Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Bạn đang bắt đầu chơi đồ gốm sứ? Bắt đầu từ đâu?

Bạn đang bắt đầu chơi đồ gốm sứ? Bắt đầu từ đâu?

Nói về thú chơi thì phải kèm theo với sự đam mê, lĩnh vực nào cũng có cái khó của nó. Chơi tem, chơi tranh, chơi xe cổ …bất kỳ thú chơi nào cũng gian nan và tốn kém thời gian, công sức và tiền bac. Một trong những thú chơi đó là chơi đồ gốm.

Ở Sài Gòn trước đây có cụ Vương Hồng Sển, một học giả, một nhà nghiên cứu  nổi tiếng về lĩnh vực gốm sứ. Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, rất sành về đồ cổ xưa.

Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17-19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.

Đừng nghĩ chơi gốm thì phải là “đại gia” mới chơi được. Có những người lúc mới bắt đầu “sưu tập”cũng đâu có giàu có gì đâu. Thí dụ như “vua gốm sứ” ở Sài Gòn với 100.000 cổ vật – anh Đinh Công Tường (48 tuổi), ngụ đường Lê Văn Khương (quận 12, TP.HCM), được giới chơi cổ vật gọi là “vua gốm sứ” với gần 100.000 món đồ. Mỗi cổ vật có giá từ vài trăm ngàn đến vài trăm triệu đồng. Có những thứ “độc nhất vô nhị” và vô giá. Đâu ai biết trước khi có hàng trăm ngàn cổ vật gốm sứ trong tay anh từng bán báo dạo. Theo Tin nhanh 24h cho biết: “ Quê nội ở Bến Tre nhưng sinh ra ở Hà Nội. Năm 8 tuổi, anh Tường theo bố mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp và sống tại căn nhà trong hẻm nhỏ ở đường Phó Đức Chính (quận 1, TP.HCM). Cuộc sống gia đình anh lúc đó rất khó khăn. Hằng ngày, ngoài thời gian đi học anh đi bán báo dạo, nước sâm ở các tuyến đường trung tâm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em.

Sau khi rời quân ngũ, kinh tế gia đình vẫn còn khốn khó. Anh xin vào làm công nhân gom rác rồi chuyển qua làm in ấn. Đồng lương công nhân lúc đó ít ỏi không đủ chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Anh Tường nghỉ làm rồi kiếm đủ nghề từ bồi bàn, chạy xe rao mua đồ cũ đem bán ở “chợ trời” kiếm tiền lời đến bán đồng hồ dạo.

Những ngày tháng lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền, anh Tường có dịp tiếp xúc với rất nhiều người, nhiều giới. Trong đó có giới chơi cây cảnh và giới sưu tầm cổ vật gốm sứ, đây là những thú sưu tầm anh rất thích”.

Hay như ông Nguyễn Đăng Thanh- Người đàn ông sở hữu ba bảo vật của vua Chăm. Theo báo Công an TP.HCM, suốt 33 năm qua, ông Nguyễn Đăng Thanh đã sưu tầm được trên 100 bộ với hơn 10.000 cổ vật, trong đó có ba báu vật quý hiếm được cho là của vua Chăm.

Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

Cũng theo báo Công an TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Thanh (66 tuổi, ngụ số 86 Hoàng Diệu, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là thành viên của CLB UNESCO sưu tầm cổ vật tỉnh Lâm Đồng. Tác giả Kim Đồng viết về ông Thanh như sau: “Khi bước vào căn nhà rộng hơn 20m2 của ông Thanh, chúng tôi như được trở về quá khứ hàng trăm năm trước. Có lẽ, chẳng ai tin được, chỉ một mình ông mà có thể “săn lùng” được hơn 10.000 hiện vật, từ những cổ vật đơn sơ trong đời sống sinh hoạt đến các báu vật quý hiếm của vua chúa ngày xưa, được sưu tầm từ khắp mọi miền.”

 “Tôi sưu tầm từ năm 1978, lúc đó tôi đang công tác tại Hải Phòng, thỉnh thoảng có giao lưu với những người có đồ cổ và buôn bán đồ cổ. Dần dần tôi cảm thấy thích thú với chúng nên đã đi tìm khắp các buôn làng, mua về để sưu tầm. Hồi đó, chưa có vợ con nên có bao nhiêu tiền tôi điều dành mua đồ cổ”, ông Thanh cho biết.

Có thể nói bất cứ ai cũng có thể “chơi” được, thỏa mãn niềm đam mê của mình được bằng những bước đi từ từ, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn lẫn công sức, nhưng trên hết vẫn là sự hiểu biết về gốm sứ.

Bạn có thể sở hữu đồ gốm cổ không? Có thể thành tay chơi gốm sứ không?

Câu trả lời là được. Miễn bạn có niềm đam mê. Những người như anh Tường, ông Thanh và xa hơn là học giả Vương Hồng Sển cùng nhiều người nổi tiếng khác trong giới chơi đồ gốm mà trong phạm vi bài này không thể đề cập hết được cũng đều khởi đầu bằng niềm đam mê.

Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

Báo Thanh niên ngày 22.8.2015 có bài “Mua gốm Nhật rẻ hơn tại Hà Nội” viết: Khoảng 3-4 năm trước, thú chơi gốm Nhật bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM, về sau lan ra tới Hà Nội. Hai năm trở lại đây, nhiều cửa hàng bán gốm Nhật đã mọc lên để đáp ứng nhu cầu của người chơi đồ gốm.

Đọc bài báo này, các bạn sẽ thấy giới trẻ Hà Thành cũng bắt đầu chơi đồ gốm, khởi đi từ đồ gốm Nhật. Bài báo cho biết mua gốm Nhật ở Hà Thành giá rẻ hơn mua ở TP.HCM 5-6 lần

Bắt đầu từ niềm đam mê với gốm, chị Linh Trang biết tới gốm Nhật rồi mê luôn. Trước đây, muốn mua gốm Nhật, người chơi ở Hà Nội chỉ có cách đặt mua tại cửa hiệu trong TP.HCM với giá thành đắt đỏ. Chị Trang nhớ có lần phải bỏ ra tới 500 nghìn đồng để mua một chiếc cốc nhỏ. Cũng như chị, nhiều người chơi bỏ ra hàng triệu đồng để mua gốm cũng là chuyện bình thường. Cũng theo bài báo này, giới trẻ Hà Thành chơi gốm Nhật là để “thưởng thức cái đẹp”.

Gốm Nhật mang đặc trưng văn hóa của đất nước Nhật Bản. Chị Phương Mai (cựu du học sinh Nhật Bản), người yêu và am hiểu về gốm Nhật cho hay, có hai loại gốm chính là Arita và Mino.

Loại gốm Arita lại chia ra làm nhiều dòng nhỏ như kakiemon có màu đặc trưng là trắng sữa, dòng nabeshima có màu đặc trưng là đỏ, vàng, xanh, lục. Loại gốm mino cũng chia ra nhiều dòng như kiseto có lớp màu vàng bóng có các hoạt tiết cỏ cây hoa lá trên bề mặt, dòng oribe tráng men xanh…

Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

Ngoài gốm Nhật còn gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ cổ Việt Nam, gốm sứ cổ Nhật Bản và nhiều dòng gốm sứ khác.

Hãy bắt đầu niềm đam mê của mình về gốm sứ

Ở thành phố Hồ Chí Minh, các bạn trẻ cũng bắt đầu quan tâm tới gốm sứ, vì vậy có nhiều cửa hàng gốm sứ mọc lên để đáp ứng thị trường.

Các bạn trẻ, còn chờ gì nữa, nếu các bạn có thời gian hãy sục sạo vào các cửa hàng hoặc thỏa niềm đam mê của mình bằng cách “trên từng cây số”. Nếu không có thời gian như chị Ngọc Anh, các bạn cũng có thể thỏa niềm đam mê của mình trên trang mạng dothocaocap.vn

Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

Ở Hà Nội, Cứ vào cận Tết Nguyên đán là chợ đồ cổ tại phố Hàng Lược, Hàng Rươi… Hà Nội lại nhộn nhịp bởi hàng nghìn mặt hàng cổ được bày bán. Chợ đồ cổ là phiên chợ truyền thống đã có từ lâu đời. Chợ thường họp vào những dịp Tết cận kề, thu hút được lượng người đến xem và đến mua hàng rất đông. Chợ bắt đầu họp từ ngày 20 đến 30 tháng 12 Âm lịch hằng năm.

Các gian hàng đồ cổ bày bán các mặt hàng đa dạng, phong phú như lư hương, đèn cổ, tượng phật, tượng thần linh, đồ thờ cúng…Chợ đồ cổ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi để dân chơi đồ cổ khắp miền Bắc gặp gỡ và trao đổi những kinh nghiệm.

Theo chủ nhân của một gian hàng đồ cổ: “Có những món đồ gần trăm năm tuổi và có giá hơn chục triệu đồng, mặt bằng chung thì các mặt hàng đều có tuổi thọ hơn vài chục năm trở về trước”. Hầu hết các món hàng ở đây, trong đó có những đồ giả cổ đều được chế tạo rất tinh xảo, những người mới chơi rất dễ bị nhầm lẫn.

Vạn sự khởi đầu nan. Chúc các bạn thành công!

Đồ thờ cao cấp Gia Tộc Việt  -  khẳng định vị thế số 1 về đồ thờ cao cấp!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

THÔNG TIN CÔNG TY

Cty cổ phần Bát Tràng Việt Nam

Địa chỉ: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

MS thuế: 0107 530 962

THÔNG TIN TÀI KHOẢN

Số TK: 09899966001

Chủ TK: Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam

Ngân hàng: TP Bank CN Hà Nội

LIÊN HỆ

- Trụ sở: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

- Xưởng sản xuất: Xóm 1, Bát Tràng, Gia Lâm, HN

- Email: dothocaocapvn@gmail.com

- Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

- Hỗ trợ đặt hàng: 088.860.2222

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội