Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / BẢO QUẢN VÀ LƯU GIỮ HIỆN VẬT GỐM SỨ (P2)

BẢO QUẢN VÀ LƯU GIỮ HIỆN VẬT GỐM SỨ (P2)Like 0 139

Bảo quản và lưu giữ hiện vật gốm sứ (P2)

(...tiếp...)
VI. NHỮNG DẤU HIỆU PHỤC CHẾ CỔ:
Khi tiến hành khảo sát một sưu tập đồ gốm, kiến thức về những phương pháp phục chế đã được sử dụng trong quá khứ sẽ rất hữu ích. Nghiên cứu bất kỳ một bản ghi chép nào cũng có thể có ích mặc dù, không may là ít có một bản ghi chép nào về công việc bảo quản hiện vật vào thời cổ. Những chiếc đinh tán (hay chính xác hơn là những chiếc đinh kẹp hình chữ U) có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng những chiếc chốt kim loại, sáp gắn, dây kim loại và que hàn, lông ngựa và giấy thì có thể không ai để ý. Những biện pháp phục chế thời cổ có thể tự thân nó đã là điều rất đáng chú ý và là một phần của lịch sử hiện vật, bất kỳ một sự sửa chữa nào cố định và dễ thấy đều có thể chấp nhận được, nhưng dù sao thì chúng cũng không gây nguy hiểm và làm thay đổi hiện vật, có thể để nguyên như vậy. Tuy nhiên, những dấu keo cũ sẽ bị rã, và những chốt sắt, những chiếc đinh kẹp có thể phá hủy dần dần và làm biến màu bản thân hiện vật gốm đó. Trước đây, để gia cố thêm những hiện vật gốm thô người ta dùng sáp, những chất liệu nhân tạo hay loại nylon có thể hòa tan nay đã bị đen, hiện diện trên những chiếc bình với mức độ không thể chấp nhận được. Những chất liệu giống như xi măng được trộn với thành phần cấu tạo những chiếc bình mỏng manh để có thể đảm bảo cho sự tồn tại của chúng cho đến ngày nay, nhưng lại làm cho chúng nặng và xấu xí một cách không thể chấp nhận được. Việc sử dụng acid cho việc bóc lớp vỏ cứng bên ngoài có thể đã không được tẩy rửa đúng mức, và acid còn sót lại trên đồ gốm có thể dẫn đến hiện tượng “ướp muối”. Thạch cao có thể đã được sử dụng như một chất trám lên những chỗ mép bị mẻ không gắn lại được và nước từ thạch cao có thể chảy xuống thân gây ra hiện tượng phát sinh muối và làm ố bẩn. Có điều là một chiếc bình được phục chế từ những mảnh gốm vỡ còn lại không có nghĩa nhất thiết đó là một chiếc bình hoàn chỉnh, mà việc phục chế cũng có thể đã được tiến hành bằng cách làm và nung những mảnh gốm bằng đất sét theo hình như yêu cầu và gắn chúng vào với nhau, hay bằng cách dùng những mảnh gốm từ chiếc bình vỡ khác. Đôi khi người ta tìm thấy những chiếc bình bị vỡ để làm thành những mảnh gốm cho những chiếc bình tương tự. Những họa tiết trang trí có thể xem như đã được người ta quan tâm đến và “cải tiến” từ xưa, một số đồ gốm được đánh bóng bằng loại bột dùng để đánh dấu vải hay bôi tro cho mịn (french chalk), để lại những vệt trắng trên các đường khắc trang trí.
Một hiện vật phục chế cổ có thể là hai hay ba mảnh vỡ được gắn bằng keo và các đinh tán hay đinh kẹp. Nếu việc phục chế cổ được làm tốt, chiếc đinh tán có thể thấy rõ ràng và không làm phá hủy hiện vật thì không cần phải tháo chúng đi. Tuy vậy, nếu việc tháo gỡ những chỗ nối và những chiếc đinh tán làm trầy xước đồ gốm, và có bất kỳ dấu hiệu nào của sự ăn mòn do đinh tán bằng sắt làm ố màu quanh khu vực đó thì hiện vật phải được phục chế lại.
VII. PHÒNG NGỪA VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP TẠM THỜI:
Khi những vấn đề đã được xác định, hoặc đó là kết quả của quá trình khảo sát, hoặc là sau cuộc kiểm tra một cổ vật mới sưu tầm, người quản lý bảo tàng có thể sẽ tiến hành những bước cần thiết tiếp theo. Những công việc này đảm bảo sự an tòan của hiện vật, hoặc là trong bảo quản hoặc là trong trưng bày, cho đến khi công việc được giao phó cho các chuyên viên bảo quản. Việc xác định những vấn đề ảnh hưởng đến hiện vật như muối hòa tan hay nấm phát sinh, cho phép người ta chọn được một môi trường bảo quản hay trưng bày đúng phương pháp khoa học cho đến lúc tiến hành việc bảo quản.
1. Lớp muối hòa tan:
Điều này có thể thấy rõ khi những đốm trắng xuất hiện trên bề mặt hiện vật, giống như một chất bột màu trắng hay những chiếc kim màu trắng. Người ta có thể hoài nghi sự hiện diện của chúng, chẳng hạn, ở những bề mặt bị bong ra hay bị tách rời. Sự dao động của nhiệt độ và độ ẩm tương ứng là điều kiện để muối phát sinh và vì thế, người ta cần kiểm soát những yếu tố này.
2. Sự xuất hiện của nấm và vi khuẩn:
Người ta tin rằng những vết ố bẩn là do vi khuẩn gây ra (chẳng hạn những chấm đen trên những bức tượng bằng đất nung được khai quật) không dễ dàng phân hủy và không bị môi trường tác động. Loại nấm phát sinh từ loại keo động vật được dùng trong những lần phục chế cổ có thể tồn tại nhờ các chất hữu cơ dùng để phục chế hiện vật. Người ta nên lưu ý khi cầm những hiện vật loại này và nên dùng găng tay cùng với khẩu trang khi chải sạch nấm mốc trong tủ đựng hiện vật. Hiện vật nên được chuyển từ chỗ này sang chỗ kia trong thùng có bịt sáp, và nên để chuyên viên bảo quản kiểm tra nếu có thể. Kho bảo quản nên ở mức 50% độ ẩm hoặc thấp hơn.
3. Những chất liệu phục chế cổ:
Keo động vật và sáp ong thường bị điều kiện khí hậu tác động trở lại và hiện vật phục chế cổ nên bảo quản hoặc trưng bày ở môi trường có độ ẩm từ 55-60% và nhiệt độ khỏang 180oC. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời và ánh sáng hội tụ có thể làm xốp các chất keo hoặc làm khô các chất khác, gây mất màu ở những chỗ đã được sơn và phục chế.
4. Bảo quản chung:
Hiện vật có thể được đưa về từ nhiều nơi khác nhau với những bộ phận rời rạc được gắn lại bằng keo hay các loại băng dính. Các mảnh gốm từ những di chỉ khảo cổ có thể bị rơi ra từng mảnh và gắn lại bằng keo cả ở bên trong và bên ngoài. Cả loại băng keo dính lẫn loại giấy dán nhãn có thể làm hư hỏng và làm ố hiện vật một cách nhanh chóng, đặc biệt là ở khí hậu nóng ẩm, tốt nhất là nên lấy chúng ra nhưng phải thật cẩn thận, nếu không có thể làm bong lớp bề mặt bở của những chiếc bình gốm được nung ở nhiệt độ thấp, những họa tiết trang trí trên men của loại thống Trung Quốc hay những mảnh vàng dát trên loại đồ sứ. Nước ấm, cồn công nghiệp không màu hay acetone có thể được dùng với bàn chải nhỏ và mềm để chải lên mặt băng keo hay giấy dán nhãn cho đến khi nhả keo và dễ dàng lấy chúng ra.
Nếu một hiện vật không tráng men phải đánh số lại sau khi đã lấy giấy dán nhãn, hoặc phải đánh số khi nhập vào bảo tàng, một khỏang nhỏ trên bề mặt phải được gắn sáp với một lượng pha chế 20% Paraloid B72 với acetone, khi khô sẽ đánh số lên chỗ này.
5. Làm vệ sinh:
Sau khi giám định một hiện vật để xác định chỗ dễ vỡ, những bộ phận dễ mất, những khối lượng kim loại hay đồng mạ vàng, những chất không phải là gốm khác, sự hiện diện của những chỗ có khảm hay những dấu hiệu có thể có ích cho khảo cổ học và sử học, người ta cần tiến hành làm sạch hiện vật một cách nhẹ nhàng. Nên dùng bàn chải sơn mềm với kích thước và chất liệu thích hợp để chải bụi trên bề mặt, bụi và sợi len vải có thể bám vào và gây hư hại cho đồ gốm thô hoặc đồ gốm tráng men. Có thể làm sạch kỹ hơn, nhưng ngay cả trong trường hợp này, hiện vật cũng nên đặt trong những điều kiện tốt nhất, tránh không dầm sâu trong nước, nếu không, những hiện vật gốm được nung ở nhiệt độ thấp, những đồ gốm đất nung và đồ gốm tráng men sẽ bị hỏng trầm trọng không thể sửa chữa được. “Nước áo” bao bọc sơ sài, những màu trang trí và những họa tiết mạ vàng có thể bị mất hoặc bị ố khi men bị hòa tan. Việc ngâm hiện vật trong nước cũng có thể tập trung một số lượng muối hòa tan. Một hiện vật được phục chế có thể bị rời ra từng mảnh nếu bị ngâm trong nước, khi chất keo bị suy yếu, các đinh tán hay chốt bằng sắt có thể bị ảnh hưởng do bị ngấm nước.
Những bề mặt được tráng men hoàn toàn có thể được làm sạch bằng miếng vải mềm nhứng trong nước ấm, loại chất ẩy không có ion, như Synperonic N để tẩy những vết ố bẩn bám vào hay những hiện vật dính dầu mỡ phải được xả nhiều lần bằng miếng xốp thâmú nước nhúng trong nước sạch. Thêm acetone hay loại cồn pha matenola không màu dùng trong công nghiệp vào nước với tỷ lệ 25/75 hay 50/50 có thể đẩy nhanh quá trình làm khô nhưng công việc phải được tiến hành trong phòng thóang. Kim loại và đồng mạ vàng (đồng thiếp) cùng những chất hữu cơ thì không được để ướt.
6. Những hiện vật bị hư hỏng:
Những hiện vật này phải được bảo quản cẩn thận cho đến khi chúng được chuyên viên bảo quản giám định. Trong trường hợp đó là chiếc bình vỡ, người ta có thể dùng miếng đệm để lót chỗ bị hỏng, buộc dây thừng xung quanh chiếc bình, hay, nếu một chiếc bình bị vỡ nhiều chỗ phải chuyển đi, tất cả phải được băng lại bằng dây cao su và phải lót bên trong bằng giấy thấm hay trám lỗ hổng bằng những hạt polystyrene. Khi gói những bộ phận hay những mảnh vỡ để chuyển giao cho một chuyên viên bảo quản, tránh làm trầy xước những mảnh vỡ bằng chính những mảnh vỡ khác hay bằng chất liệu gói. Giấy gói mảnh vỡ phải sạch, tốt hơn hết là loại giấy thấm không có acid, và tránh bị dính bụi, hay các chất bẩn lên các đường rìa mép của chiếc bình bị vỡ đã được làm sạch. Những mảnh vỡ nhỏ có thể đặt trong một cái hộp hay thùng đóng kín. Không dùng loại băng keo dính để cột những mảnh vỡ.
VII. BẢO QUẢN:
- Một hiện vật được bảo quản để tránh hay giảm nguy cơ bị hư hỏng hơn nữa, và như vậy làm ổn định hiện vật. Mức độ làm sạch và ráp lại như cũ một hiện vật được tiến hành dựa trên việc hiện vật đó được bảo quản trong một sưu tập như thế nào, được đưa ra trưng bày hay được phổ biến trước công chúng.
- Việc bảo quản trở thành phục chế khi người ta nỗ lực tìm lại hình dạng nguyên gốc của hiện vật, nhưng giai đoạn nào là không cần đến những chứng cứ khảo cổ học và sử học về công dụng của hiện vật, tình trạng nứt vỡ, phục chế hay cách tìm ra nơi chôn giấu hiện vật như thế nào. Tất cả đều được tiến hành bởi một chuyên viên bảo quản. Chuyên viên bảo quản có thể tiến hành bất kỳ một cuộc phục chế hay bảo quản theo thứ tự đảo lộn, nhưng chắc chắn phải tuân theo một quy trình không thể đảo ngược hoàn toàn, ví dụ một bề mặt hiện vật bị bở có thể được gia cố thêm nhưng ngược lại, cũng có thể bị bong ra. Hiện vật cần đến sự can thiệp của chuyên viên bảo quản có thể có một số hay tất cả những yêu cầu về bảo quản sau đây:
+ Tháo dỡ những chỗ phục chế trước đây.
+ Làm sạch lớp muối hòa tan.
+ Làm sạch lớp nấm mốc.
+ Bóc lớp vỏ cứng làm biến dạng bên ngoài hiện vật.
+ Làm sạch các loại bụi, bẩn, hay lớp sơn phủ từ những lần phục chế trước đây.
+ Tẩy vết ố bẩn.
+ Gia cố thêm bề mặt dễ vỡ.
+ Dán những chỗ nứt và chỗ mới bị vỡ, hay lắp ráp lại hòan tòan.
+ Thay thế những mảnh vỡ, những chỗ bị mất hay những bộ phận bị thất lạc.
+ Sơn thêm.
- Người ta cần phải làm một bản báo cáo viết tay về tình trạng trước đây và những cách xử lý khi bảo quản, kèm thêm những mô tả chi tiết trong quá trình xử lý. Nếu một hiện vật được tháo dỡ, cần tiến hành chụp ảnh hiện vật trước khi thực hiện tháo dỡ.
VIII. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN:
1. Tháo dỡ chỗ phục chế trước đây:
Chỗ phục chế trước đây có thể được tháo dỡ khi lớp keo cũ bị bong. Hiện vật có thể đã được phục chế tốt nhưng keo dán có thể trở nên giòn và dễ bị bong nên hiện vật rất dễ bị nguy hiểm.
Việc xác định chất keo dán sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp phục chế dễ dàng hơn. Các phương pháp này bao gồm việc sử dụng hơi nước, đặt hiện vật vào hơi nước dung môi (có thể hòa tan chất khác), dìm trong dung môi, hay trong nước, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Quá trình tháo dỡ sẽ trở thành quá trình làm sạch khi mọi chất liệu phục chế cũ được lấy ra và những đường rìa bị mẻ sẽ được làm sạch mọi dấu vết lớp keo cũ hay những chất liệu để trám chỗ mẻ.
Người ta ứng dụng một phương pháp mới ở Bảo tàng Quốc gia về gốm Sèvre với những chiếc đinh tán hay đinh kẹp, ổn định và giữ nguyên hiện trạng của chúng, hay lấy ra mà vẫn giữ hiện vật nguyên vẹn, bảo quản chúng nếu vẫn có ích đối với hiện vật, hay trong một số trường hợp nào đó, thay thế những chiếc đinh ấy. Có thể xem đây là ứng dụng mới nhất khi vấn đề về những chiếc đinh tán trở thành cấp thiết đối với sự an toàn của chính hiện vật.
2. Làm sạch muối hòa tan:
Làm sạch lớp muối hòa tan bằng cách nhúng toàn bộ hiện vật trong nước là phương pháp khử muối có hiệu quả nhất. Trước khi nhúng hiện vật vào nước, cần gia cố từng phần đối với những hiện vật dễ vỡ. Một số hiện vật có thể quá to không thể xử lý bằng cách ngâm nước, trong những trường hợp này, người ta cần đắp giấy thấm lên bề mặt để hút muối ra. Không chắc rằng phương pháp này có thể làm sạch muối trên bề mặt hơn hay không, nhưng những hiện vật được xử lý bằng cách này phải được kiểm tra một cách thường xuyên đề phòng sự tái xuất hiện của muối trên bề mặt và phải để hiện vật trong môi trường thích hợp cho việc bảo quản.
3. Làm sạch nấm mốc và các vi khuẩn làm ố hiện vật:
Những loại nấm mốc sinh trưởng trên các loại keo động vật và chất phục chế hữu cơ sẽ được làm sạch khi hiện vật được tháo ra và lau chùi. Những vết ố gây ra do nấm hay vi khuẩn có thể xuất hiện trong quá trình chôn giấu hiện vật, hay trong một số trường hợp nào đó, có thể xử lý bằng cách dùng acid hỗn hợp do chuyên gia bảo quản đã qua huấn luyện thực hiện.
4. Làm sạch bụi, chất bẩn hay lớp sơn phủ của lần phục chế trước đây:
Sau khi lau bụi và chất bẩn, dùng một bàn chải mềm, quạt gió hay máy hút bụi để làm sạch, bề mặt có thể được lau khô bằng cách dùng Draft-clean (sợi đậu nành và bột calcium hydroxide), làm sạch bằng hơi nước, bằng cách dùng giấy hay lớp cao dán, bằng bột giấy, Sepiolite (bột hydrate magnesium silicate) hay với nước, với dung môi trên miếng gạc bông. Trong những trường hợp nào đó, hiện vật được làm sạch bằng cách dầm trong nước, thường có thêm chất Symperonic N. Với những hiện vật có tráng men, có thể thêm loại nước làm mềm như Calgon (sodium hexametaphosphore) nhưng không bao giờ áp dụng cho loại đồ gốm láng (lustreware). Người ta có thể thêm các chất phụ gia có tác dụng làm sạch khác vào nước nhưng những tác động hóa học có thể làm suy yếu hay thay đổi đồ gốm.
Loại sơn phủ của lần phục chế trước đây có thể được làm sạch hòan tòan hay từng phần ở công đoạn này bằng một trong những biện pháp xử lý đã nêu ở trên. Nếu không, thường người ta có thể làm mềm và chùi lớp sơn và mạ bên ngoài bằng loại dung môi thích hợp, sơn bị bong ra có thể để lộ những chỗ trên bề mặt bị hư hại hay bị ăn mòn, nhưng đó là những bề mặt nguyên bản của hiện vật.
5. Tẩy vết ố bẩn:
Những vết ố có thể có ích về mặt khảo cổ học hay sử học thì không cần phải làm sạch. Nhưng những vết ố bẩn gây ra do những lần phục chế gần đây, do keo cũ hay gỉ sắt và bụi bẩn thì có thể dùng một trong những biện pháp đã nêu trên. Tẩy sạch hoàn toàn hay làm cho hiện vật đỡ ố thường mang lại kết quả nhưng ít khi vết ố lại trở nên tồi tệ hơn. Không bao giờ được dùng loại chất tẩy nội trợ. Người ta chỉ sử dụng hydrogen peroxide, nước và ammonia để tẩy những vết ố trên loại đồ sứ thô cứng, và ngay cả khi việc sử dụng những chất này đã được giới hạn, chúng ta cũng phải cẩn thận. Có thể chất hydrogen peroxide sẽ còn tác động đến bản thân đồ gốm trong một thời gian, và sẽ ảnh hưởng đến bất lỳ loại keo nào được sử dụng trên loại đồ gốm này. Những vết gỉ sắt trên những hiện vật khảo cổ hay do những lần phục chế trước đây dùng chốt hay đinh tán làm hỏng hiện vật có thể được tẩy bớt hay tẩy sạch hòan tòan bằng những phương pháp khác nhau (xử lý bằng sodium dithionite hay xử lý bằng phương pháp điện phân).
6. Củng cố những bề mặt dễ vỡ:
Đồ gốm bằng đất sét nung có thể cần phải gia cố thêm ở một số công đoạn trong quá trình bảo quản để làm chắc thêm những bề mặt dễ vỡ hay cố định những mảng màu sắc trang trí dễ bị bong lóc. Đầu tiên người ta phải tiến hành kiểm tra trên một diện tích nhỏ của bề mặt hiện vật, xem kết quả của việc gia cố bề mặt sẽ làm đen hay làm bóng thêm kết cấu của hiện vật. Chất ethylmethacrylate methylacrylate Paraloid B-72 hay polyvinyl butyral (Mowilith B30H) trong một dung môi thích hợp được xem như cách gia cố thích hợp nhất dùng cho loại kết cấu gốm.
7. Dán những vết nứt, những chỗ mới bị vỡ hay ráp lại hoàn toàn một hiện vật:
Ghép lại một hiện vật luôn luôn có giá trị cho dù không thể tiến hành việc phục chế hoàn nguyên, vì cách phục chế này sẽ giảm hư hại hay giảm nguy cơ thất lạc những mảnh gốm vỡ. Những chỗ mới bị vỡ có thể bị bám bụi bẩn một cách nhanh chóng, cần phải được bảo vệ một cách thích hợp. Khi dán những chỗ vỡ người ta phải phân biệt giữa chỗ vỡ trong quá trình nung hay chỗ vỡ mới xuất hiện do va đập, hay do sự bất cẩn khi cầm vào hiện vật. Một chỗ vỡ do quá trình nung hình thành trong quá trình nung hoặc ngay sau khi nung, đây là hậu quả của các áp lực không đều tác động lên bề mặt hiện vật hoặc giữa cốt và lớp men tráng. Một chỗ vỡ do quá trình nung không nên dán lại che lại.
Chỗ vỡ do va đập hay do những hư hại khác cần được dán lại, cho dù vết dán mảnh như sợi tóc cũng có thể thấy một khi bị bám bụi. Người ta bơm keo vào vết nứt để làm hiện vật chắc thêm và tránh bị bụi lọt vào. Sự biến dạng có thể xảy ra khi hiện vật bị nứt hay bị vỡ, và áp lực tự nhiên lên hiện vật sẽ được giảm đi; hiện tượng này được gọi là “sự giải tỏa”. Trong trường hợp ấy, những chỗ nối có thể không khớp với nhau lắm nhưng dán những chỗ nứt vẫn là điều cần thiết để tránh sự xô lệch nhiều hơn và tránh bụi bẩn lọt vào.
8. Các loại keo dán:
Keo nhất thiết được chọn vì nó thích hợp với loại chất liệu gốm để phục chế và gắn lại như cũ. Ví dụ, khi gắn lại đồ đất nung, việc dùng loại keo thật tốt sẽ mạng lại hiệu quả trên những mảnh gốm mỏng bị vỡ rời rạc, hay nếu một chiếc lọ vỡ không gắn lại được, người ta sẽ sử dụng một loại keo rất mạnh để gắn, đối với những hiện vật gốm được nung ở nhiệt độ cao, keo dán cũng mang lại kết quả tương tự, giống như đối với những hiện vật mới bị nứt hay bị vỡ.
Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với cả hai loại keo vốn đã nổi tiếng từ lâu và loại keo mới sản xuất dùng trong lĩnh vực bảo quản, so sánh mức độ ổn định, độ sáng tối, khả năng gắn lại như cũ... Hiện nay, các loại chất dẻo nhân tạo chất lượng cao và trong suốt rất thích hợp cho việc bảo qủan. Dưới đây là danh mục một số loại keo đã được nhắc đến:
9. Đối với đồ gốm bằng đất sét nung:
Keo nitrate cellulose có chất dẻo không thấm nước và chịu nhiệt HMG; keo paraloid B72 HMG.
10. Đối với loại đồ gốm đá và đồ sứ:
Chất dẻo nhân tạo HxtAL NYL-1 epoxy (loại keo có chất cellulo ở dạng dẻo nồng độ thấp, không màu, không bị ngả vàng), keo super-epoxy (chất dẻo nhân tạo epoxy trong suốt. Loại keo này không bị ngả vàng qua thời gian)
Lưu ý: Khi keo bị rã, thường không nên thêm keo vào nữa.
11. Thay thế những mảnh vỡ, những chỗ sứt và những bộ phận bị thất lạc:
Nếu người ta quyết định thay thế những bộ phận bị thất lạc bằng cách thế vào đó những bản sao nguyên mẫu và lấp những chỗ sứt vì lý do an toàn cho hiện vật hay vì lý do thẩm mỹ, chất liệu được chọn phải nhẹ hơn chất liệu của bản thân hiện vật gốm. Truyền thống dùng lớp đắp lên bằng kim loại tinh xảo vẫn còn thích hợp vì nhiều lý do: nó nhẹ hơn, có hình dạng cố định và theo khuôn mẫu, có thể được bịt kín và sơn phủ lên, và dễ lấy ra. Người ta phải kiểm soát sự khuyếch tán của lớp bụi bên ngoài, tuy nhiên, không được để xảy ra tình trạng lớp bụi bị ẩm bên ngoài hút vào chính hiện vật gây ra ố bẩn và làm phát sinh lớp muối bên ngoài. Việc làm ẩm từ trước có thể tránh hiện tượng lọt bụi, nhưng tốt hơn là phải bịt những đường rìa bằng hợp chất có 20% Paraloid với acetone. Có thể trong một số trường hợp, có thể tách riêng phần dùng để trám và các bộ phận như tay cầm, chân đế, như thế có thể sẽ thuận lợi hơn. Người ta sử dụng Surace Polyfilla và ICI White cellulose Stopper (chất trám bằng cellulo nitrate) để làm hòan thiện lớp đắp bên ngoài rồi gắn với nhựa cánh kiến Rustin được tẩy trắng.
Đồ đá và đồ sứ cần trám bằng các chất liệu mạnh hơn để trám các đường gờ bị vỡ, loại nhựa polyeste không màu là loại thích hợp, chất HE X4 NYL-1 cùng với Cab-O-sil làm thành một chất quánh, một loại silica có khói, sẽ thích hợp cho việc trám hay làm khuôn trong một số trường hợp nào đó. Pliacre 900 603 là loại mastist epoxy thích hợp cho việc trám hay đổ khuôn, nhưng một số mastist epoxy có chứa chất phụ gia sẽ phản ứng với các chất khác được dùng trong bảo quản và có thể gây ra ố bẩn. Cần hết sức cẩn thận không làm keo tràn lan ra hay làm trầy xước kết cấu nguyên bản của hiện vật trong quá trình phục chế. Các chất trám hay làm khuôn không để lại màu để người ta có thể phân biệt dễ dàng chúng với tình trạng nguyên bản của hiện vật trong bất kỳ lần phục chế nào sau này. Nếu bề mặt hiện vật được sơn, nước sơn sẽ bay màu sau một thời gian, nhưng việc đơn giản chúng ta phải làm là chùi đi rồi chỉ việc sơn lại.
12. Sơn phủ hiện vật:
Những bộ phận mới và những chỗ được trám của hiện vật phải được sơn phủ lại nếu người quản lý yêu cầu, với loại sơn phải được kiểm tra kỹ đối với loại chất liệu mới. Nếu những chỗ trám nhỏ, có thể tiến hành sơn phủ những chỗ đó cho giống với chỗ nguyên bản nếu cần thiết để đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Kỹ thuật “trateggio” được sử dụng trong việc sơn bảo quản một cách thành công ở những hiện vật bằng gốm nâu đỏ không tráng men (terracotta) có những chỗ trám lớn. Màu sắc theo yêu cầu phải được tạo ra từ nhiều lần vuốt sơn theo những loại riêng, chỉ có thể thấy những lớp sơn này ở khoảng cách gần với hiện vật chứ không thấy rõ ở khoảng cách xa. Các loại sơn sử dụng cho việc sơn phủ phải giữ được màu sắc qua thời gian và có thể khôi phục lại được trong một dung môi thích hợp. Việc sử dụng những mảng màu khô có bề mặt láng trong chất trung gian thích hợp là phương pháp trực tiếp nhất.
Anh Vân dịch từ nguyên bản tiếng Anh
Tác giả: Christine Daintith
Theo covattinhhoa.vn
Lão Cổ Vật sưu tầm.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội