Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Chơi đồ cổ, một giá trị văn hóa nhân văn

Chơi đồ cổ, một giá trị văn hóa nhân vănLike 0 365

Từ đam mê vẻ đẹp của những bức tượng, Việt Phương đã tìm hiểu giá trị của những pho tượng qua sách báo, học hỏi những người có kinh nghiệm, từ đó mà anh hiểu thêm những giá trị văn hóa ẩn sâu trong hiện vật mà mình có…
 Chơi đồ cổ, một giá trị văn hóa nhân văn

Anh Việt Phương đang giới thiệu bộ sưu tập tượng cổ.

Nằm trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), khi bước chân vào quán cà phê Cổ ngoạn Việt Phương, nhiều người cứ tưởng đang bị lạc vào một không gian đền, chùa nào đó; bởi la liệt những pho tượng Phật được chủ nhân quán trưng bày ở đây. Chỗ này là pho tượng phật Bồ Tát chuẩn đề, Quan âm đại thế chí, tượng thánh Mẫu, tượng Kim đồng, Ngọc nữ… Vì thế, khách đến quán không chỉ để uống ly cà phê, nhiều người tìm đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính của những pho tượng phật sơn son thếp vàng.

Chủ nhân quán là nhà sưu tầm đồ cổ  Việt Phương, anh mở quán này để tạo ra một địa chỉ giao lưu, gặp gỡ với những người có cùng đam mê, sở thích…Tâm sự về cơ duyên đưa mình đến với đồ cổ , anh Phương cho biết, từ cách đây khoảng hơn 10 năm, khi về các vùng quê tìm kiếm và sưu tầm cây cảnh, anh thấy có nhiều cổ vật quý giá bị lãng quên, không được bảo tồn, gìn giữ. Tiếc cho những giá trị văn hóa của cha ông có nguy cơ thất lạc, nên anh tìm gặp và giao lưu với những người chơi cổ vật , tìm hiểu, rồi càng hiểu, càng đam mê sưu tầm cổ vật . “Đặc biệt, từ năm 2001, khi được một người bạn tặng cho bộ tượng Tam Đa, tôi luôn bị ám ảnh bởi thần thái, diện mạo của những pho tượng cổ. Điều đó thôi thúc tôi phải đi tìm và mang về những pho tượng quý còn lưu lạc trong dân gian” – anh Phương kể.

Anh Phương cho biết, những pho tượng sơn son thếp vàng anh đang sở hữu đều có nguồn gốc từ đền, chùa. Nhiều bức tượng đã từng lưu lạc trong dân gian tới vài chục năm. “Cùng với sự phát triển chung của đất nước, nhiều ngôi đình, đền, chùa đã tiến hành nâng cấp, xây mới to hơn xưa. Mỗi lần nâng cấp sửa chữa, người ta lại mua những pho tượng mới, đồ thờ mới, còn những tượng cũ thì bị đốt bỏ, hoặc thả trôi sông hay chôn xuống đất. Tôi thấy tiếc nên đã đến xin, hoặc mua về” – Việt Phương tâm sự.

Đến nay, bộ sưu tập tượng gỗ sơn son thếp vàng của anh đã có trên 80 bức, trong đó có nhiều pho tượng cổ rất quý. Có thể kể đến một vài pho tượng cổ hiếm có như tượng “Quan âm thuyết pháp”: Phật bà Quan âm với vẻ mặt phúc hậu, dáng ngồi thư thái, trên tay cầm cuốn kinh phật và đang giảng kinh phật cho chúng sinh nghe. Theo lời kể của anh Việt Phương, bức tượng quý này anh được một bậc tiền bối quen biết tặng anh trước khi cụ qua đời. Theo kinh nghiệm của những người chơi, pho tượng này có từ thế kỷ 18, ở Việt Nam pho tượng như vậy rất hiếm, không còn nhiều. Đến nay anh mới thấy ở chùa Tây Phương có một pho tương tự.

Hay bức tượng “Quan âm đại thế chí” có từ thế kỷ 19. Tượng cao 83 cm, được tạc bằng gỗ nguyên khối, rất đặc biệt. Rồi bộ Quan âm Thị Kính đủ bộ gồm tượng Quan âm Thị Kính, Kim đồng, Ngọc nữ và cả một con vẹt. Theo anh Phương, bộ tượng Quan âm Thị Kính đầy đủ như vậy hiện nay cũng rất hiếm gặp.

Thời gian đầu, những hiểu biết của anh về các pho tượng cổ không nhiều, chỉ đơn giản là mê vẻ đẹp của những pho tượng cổ nên anh sưu tầm về chơi. Nhưng mỗi khi có trong tay một pho tượng đẹp, anh lại dành thời gian tìm hiểu về những pho tượng cổ, ý nghĩa vật mình đang nắm giữ. Anh tìm đọc trên sách vở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỏi thêm bạn bè, những bậc tiền bối về pho tượng. Dần dà, hiểu biết của anh về những pho tượng cổ ngày càng dày thêm, sâu sắc hơn. Càng hiểu, anh lại càng trân trọng những pho tượng mà mình đang có.

Anh Phương khoe, từ khi mở quán cà phê cổ ngoạn này, nhiều người đến ngồi uống nước, ngắm nhìn những pho tượng cổ mà anh đang có đã rất thích. Nhiều người từ đó cũng gia nhập hàng ngũ chơi và sưu tầm cổ vật, kể cả lớp trẻ. “Càng có nhiều người chơi, cổ vật của đất nước mình sẽ được lưu giữ càng nhiều, tình trạng “chảy máu cổ vật” ra nước ngoài cũng sẽ hạn chế. Đó cũng là một cách để lưu giữ những cổ vật quý của cha ông ta để lại…”, anh Việt Phương nói.

Nguồn: Siêu Thị Cổ Vật

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội