CÁC DÁNG ẤM TỬ SA PHỔ BIẾN (P2)Like 0 148
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Các dáng ấm tử sa phổ biến (P2)
(...Tiếp...)18. Ấm Giá Cô Đề Lương
Ấm do đại sư Cố Cảnh Chu sáng tạo , ấm tạo hình cột cao chạc ba nhìn tổng thể như con chim đang bay với vòi là đầu.,thân ấm tròn và bằng phẳng . Cố Cảnh Chu kết hôm rất muộn với người vợ nhỏ hơn mình 11 tuổi là Hứa Nghĩa Bảo, sống với nhau được gần 20 năm thì vợ ông bị ung thư vòm họm không thể qua khỏi . Cố Cảnh Chu đau buồn nghe tiếng gà gô kêu não nề như tiếng than khóc nên mới sáng tạo ra dáng ấm này là vậy .
19. Ấm Hoa Dĩnh
Ấm dáng Hoa Dĩnh được Cố Cảnh Chu phát triển từ dáng ấm tử sa Chuyết Cầu truyền thống . Ấm có quai tròn, nắp tròn, thân ấm tròn trên cơ sở ba vòng tròn xếp trồng lên nhau nhìn tổng thể như bông hoa đang nở vì vậy mới có tên là Hoa Dĩnh .
20. Ấm Dung Thiên
Ấm dáng Dung Thiên lấy hình ảnh từ phật giáo là cái bụng của phật Di Lặc, tên dung thiên có nghĩa là : ” Bụng to chứa được mọi việc trong thiện hạ” . Dáng ấm này do đại sư Lã Dao Thần sáng tạo, hình dáng khỏi thủy của ấm dẹt sau này được làm cao hơn, việc chế tạo ấm để cho tổng thể cân đối đòi hỏi tay nghề rất cao của người làm ấm . Tổng thể dáng ấm có cổ ngắn,nắp ấm hình bán cầu, bụng ấm tròn lớn và đặc biệt là dòng nước xuất sắc, dáng ấm này sử dụng rất thuận tiện và thoải mái .
21. Ấm Đại Bân Quai Xách
Đối với những người chơi ấm tử sa hiện nay những chiếc ấm có chiều cao 20,5 cm đường kính 9,4 cm thực sự là những chiếc ấm lớn không có công năng sử dụng trong thực tế nhưng ở thế kỷ thứ 17 tại Trung hoa đây vẫn là những chiếc ấm nhỏ . Nhưng chiếc ấm lớn này đánh dấu một bước chuyển biến từ những chiếc ấm to sang nhỏ, từ ấm thô lậu sang tinh xảo và là chiếc ấm đặt nền móng cơ bản cho khuynh hướng chế tạo những ấm trà có tính thẩm mỹ cao sau này,đưa ấm tử sa vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và trở thành một thú chơi mang tính văn hóa . Tổng thể dáng ấm Đại Bân Quai Xách là thân ấm tròn phẳng, quai ấm cao tròn và dày,vòi ấm hình lục giác . Vòng tròn quai ấm úp lên vòng tròn vai ấm tạo thành hai vòng cung úp lên nhau cho ta cảm giác của sự cân bằng tinh tế,tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ liền mạch .
22. Ấm Ngõa Đương
Ấm Tử Sa dáng Ngõa Đương
Ấm dáng Ngõa Đương mô phỏng các cổ vật từ thời Hán trên thân ấm thường in nổi các văn tự cổ trông như một món đồ cổ có giá trị . Tổng thể dáng ấm đơn giản với thân hình bán cầu,cách chế tác cũng không phức tạp .
23. Ấm Hợp Hoan
Ấm Tử Sa dáng Hợp Hoan
Hợp Hoan ở đây có nghĩa là sum họp vui vẻ,tạo hình tổng thể của ấm như 2 cái chũm chọe úp vào nhau tạo nên thứ âm thanh vui vẻ ngày lễ hội . Ấm Hợp Hoan thường được làm bằng đất chu sa màu đỏ mang ý nghĩa tốt lành giàu có và hạnh phúc . Một chiếc ấm trà chứa đầy những niềm vui, hạnh phúc của những ngày lễ hội,những buổi đoàn viên còn gì có ý nghĩa hơn .
24. Ấm Dương Đồng ( Thống )
Ấm dáng Dương Đồng là một dáng ấm tử sa rất phổ biến và thực dụng, ấm có dạng tròn cao như cái thùng rất giống với dáng ấm tích thông dụng tại Việt Nam. Dáng ấm Dương Đồng được sáng tạo ra cuối đời nhà Thanh , với dáng ấm đơn giản,dễ dùng,rất thiết thực khi pha trà nên đã nhanh chóng được những người yêu thích trà sử dụng phổ biến và trở thành một trong những dáng ấm truyền thống kinh điển . Các nghệ nhân như Quốc Lương, Vương Bảo Căn, Cố Cảnh Đan, Hà Đạo Hồng … và rất nhiều nghệ nhân đều có những sản phẩm nổi tiếng với dáng ấm này .
25. Ấm Tư Đình
Trong những ấm tử sa đất chu nê thì ấm do các nghệ nhân làm ấm : Huệ Mạnh Thần, Huệ Dật Công, Lu Tư Đình là những nghệ nhân làm ấm giỏi nhất thời Thanh . Ấm Tư Đình thời kỳ đầu có miệng ấm nhỏ, vòi cong nhỏ gọn . Ấm thời kỳ đầu thường khắc chữ tên tác giả bằng dao tre dọc theo viền nắp hoặc khắc ở đáy ấm, mãi sau này mới thay bằng triện đóng ở đáy ấm và vòi ấm thường là một lỗ không có lưới lọc . Ấm Tư Đình tồn tại trong một thời gian khá ngắn nhưng được đánh giá cao hơn ấm Mạnh Thần do dáng ấm thanh lịch và tinh xảo hơn,đây là một trong những dáng ấm nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa .
26. Ấm Biển Phúc
Ấm bụng phẳng hoặc bụng trống, người Nhật rất yếu thích dáng ấm này bởi vì ấm bụng lớn,thành mỏng, miệng rộng rất dễ tháo trà rất thích hợp dùng để pha các loại lục trà của nhật. Ngoài ra ưu điểm nữa được yêu thích của dáng ấm này là dòng nước dài và tròn như một sợi dây, tổng thể ấm rất đối xứng và mạnh mẽ và cân bằng . Nếu nhìn từ trên xuống thì thấy núm, đường tròn của nắp,viền miệng và thân ấm như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp . Đây thực sự là một dáng ấm kinh điển .
27. Ấm Hán Ngõa
Ấm Tử Sa dáng Hán Ngõa
Ấm Hán Ngõa là một dáng ấm cực kỳ nổi tiếng và có rất nhiều nghệ nhân đã làm lại dáng ấm này. Trong số các nghệ nhân làm ấm hán ngõa thì ấm của Dương Bành Niên là nổi tiếng nhất . Tổng thể dáng ấm Hán Ngõa có hình trụ như một chiếc nồi,dáng ấm ngạo nghễ,vòi ấm ngắn cho dòng chảy thẳng,nắp ấm gần như phẳng,núm hình cung cong nhẹ,thân ấm thường được khắc họa tiết .
28. Ấm Hồ Lô
Ấm Hình Trái Bầu Hồ Lô là một trong các dáng ấm được người chơi ầm tử sa rất yêu thích và luôn luôn mong muốn sưu tầm . Trong đó Ấm Hồ Lô của Dương Bành Niên được đánh giá cao nhất . Vòi ấm Hồ Lô thường thẳng vuông góc với thân ấm và hơi chếch lên, quai ấm có hình nửa vòng tròn,nắp hình núm trái bầu . Tổng thể thân ấm được làm tròn hơi chiết eo rất thanh thoát .
29. Ấm Mỹ Nhân Kiên
Ấm Mỹ Nhân Kiên tạo hình như bờ vai của người thiếu nữ yêu kiều nhưng trang nghiêm,dáng vẻ thanh lịch,quý phái rất mê hoặc . Tổng thể của ấm mền mại uyển chuyển điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, khi vuốt từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối. Đây cũng là phần khó nhất trong việc chế tạo ấm mỹ nhân kiên toàn thủ công.
30. Ấm Trụ Sở ( Chân Trụ Đá )
Ấm Tử Sa Nghi Hưng dáng Trụ Sở
Ấm Trụ Sở cũng là một trong những chiếc ấm do Man Sinh làm ra, cách tạo hình khỏe khoắn mà trang nhã, hình dáng loại ấm này có nguồn gốc từ ấm Trụ Sở thường được dùng phổ biến trong thời xưa. Trụ Sở là hòn đá để kê dưới mỗi cái cột nhà, ngày xưa người ta kê hòn đá dưới mỗi cái cột để tránh cho những chiếc cột gỗ khỏi bị ẩm ướt và mục nát. Nó là vật kê không thể thiếu dưới mỗi cái cột, nó ngoài mục đích là chống ẩm ướt mối mọt cho các cột đồng thời cũng là vật kê nhằm mục đích chịu lực cho cái cột khỏe hơn, cho nên người xưa rất coi trọng nó. Cùng với sự thay đổi của thời gian, nên nó cũng thay đổi, nó không còn là hòn đá kê cột đơn thuần mà nó đã được nâng lên một tầm cao mới của nghệ thuật, nó được điêu khắc trạm trổ với nhiều kiểu hoa văn đa dạng, và sau này nó đã trở thành vật với công năng trang trí, đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Lấy nó làm ý tưởng sáng tác chính vì thế mà ấm Trụ Sở đã đạt được sự mới mẻ và tinh tế trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa. Lấy hình ảnh chân trụ đá để làm ấm có ý nghĩa tượng trưng cho sự chắc chắn,vững vàng và bền vững với thời gian . đồng thời cũng là loại ấm được lưu truyền hậu thế.
31. Ấm Nhất Lạp Châu
Nhất Lạp Châu ( Một Viên Ngọc ) dáng cổ mang đậm dư vị cổ xưa, trang trọng mà lại giàu thi vị, mang trong mình khí phách tao nhã mà lại không mất đi sự rắn rỏi kiên cường, dáng ấm khiến cho người ta phải say đắm. Dáng ấm Nhất Lạp Châu giống với dáng ấm quả dưa, nó tạo cho người dùng cảm thấy tâm can thanh tịnh, gột rửa những lo âu phiền não của chốn trần gian xô bồ. Nói như vậy là vì có câu : ” Nếu tiết trời nóng bức thì nằm xuống lấy quả dưa để lên bụng “. Nhưng dáng của Nhất Lạp Châu lại giống một viên trân châu, hơn nữa nó lại là loại châu tròn ngọc bóng. Thân ấm giống như một viên ngọc lớn, núm nắp ấm giống như một viên ngọc nhỏ, nó giống như là hình ảnh ” Mẫu Tử Châu ” (Ngọc Mẹ Con) như hình với bóng nhất phân ly. Do đó bất luận hình dáng ấm được tạo tác thế nào thì hình dáng phóng khoáng của ấm Nhất Lạp Châu đều đạt được sự tinh tế như nhau. Cái gọi là ” Thiền Trà Nhất Vị “, đòi hỏi người thưởng trà phải tâm thanh khí tịnh. Ấm Nhất Lạp Châu mang đến chó người dùng một tâm thái an hòa trong cảnh giới của sự tao nhã.
32. Ấm Mạnh Thần ( Lê Hình Hồ )
Trên sách ” Gốm Sứ Cổ Trung Quốc” có viết rằng ấm có dáng quả lê đầu tiên được làm ra là từ thời đại nhà Nguyên và rất phổ biến trong triều đại nhà Minh, ấm được đặt tên là Lê Hình Hồ là vì có hình dạng như một quả lê . Huệ Mạnh Thần là người đầu tiên làm ra dáng ấm quả lê nên dáng ấm này nên những dáng ấm phỏng theo sau này đều được gọi là Ấm Mạnh Thần . Ấm Mạnh Thần thường là các dáng ấm nhỏ,chế tác tinh xảo có triện Mạnh Thần ở đáy . Ấm Thường được dùng rất phổ biến trong Công Phu Trà trung quốc .
33. Ấm Thang Bà
Ấm Thang Bà được phỏng dáng theo các ấm dùng để đun nước sôi bằng đồng hay gốm dùng trong gia đình hàng ngày thường được đặt trên bếp lò để giữ nhiệt. Chính vì vậy ấm thang bà có hình dáng rất đơn giản và thực dụng với quan điểm là đơn giản chính là nét đẹp thẩm mỹ cao nhất. Thân ấm tròn hơi dẹt,miệng cao rất cổ kính,vòi ấm thanh thoát dòng nước tốt .
34. Ấm Đường Vũ
Hình dáng của ấm xuất phát từ triều đại nhà Đường,tay cầm do Lục Vũ sáng tạo ra đó là lý do của cái tên Đường Vũ . Ấm Đường Vũ được làm ra với phù hợp với yêu cầu uống trà của người xưa,thời đó người ta dùng chủ yếu là các loại trà bánh và trà nén. Trà được nghiền nhỏ cho vào trong ấm rồi đun sôi trên bếp than ( gọi là nấu trà ) vì vậy nên ấm có chiếc tay dài làm quai để dễ dàng cầm ấm trên bếp mà không bị bỏng, rất thực dụng . Tay ấm nhìn như cánh chim rất đẹp, tổng thể ấm đơn giản mà cổ kính như lịch sử của nó vậy .
35. Ấm Tuyến Viên
Đúng như tên gọi điểm đặc trưng nhất của Ấm Tuyến Viên là đường tròn nổi giữa thân ấm và chạy vòng quanh thân ấm . Ấm Tuyến Viên có rất nhiều biến thể nhưng đặc điểm chung và chuẩn dáng nhất vẫn là đường tròn giữa thân ấm như phần nối giữa 2 hình bán cầu hợp lại . Tổng thể thân ấm là các hình cầu dẹt từ thân,nắp,vòi và quai ấm, nhìn trông rất liền mạch và thống nhất . Vòi ấm cho dòng chảy tốt, ấm thường được chế tạo bằng đất tử sa màu tím . (Còn tiếp...)
Lão Cổ Vật sưu tầm.
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội