân chạm hai bên là hai con rồng thời Lý có dáng bay lên, phía dưới là mặt rồng oai phong. Theo ông Long, lộ bộ bát bửu là vật trấn yểm tà ma trước ban thờ nhằm tăng thêm sự uy nghi, trạng trọng nơi từ đường của các đại gia tộc.

Ngắm nghía đôi thống thời Minh bên tủ thờ, ông Long nói: "Đây là vật mà tôi được cụ thân sinh để lại. Ông cụ cũng là người mê đồ cổ nên đã lặn lội về tận Ninh Bình mua đôi thống này. Nghe nói, người chủ của nó cũng không muốn bán đi, nhưng thấy ông cụ đi lại nhiều lần, tha thiết mua quá nên nể quá mà bán. Khi còn sống, ông cụ nhà tôi nâng niu đôi thống này lắm, còn với tôi những gì các cụ để lại đều coi là đồ gia bảo". Cũng đúng thôi, ông Long đã gìn giữ những cổ vật, với ông chỉ muốn mua thêm chứ chẳng muốn bán bất cứ cái gì đi. Đôi thống thời Minh mấy năm trước đã có người đến xem trả giá 1,5 tỷ đồng nhưng ông Long nhất định không bán.

Mỗi một đồ cổ trưng bày trong nhà ông Long là cả một câu chuyện có gốc tích rõ ràng, ở đó ta thấy sự đam mê được trả bằng nhiều tiền của và công sức. Nghe đâu có đồ cổ quý hiếm là ông Long tìm đến ngay. "Tôi không thể chậm chạp khi nghe ai đó trên khắp đất nước này có đồ cổ quý. Tôi đến, nếu có đủ khả năng mà chủ nhân bán thì mua, còn nếu không mua được thì cũng được xem, được ngắm cho thoả cơn nghiền", ông Long chia sẻ vậy. Chẳng thế mà, nói đến những khu vực nào nhiều đồ cổ quý là ông Long thuộc vanh vách. Cái thú chơi đồ cổ cũng tốn tiền lắm, nhưng đã mê nó rồi khó có thể từ bỏ.

Ngoài những đồ gỗ cổ có giá trị, ông Long còn sở hữu những đồ gốm quý hiếm. Ông có từ bát, đĩa, chén, hai lọ lộc bình…, toàn những món đồ có giá tiền tỷ, mà nhiều tay săn lùng đồ cổ nhìn thấy là mê tít. Cái thú chơi đồ cổ ngấm vào máu nên ông chẳng bỏ qua thứ gì được coi là độc đáo. Trong bộ sưu tập của ông, tôi thấy một đồng tiền cổ rất lạ. Nó không phải là đồng tiền mà người ta thường thấy trong các đời vua. Nhìn bề ngoài, nó có những ký tự loằng ngoằng như những con rắn, khiến tôi lầm tưởng đó là tiền của người Việt cổ. Chỉ khi nghe ông giải thích, đó là tiền cổ của Campuchia tôi mới hay cái cách sưu tầm đồ cổ của ông chẳng giống ai.

Có người sưu tầm đồ cổ theo chủng loại mình thích, người sưu tập gốm, người sưu tập đồ gỗ, người tìm đồng hồ, người săn chó đá… nhưng ngoài sự đam mê đồ gỗ, ông Long thích tất cả những gì của tiền nhân. Ông đã từng sang Campuchia, đến một khu người dân tộc, thấy đồng tiền cổ hay hay, dù chưa hiểu ý nghĩa ông cũng tìm cách trao đổi cho bằng được. Ngày ấy, trên tay có cái nhẫn vàng, vì người chủ bảo không lấy tiền, ông liền tháo chiếc nhẫn đổi ngay lấy đồng tiền cổ mà chẳng cần biết thiệt hơn. Với ông, hễ mua được đồ cổ là được và để càng lâu, càng có giá. Ông hay nói đùa: "Dẫu kinh tế có khó khăn thì đồ cổ chẳng bao giờ xuống giá. Người chơi nếu cần tiền phải bán đồ cổ đi bao giờ cũng có lãi. Đứng ở góc độ kinh doanh là lợi đôi đường: Được chơi và có lợi nhuận". "Cũng có khi tôi kinh doanh cần tiền vốn, có khách đến hỏi mua một món đồ nếu bán đi sẽ không phải lo lắng về vốn. Âëy nhưng cứ nghĩ phải bán món đồ nào đấy thì lại tiếc nên lại tự xoay xở cách khác", ông Long chia sẻ.

Nguồn: Người đưa tin

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội