Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / BÍ MẬT ẨN ĐẰNG SAU NHỮNG NGÔI NHÀ CỔ TRUYỀN NÔNG THÔN BẮC

BÍ MẬT ẨN ĐẰNG SAU NHỮNG NGÔI NHÀ CỔ TRUYỀN NÔNG THÔN BẮC...Like 0 145

“Bí mật” ẩn dấu sau kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ (phần 2)

Sự phân chia công năng, sức nặng và khả năng chịu lực của kiến trúc nhà gỗ cổ truyền khiến chúng ta phải nể phục và ngưỡng mộ. Sự gắn kết giữa các thành phần trong một không gian hợp lý đến mức tự nhiên, không một chi tiết thừa thãi. Hơn thế, sự kích thước giữa các mối ghép ăn khớp với nhau ngay cả khi chất gỗ có sự thay đổi về mặt lý hóa. Chính điều này tạo nên sự hài hòa cho ngôi nhà gỗ, từ chi tiết đến tổng thể.“Bí mật” ẩn dấu sau kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc BộNếu như ở phần một chúng ta đã đi lý giải những bí mặt về sự ra đời của những vật liệu dựng nhà như: chết kết dính, gạch, ngói và những sự thay đổi với kiến trúc nhà gỗ qua các giai đoạn. Thì ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn các vật liệu đá dùng để làm nhà qua cách thời kỳ.
Đá vốn là loại vật liệu thô sơ nguyên thủy đầu tiên được loài người sử dụng. Vào thời Lê sơ người thợ đã biết sử dụng một số chân tảng đá của thời Lý – Trần để xây dựng một nền móng nhà vững chắc. Đặc trưng của chân tảng là hình khối vuông, giật cấp: cấp mặt tảng tròn chạm khắc và cấp bệ tảng hình vuông để trơn.
Không có mô tả ảnh.
Đá sử dụng nhiều ở các công trình công cộng, công trình tín ngưỡng dân gian, nhà thờ họ, đình làng… loại hình kiến trúc độc đáo, bền vững và sở hữu giá trị thẩm mỹ cao. Chúng thường được sử dụng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền cụ thể như: bậc thềm, chân tảng, cột, mi cửa… Đá được sử dụng trong các công trình cổ khá phong phú về chủng loại: đá vôi, đá ong, đá xám… Nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là loại đá xanh làm chân tảng, bệ thờ, bậc thềm… Nó thể hiện sự uy nghiêm, bề thế cho ngôi nhà, loại đá này thường được sử dụng chủ yếu trong cung đình thời xưa, hay các công trình lớn. Còn trong dân gian lại ưa chuộng loại đá ong hơn vì tính năng mềm, dễ tạo dáng, có khả năng chống chọi với thiên nhiên, chúng có thể dùng để xây móng đình đền chùa, làm tường nhà, cổng nhà, thậm chí còn sử dụng trực tiếp trong việc xây nhà, đá ong chỉ cần xếp chúng vào nhau và theo thời gian chúng sẽ tự gắn kết với nhau tạo thành một khối vững chắc. Đá ong dễ tạo được thẩm mỹ chung cho công trình, không cần đến một loại vật liệu phụ nào bao che bên ngoài, tự thân nó đã toát lên vẻ đẹp qua thời gian.
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, bầu trời và ngoài trời
Khá nhiều công trình nhà gỗ cổ truyền ở khu vức Bắc Bộ nổi tiếng nhờ dựng tường rào, tường nhà bằng đá ong, chúng được cắt gọt theo những hình trang trí dân gian, kết hợp khéo léo với vật liệu đá vôi sắc cạnh, nhẵn mặt và chạm gờ chỉ, hoa lá… nó tạo nên những nét cuối hút riêng cho công trình. Còn loại đá cuội, đá dăm thường chỉ được dùng để gia cố nền móng thêm cho ngôi nhà, hay các loại đá núi lớn dùng để bó kè các bậc thềm với kích cỡ rất lớn (60x50cm)…Đá là nguyên vật liệu quan trọng chỉ xếp sau chất liệu gỗ, nó được dùng khá phổ biến để kê chân cột ở các công trình kiến trúc… hết thảy chúng đều được tạo nên vô cùng sống động, tinh xảo. Đá được gia công thành nhiều hình dáng khác nhau như: Đá bó nền tháp, khối hình chữ nhật hoặc chỏm tháp năm cạnh, hay loại đá bó bậc lên xuống hình hộp chữ nhật, hình thang vuông có chạm sóng nước. Đá sử dụng cho vị trí như mi cửa, trụ cửa, chân, thân cửa, mặt trên cửa có nhiều dáng: hình hộp, hình vành khăn, hoặc kết hợp với nhau tạo vòm cửa được uốn cong. Các loại đấu để đỡ xà cũng có đuôi gắn vào thân tháp, mặt trên tạc liền khối các hình tượng chim thần, nữ thần chim hoặc đầu rồng ngậm đấu… chạm khắc vô cùng tinh xảo.Thành công của nghệ thuật kiến trúc Việt nằm ở chính sự sáng tạo trong việc vận dụng các nguyên liệu sẵn có sự hoàn thiện vật liệu khi sử dụng với trình độ kỹ thuật cao, khắc phục những điều kiện tiêu cực của khí hậu nhiệt đới. Song, cùng với nghệ thuật truyền thống phải kể đến kết quả của quá trình tiếp thu, dung hợp các nền văn hoa khác. Có thể thấy những dấu vết văn hóa ngoại lai bộc lộ khá rõ nét trên vật liệu xây dựng từ cổ truyền cho đến hiện đại. Đặc biệt, dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Sự kết hợp giữa các vật liệu truyền thống thô sơ, gặp rất nhiều ở những công trình cổ, nhưng cũng được lặp lại một cách độc đáo ở những loại hình kiến trúc mới. Rõ rệt nhất là sự “chung đụng” giữa vật liệu xây mới và vật liệu truyền thống, làm bộ mặt kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ rạng rỡ hơn, hiện đại mà vẫn phù hợp với môi trường.Trải rộng trong không gian và kéo dài theo thời gian, những công trình kiến trúc cổ truyền dù có hình thức, chức năng, nội dung sử dụng khác nhau, nhưng tất cả chúng khởi nguyên đều bằng những nguyên liệu có nguồn gốc trong dân gian. Đá, gỗ, gạch và các vật liệu hoàn thiện hơn đã được con người biến thành công trình mang tính nghệ thuật cao với kinh nghiệm chắt lọc kết hợp với kế thừa, tiếp thu những sáng tạo và khoa học kỹ thuật mới.
Lão Cổ Vật sưu tầm.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội