CÁC DÁNG ẤM TỬ SA PHỔ BIẾN (P3)Like 0 139
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Các dáng ấm tử sa phổ biến (P3)
(....Tiếp...)
36. Ấm Tập Ngọc
Ấm lấy phong cách của các đồ dùng bằng ngọc làm chủ đề chế tác. Thân âm dạng hình trụ bằng nhìn giống như ép 2 miếng ngọc lại với nhau với đường nối là đường gân giữa thâm ấm . Đáy ấm là một hình trụ ấm nhỏ hơn co lại vuông góc với thân ấm . Tông thể thân ấm khí cốt thần tình, vòi ấm và quai ấm tạo dáng vuông bo tròn góc có thêm các hoa văn như cổ ngọc . Nắp ấm có núm cung tròn tạo tác hình cá có khuyên tròn như chiếc vòng ngọc bích . Toàn thân ấm toát lên cách trang trí hài hòa,phong cách thanh lịch,có vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian . Ấm Tập Ngọc là do Cao Hải Đường,Châu Quế Trân sáng tạo ra vào năm 1978, ấm thể hiện vẻ đẹp pha trộn giữa văn hóa truyền thống với các hoa văn cổ ngọc với nét đẹp thẩm mỹ hiện đại . Ấm Tập Ngọc được nhà nước Trung Hoa chọn làm lễ phẩm ngoại giao .
Ấm Tuyền Lô ( hay Lư ) được làm phỏng dáng như chiếc lư đốt trầm bằng đồng, với phong cách đơn giản,hơi nặng nề,với những đường cong mạnh mẽ . Tổng thể ấm vuông tròn nghĩa là trong vuông có tròn .Từ xa xưa rất nhiều nghệ nhân đã là lại dáng ấm Tuyền Lô nhưng đây vẫn là một dáng ấm rất khó làm,khó nung nên ngoài thị trường không lưu hành phổ biến . Hiện nay dáng ấm Tuyền lô có nhiều biến thể nhưng vẫn giữ dáng đỉnh truyền thống phần núm nắp ấm được biến tấu thành đường cong nhẹ như hình cây cầu, phần quai và vòi cũng được làm theo dáng vuông vuốt cong nhẹ các góc nhìn mạnh mẽ hơn .
38. Ấm Tăng Mao
Một chiếc ấm mang nặng phong cách phật giáo,phần miệng ấm cao nhìn như chiếc mũ của nhà sư trong các buổi đại lễ phật giáo . Ấm Tăng Mao ban đầu chủ yếu được sử dụng trong giới tu hành và được làm bằng chất liệu sứ Cảnh Đức Trấn sau đó mới được làm bằng chất liệu tử sa . Ấm tăng mao xuất hiện sớm nhất vào thời nhà thanh sau này không chỉ lưu hành trong giới tu hành mà cả trong dân chúng cũng được yêu thích . Tổng thể ấm Tăng Mao có viền miệng cao phía 2 bên và phía sau, phần vòi ấm ngắn và như mỏ của con thú mở vịt, lỗ vòi hếch hẳn lên, phần cổ ấm chiết eo,bụng ấm lớn ở giữa và thu lại phần dưới chân . Hình thái ấm nặng nề và đây thường là những ấm có dung tích lớn từ 300cc trở lên .
39. Ấm Lăng Hình Tứ Phương
Ấm tử sa lăng hình tứ phương
Lăng Hình Tứ Phương là một dáng ấm khó,khó ở chỗ là tổng thể ấm như hình kim tự tháp, bốn điểm gồm : đỉnh nắp ấm,nắp ấm,vai ấm và đáy ấm phải nằm trên một đường thẳng tượng trưng cho thời gian luân chuyển vô tận .
Một chiếc ấm trà dáng Lăng Hình Tứ Phương tốt phải có các đường thẳng tắp ở bốn góc, ấm không bị bẹt hay vẹo, vòi ấm thẳng dòng nước mạnh mẽ,quai ấm cứng cáp,vuông vắn dễ cầm . Tổng thể thân ấm phải toát ra được sự hài hòa và chính xác tuyệt đối của các đường nét góc cạnh . Người ta thường ra dùng 2 mặt bên của ấm để khắc hoa văn,đây là một dáng ấm đẹp,được đánh giá cao đáng đưa vào bộ sưa tập của người chơi ấm tử sa .
40. Ấm Tứ Phương
Ấm Tứ Phương Dáng ấm Tứ Phương là một trong những dáng ấm có nhiều biến thể,nhưng phiên bản chuẩn nhất thì như 2 hình kim tự tháp úp phần dưới lại với nhau tạo thành đường sống thẳng ở giữa . tất cả các mặt của kim tự tháp đều rất phẳng tạo đất sáng tác cho rất nhiều thư pháp gia và họa sĩ .Tổng thể ấm có đến 8 mặt chia trên dưới và bốn phía . Thân ấm là vậy nhưng vòi,núm,quai ấm lại có hình cung vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển .
41. Ấm Á Minh Tứ Phương
Ấm Á Minh Tứ Phương có tổng thể cứng cáp, mạnh mẽ, dáng vuông thân ấm thẳng đứng . Hai bên mặt ấm là khoảng không gian rất rộng rãi cho các nghệ sĩ đề thơ vẽ tranh. Có thể nói đây là một chiếc ấm vuông toàn bộ từ vòi,thân,miệng,nắp,núm … đến cả dòng chảy cũng cực kỳ cứng nhắc như dáng ấm . Dáng ấm vuông là một trong những dáng ấm khó làm nhất thể hiện tay nghề công phu của người nghệ nhân vì thế những ấm dáng vuông chuẩn có giá rất cao kể cả là ấm mới .
42. Ấm Tuyết Hoa
Tuyết Hoa là dáng ấm do Cố Cảnh Châu sáng tạo ra vào những năm 1970, cái tên tuyết hoa là do nếu nhìn thẳng từ trên xuống thì núm,nắp,thân ấm tạo thành 3 hình lục giác xếp chồng lên nhau như bông hoa tuyết .Tổng thể ấm kết hợp từ sáu bề mặt khối vuông ghép lại tạo thành sáu đường thẳng quyến rũ dọc theo thân ấm . Thân ấm với các bề mặt góc cạnh có tỉ lệ hòa hợp, quai ấm cầm rất dễ chịu,vòi ấm cho dòng chảy tuyệt vời mịn màng .
43. Ấm Long Đầu Nhất Khổn Trúc
Ấm Long Đầu Nhất Khổn Trúc là do thợ làm gốm nổi tiếng Thiệu Đại Đình sáng tạo ra, dựa trên câu truyện dân gian rất cảm động về Long Vương .Chuyện kể rằng Đông Hải Long Vương đi tuần trà,qua một vùng mà dân cư rất nghèo nhưng rất lương thiện, nên sai con trai đem đến cho người dân vùng đó cái gì đó vừa có thể ăn được mà vừa có thể dùng được. Con trai của Long Vương bèn đem một loại thực vật sống ở vùng gần biển gọi là trúc đem bó lại đem đến cho người dân . Đó là lời giải thích về dáng ấm bó trúc có quai và vòi cách điệu đầu rồng,trên nắp ấm còn có hình âm dương,càn khôn thể hiện mỗi quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên .
44. Ấm Long Đới
Nguyên nhân của tên gọi Long Đới là do hình chiếc đai như chiếc đai quanh bụng của nhà vua . Vòng đai ôm từ trên miệng ấm qua thân ấm xuống tận đáy ấm,tổng thể bụng hình cầu có vòng đai ôm bên ngoài,vòi ấm dài và cong,lỗ vòi lật ngược . Nắp hình mái vòm,núm bầu dục rất hòa hợp với tổng thể, tạo nên chiếc ấm ngắn gọn,hào phóng,đơn giản và thanh lịch .
45. Ấm Tùng Thử Bồ Đào ( Ấm Nho Sóc )
Vạn vật trong thế giới tự nhiên là sự sáng tạo vô tận, nghệ thuật gốm tử sa cũng vậy. Người nghệ nhân đã đem những hình ảnh rất đổi quen thuộc có sẵn trong tự nhiên để rồi chắt lọc cho ra những sản phẩm tinh hoa nhất với nghệ thuật gia công tỉ mỉ. Sản phẩm Ấm Tử Sa ” Tùng Thử Bồ Đào ” ( Con sóc và cành nho ) là một ví dụ sinh động. Những chùm nho sai trĩu quả tượng trưng cho mùa màng tuwoi tốt bội thu và sự giàu sang phú quý. Hình ảnh chùm nho còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. ” Thử ” (Chuột ) trong cách tính giờ theo 12 con giáp thì còn được gọi là ” Tử ” ý nghĩa ví von như con ( Trong âm hán việt thì Tử cũng có nghĩa là Con ví dụ như Mẫu Tử, Phụ Tử … ), nho và sóc hợp lại có nghĩa là ” Đa Tử ” ( Có nghĩa là nhiều con ), bội thu, phú quý. Tác phẩm ” Tùng Thử Bồ Đào ” đã đạt được sự tao nhã cổ kính. Cành và lá nho uốn lượn quanh thân ấm, hình ảnh những con sóc đang nhảy múa với dáng vẻ đầy sự ngây thơ và đường nét rất tinh tế. Nắp ấm được làm rất đơn giản mà lại vô cùng tao nhã,lấy cành nho làm núm ấm,ngoằn ngoèo cổ kính mê hoặc. Toàn bộ kết cấu của ấm đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đạt đến sự hoàn mỹ.
46. Ấm Bột Tể ( Củ Mã Thầy )
Trong thời tiết đầu đông,cũng là lúc thu hoạch củ Mã Thầy,Cũ Mã Thầy màu nâu đen, nó là thứ củ mà lũ trẻ con rất thích ăn, củ mã thầy bám vào trong lớp đất bùn, hình dáng bên ngoài rất mộc mạc, mộc mạc đến nỗi dường như có chút gì thô kệch. Song, một khi đã dùng nước rửa sạch, bỏ đi cái lớp vỏ đất phía bên ngoài thì một màu long lanh óng ánh hiện ra,bên trong lõi là một màu trắng tinh như ngọc. Chính vì vậy mà dáng ấm tử sa bột tể hàm chứa rất nhiều điều thú vị. Thân ấm được nặn bằng một loại đất có màu đỏ như son, tạo cho chúng ta có giảm giác vững chắc của thân ấm, trong nghệ thuật tạo hình của Tưởng Dung, bà không câu nệ về hình thức nhưng trái lại nó lại phô trương được thủ pháp nghệ thuật điêu luyện của bà, những chi tiết nhỏ nhặt nhất của chiếc ấm cũng đều toát lên sự tỉ mỉ và tinh tế đến mức hoàn hảo. Và nó đặc biệt ở chỗ cái nắp ấm có hình mầm của cũ mã thầy, đây chính là cái mà người ta gọi là ” vẽ rồng điểm mắt ” chính là ở chi tiết này. Nó tạo cho người xem một cảm giác thôi thúc, sôi động của các thủa ấu thơ mà nó đã qua từ rất lâu rồi. Nó chính là cấu tứ, là điểm nhấn của chiếc ấm này. Có lẽ Đại sư Tửng Dung yêu củ mã thầy như thế là vì nó là thứ củ mộc mạc giản đơn, ở trong bùn dơ nhưng trong nó lại là một màu trắng trong như ngọc. Với dáng hình của củ mã thầy, lại được tạo từ đất tử sa, hội tụ tinh hoa của đất trời. Chiếc ấm này mang đến cho người sử dụng cảm giác tâm hồn được gột rửa hết những khói bụi hồng trần.
47. Ấm Tử Sa dáng Khúc Hồ ( Ấm Cong )
Ấm Khúc Hồ là do Trương Thủ Trí và Uông Dần Tiên cùng nhau thiết kế nên, Uông Dần Tiên một mình chế tạo thành. Năm 1990, trong một cuộc thi lớn về thiết kế đồ gốm sứ với các tác phẩm tinh xảo đến từ khắp nơi trên thế giới, ấm Khúc Hồ đã đật được giải nhất.
Ấm Khúc Hồ lấy ý tưởng từ hình ảnh con ốc sên trong tự nhiên, vòi ấm như đầu con ốc sên, thân ấm như thân ốc sên, không gian tay cầm bên ngoài ấm cũng giống như vỏ ốc. Từ vòi ấm đến tay cầm là một đường xoáy thông suốt, thân ấm và tay cầm tạo thành một thể liên kết hoàn chỉnh.
Vòi ấm kéo dài từ eo ấm lên cao mà thành, thể hiện rõ ràng và đầy đủ sức sống âm thầm, vòi ấm vểnh nhẹ lên càng thể hiện sống động hình ảnh chú ốc sên đang ngẩng đầu bò từng đoạn. Thân ấm tròn đầy, đường nét rõ ràng, xử lý chuyển tiếp giữa đường nét và bề mặt dứt khoát rành mạch. Hình dáng của tay cầm là bước đột phá so với hình ảnh dáng ấm tử sa trước kia, sự liên kết giữa tay cầm và thân ấm đều áp dụng hình thức ngoài lồi trong lõm, rộng dần biến thành hẹp, hẹp đến cuối cùng để vừa với vị trí tay cầm.
Trong việc xử lý đường nét, bề mặt, độ dày của tay cầm với miệng ấm đều đồng nhất, hai đường bên của tay cầm cùng với hai đường bên của miệng ấm hợp thành một vòng tròn đẹp mắt, cách xử lý đường nét thể hiện sự viên mãn sung túc, vô cùng nổi bật.
Nắp ấm hình giọt nước từ trên đỉnh từ từ trượt xuống, tạo hình giọt nước và tay cầm đối ứng theo hình cánh cung, đường nét chìm trên nắp ấm và đường cung của giọt nước làm núm cũng đối ứng tương tự.
Tác giả sử dụng thủ pháp so sánh thực hư đối với ấm Khúc Hồ, thông qua sự tổng hợp của các đường nét và bề mặt khiến cho thân ấm cũng biến đổi, đường nét cũng biến hóa, thể hiện trong tĩnh có động, trong động có lực, và cũng thể hiện tinh thần ngoan cường, kiên định vượt bậc, chịu khổ gánh vác, ngoan cường tiến lên, gắng sức tranh đấu của ốc sên. Hơn nữa, hình ảnh ấm Khúc Hồ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng tốt đẹp của tác giả.
48. Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ ( Nghĩa là : Gió Cuốn Hoa Quỳ )
Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ có cách tạo hình đơn giản và thanh thoát với những đường cong mềm mại rất tự nhiên, chính điều đó đã khiến dáng ấm này trở thành một trong những chiếc ấm có vẻ đẹp kinh điển trong nghệ thuật truyền thống làm Ấm Tử Sa của Trung Hoa. Nó mang trong mình một nét đẹp rất tự nhiên, vừa sinh động vừa tinh tế, thể hiện một sức sống mãnh liệt, nó tượng trưng cho ý trí ngoan cường và sự trường thịnh bất suy. Tương truyền rằng dáng ấm Phong Quyển Quỳ này do bà Dương Phụng Niên em gái của ông Dương Bành Niên một bậc thầy về làm ấm tử sa đời nhà Thanh làm ra, truyện được kể lại rằng mặc dù Dương Phụng Niên mặc dù được sinh ra trong một gia đình làm nghề ấm tử sa có anh trai Dương Bành Niên là một cao thủ về làm ấm đương thời. Nhưng theo tục lệ thời đó thì nghề không truyền cho phận nữ nhi, vì thế mà Dương Phụng Niên lúc đầu không biết gì về làm ấm tử sa. Có một lần bà đến nơi làm ấm tử sa để lấy bình tưới hoa nhưng vừa mới bước vào cửa bà đã bị anh trai mắng té tát vào mặt, ông nói nữ nhi cấm được vào đây. Lúc đó bà vô cùng tủi thân, và bà đã quyết trí phải học làm ấm tử sa, và từ đó bà chuyên tâm vào việc học làm ấm tử sa. Bà học được mấy năm và đã làm được những dáng ấm đã có từ trước nhưng bà cảm thấy nếu chỉ như vậy thôi thì chưa chứng tỏ được bản lĩnh của mình, và bà luôn mong muốn là phải tạo ra được một dáng ấm mới. Mùa thu năm đó trời bỗng nổi gió to mấy ngày liền, hoa cỏ trong hoa viên bị gió thổi đổ ngổn ngang, bà đang suy tư điều gì đó thì bỗng thấy trên đỉnh một chiếc ấm có dính một nhành hoa, nhưng dáng ấm này trước đây bà chưa từng nhìn thấy. Nhìn kỹ thì hóa ra là nhành hoa Quỳ Tím mà bà đã trồng năm đó, nó bị gió thổi gập xuống rồi lại thẳng lên, cánh hoa cũng bị gió thổi túm tụm lại với nhau, xung quanh các loại hoa khác thì đều bị dập nát, chỉ có hoa quỳ tím là vẫn còn nguyên vẹn. Và thế là chiếc ấm Phong Quyển Quỳ ra đời.
49. Ấm Tử Sa Hoa Mẫu Đơn
Nghệ Nhân sáng tác : Tưởng Dung
Mẫu Đơn la loài hoa nhã nhặn, đoan trang và cao quý, nó gợi cho người ta rất nhiều liên tưởng, nó tượng trưng cho hàng loạt các ý nghĩa về văn hóa. Thứ nhất là: Mẫu Đơn là quốc hoa của Trung Quốc, nó tượng trưng cho sự phồn thịnh của Quốc gia. Thứ hai : là sự lộng lẫy của loài hoa này gợi cho người ta cảm giác nguy nga tráng lệ, tượng trưng cho sự kỳ vọng và theo đuổi một cuộc sống giàu sang phu quý. Thứ ba : là Mẫu Đơn biểu trưng cho phẩm chất cao thượng, mặt khác hoa Mẫu Đơn cũng là hiện thân của cái đẹp, sự đức hạnh và tình yêu chân chính. Qua đó chúng ta thấy được Mẫu Đơn là loài hoa có ý nghĩa. như thế nào đối với người Trung Quốc. Đồng thời hoa Mẫu Đơn cũng trở thành chủ đề cho các văn nhân mạc khách, những nghệ sỹ lấy làm chủ đề sáng tác.
50. Ấm Tử Sa dáng Bán Nguyệt
Hai câu thơ : “ Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì” Dịch thơ : Vầng trăng mọc ở biển khơi, Cùng chung một lúc góc trời soi chung trong bài thơ Vọng Nguyệt Hoài Viễn của Trương Cửu Linh-nhà thơ đời Đường, nó không chỉ có cấu tứ nghệ thuât tươi đẹp mà đồng thời nó cũng tạo cho những nghệ nhân chế tác ấm Tử Sa một không gian tưởng tượng rộng lớn để rồi thông qua những chiếc ấm để nói về cuộc sống, văn hóa và nghệ thuật. Mỗi nghệ nhân khi làm ấm “Bán Nguyệt” đều tuân theo không gian ý nghĩa của thi nhân và những sáng tạo tìm tòi trong cuộc sống. Ấm Bán Nguyệt luôn chất phác, tao nhã không mang tính độc tôn. Từ trước tới nay vẫn luôn thịnh hành, chính cái gọi là “Nhược thủy tam thiên, cẩn ẩm nhất biều”( nước sông 3000 gáo, chỉ uống 1 gáo). Ấm Bán Nguyệt cân đối hài hòa, đơn giản tinh tế, tiền hô hậu ủng, độ mở ra thu vào hợp lý, mô phỏng theo như ý đẹp của câu thơ .Ngọn nguồn của ấm Bán Nguyệt chính là sự mong ước đoàn viên, tươi đẹp. Có câu” Minh nguyệt thiên lý kí tương tư, bán nguyệt vạn lý tư canh nồng”. Dùng ấm để nói ra không chỉ là những ý niệm đơn thuần mà nó còn biểu đạt truyền thống văn hóa của người Trung Quốc luôn hướng về sự tươi đẹp và hoàn hảo.
51. Ấm Tử Sa dáng Liên Tử ( Hạt sen )
Ấm Tử Sa Liên Tử
Dáng Liên Tử thì mỗi dòng họ có cách tạo hình khác nhau, hình dạng không cố định, điều này cũng giống như một câu nói trong đạo phật “Liên do tâm sinh, tâm sinh vạn tương”, loại ấm Liên Tử ngày nay bắt nguồn từ chiếc bình Liên Tử trong thời hoàng đế Sùng Trinh đời nhà Minh, thời đó thì tạo hình của bình Liên Tử là miệng thẳng vai rủ xuống và chân cuốn tròn, phần bụng phình ra và thân tròn dài, nhìn tổng thể giống như là một hạt sen. Sau này nó trở nên thanh tú hơn với cái nắp nhô lên có cái núm như viên ngọc, không còn cao như trước, một đường công nhỏ chạy theo vai ấm, mảnh mai thanh thoát, quai ấm giống như cánh tay đang chống nẹ của mỹ nhân, dáng dấp mảnh mai yêu kiều, loại ấm Liên Tử bây giờ rất được ưa chuộng, mà nó cũng có nguồn gốc từ bình Tướng Quân, cho nên ấm Liên Tử vừa có nét của một người con gái khuê các, vừa có nét uy nghiêm của một mãnh tướng. Do ấm Liên Tử ngày càng có nhiều người ưa chuộng, nên nó đã được các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, có ấm Như Ý Liên Tử, Bình Cái Liên Tử(nắp bằng) , Ngưu Cái Liên Tử(nắp giống như cái mũi con trâu) vân vân…Bất luận là ấm Liên Tử được tạo hình theo cách nào đi chăng nữa thì nó vẫn cái ấm mà rất nhiều người mong mỏi được sở hữu.
52. Ấm Tử Sa dáng Tỉnh Lan ( dịch là Tang giếng hay Thành giếng )
Trông mặt mà bắt hình dong, hình dáng của ấm Tỉnh Lan lấy cảm hứng từ cái tang giếng. Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc hình ảnh này cũng được nhắc tới nhiều như trong “Mệnh Lí Chi Học” một dáng “Tỉnh Lan”, nói về 2 dáng trong bài thái cực quyền bài thứ 41 đó là “Hồi đầu tỉnh lan trực nhập”. Thực tế trong cuộc sống thì Tỉnh Lan lại dùng để chỉ cái tang giếng và cũng để chỉ cái nắp phẳng trên tang giếng, hay chỉ 1 căn phòng nhỏ.Người xưa đào giếng xong rồi đặt cái tang giếng lên, có khi là có cả nắp đạy, làm mái che, thậm chí biến nó thành nơi dừng chân cho người qua đường vào nghỉ uống nước, mục đích chính là để bảo vệ cái giếng và cũng làm đẹp thêm khung cảnh xung quanh. Tang giếng làm cho miệng giếng cao hơn mặt đất, trong thực tế đời sống chí ít tang giếng cũng có 3 tác dụng:
Thứ nhất là: Ngăn cản đất cát, nước bẩn rơi vào trong giếng nhằm bảo vệ nguồn nước trong giếng sạch sẽ. Thêm nắp đạy ở trên cũng nhằm ngăn cản những đứa trẻ nghịch ngợm ném bẩn xuống giếng, hay những kẻ xấu bỏ độc vào trong giếng.
Thứ 2 là : Để tránh trường hợp trời tối hoặc những người say rượu ngã xuống giếng, đặc biệt là trong mùa đông giá rét tránh sự trơn trượt rơi xuống giếng.
Thứ 3 là: tránh nước ở trong giếng tràn ra bên ngoài, điều này người xưa cho là điều chẳng lành. Còn việc nói tang giếng có tác dụng làm đẹp cảnh quan xung quanh thì có lẽ là do, tang giếng được làm từ những thứ gỗ đẹp giống như trong các gia đình quyền quý và cung điện thời Đường, Tống, Nguyên, thậm chí họ còn dùng cả vàng và ngọc mã não để khảm lên đó. Một lí do nữa đó là tang giếng được khắc chữ rất đẹp, thường là tên gọi của giếng hay là các chữ khác. Sau này chúng được xem như là một thứ có giá trị nghệ thuật rất cao, thể hiện một thời kỳ hưng vượng. Đã có một cuộc khảo cứu về những cái giếng cổ ở Tô Châu chỉ ra rằng, những cái thời Tống Nguyên thì thường làm theo 10 kiểu phổ thông nhất, tang giếng được làm từ những thứ gỗ quý và được khắc chữ của các nhà thư pháp nổi tiếng, thậm chí là cả các bức họa của các họa gia nổi tiếng như Ngô Hồ Phàm, Chương Thái Viêm…Qua đó có thể thấy được dáng ấm trà Tỉnh Lan rất được trân trọng trong giới nghệ thuật và văn sỹ.
53. Ấm Tử Sa dáng Song Tuyến Trúc Cổ
Tên dáng ấm: Song Tuyến Trúc Cổ (nghĩa là cai ấm có dáng cái trống và có 2 cành trúc)
Lấy trúc làm đề tài, rồi thông qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tạo thành hình cái ấm, thân ấm được nặn giống như thân của cây trúc, cành trúc thì được biến điệu với đầy vẻ tinh tế tạo nên sự cân đối và vững chắc cho chiếc ấm. vòi ấm và quai ấm được tạo giống như những cành của cây trúc, nhìn vô cùng sinh động. Trên nắp ấm một cành trúc được nặn gập lại biến cái nún ấm nhìn trông giống như 1 cây cầu, phía dưới cái núm ấm được tô điểm thêm bằng hình của 1 cái lá trúc. Chiếc ấm này lấy đặc tính của cây trúc để thể hiện phẩm chất thanh tao, tinh tế của người sử dụng. Ấm Song Tuyến Trúc Cổ với tạo hình độc đáo của nó là 1 trong vô vàn những sản phẩm được tạo hình từ đất Tử Sa.
54. Ấm Tử Sa dáng Hoàn Long Tam Túc
Ấm Hoàn Long Tam Túc là do Cao Hải Canh chồng của Chu Quế Trân thiết kế ra cách đây rất lâu. Sau đó được Chu Quế Trân làm ra, năm 1989 chiếc ấm “Hoàn Long Tam Túc” đã đạt giải ba về thiết kế mỹ thuật gốm sứ do hiệp hội mỹ thuật thủ công mỹ nghệ của ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc trao tặng. Nhưng nói đến ấm Hoàn Long Tam Túc còn phải nhắc tới một nhân vật quan trọng nữa, ông là Phùng Kỳ Dung một nhà nghiên cứu về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” nổi tiếng Trung Quốc, được mệnh danh là “Quốc học đại sư”. Bởi vì khi lần đầu tiên Chu Quế Trân làm ấm này là do Phùng Kỳ Dung đề tho khắc chữ, đây cũng là thành tựu gián tiếp làm cho chiếc ấm này đạt được vị thế trong giới Tử Sa. Ấm Hoàn Long Tam Túc đã kết hợp được cái hiện đại và nghệ thuật truyền thống trong một thể thống nhất, với 3 cái chân giống như một cái đỉnh thể hiện sự vững trắc và kiên cố, đầu con rồng vươn lên tạo thành cái quai ấm vô cùng khỏe khoắn, và thần long chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi, trên nắp của ấm được điểm thêm một cái khuyên tròn hoàn long làm núm, nó có vai trò như là một điểm nhấn. Từ cổ chí kim, Rồng được coi như là khởi nguồn của sức mạnh trong tự nhiên, biểu trưng cho sự quyền lực, trường tồn và hưng thịnh. Chiếc ấm này thể hiện sự tinh tế và khéo léo của người tạo ra nó.
55. Ấm Trà Tử Sa dáng Thúc Sài Tam Hữu
Cái gọi là “Thúc Sài Tam Hữu”, thực ra là từ 3 dáng của cây Tùng, Trúc, Mai mà thành, nó còn được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”(Ba người bạn trong mùa đông), ý chỉ tinh thần đương đầu với mùa đông khắc nghiệt của thiên nhiên. Thân ấm được phỏng theo 3 đoạn cây của Tùng, Trúc, Mai trong một thể thống nhất, những đoạn cây tùng với vảy sần sùi, lá tùng, cành mai, hoa mai, thậm chí những đoạn trúc có cành có lá đều được khắc họa vô cùng tỷ mỉ, được sếp xen lẫn nhau rất tự nhiên, nhìn thì có vẻ phức tạp nhưng lại rất quy củ gọn gàng. Quai ấm là cành tùng uốn gập lại giống như sừng con rồng, vòi ấm là 1 cành mai với những nhánh nhỏ rất tự nhiên, cái núm nắp ấm lại được nặn giống như một đốt trúc rất tinh tế, trên các thân cây có những hốc nhỏ, và cả một đôi sóc nhỏ đầy tinh nghịch trên nắp ấm. Tổng thể chiếc ấm như là cái tự nhiên vốn có vậy, điều này khiến nó trở thành chiếc ấm sở hữu một vẻ đẹp phi phàm. Chiếc ấm này, có sự hiên ngang, trường tồn của Tùng, có sự tao nhã của Trúc và sự tiết hạnh của Mai, đó là những phẩm chất cao quý. Nó là một sản phẩm hoàn mỹ đồng thời cũng là một kiệt tác kinh điển. Năm 1989 chiếc ấm này đã được in trong một bộ tem có tên là “Nghi Hưng Tử Sa Đào”(nghĩa là những sản phẩm gốm Tử Sa đáng được lưu truyền) gồm 4 cái do bưu cục Trung Quốc phát hành trong đó có một cái in ấm cũng dáng này của Trần Minh Viễn đời nhà Thanh.(Còn tiếp...)
Lão Cổ Vật sưu tầm.
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội