Cổ vật vẫn “chảy máu”
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Theo Đại tá Lê Văn Khoa, từ lâu, "vùng đất của cổ vật" đã bị nạn đào trộm, tìm kiếm, mua bán trái phép cổ vật hoành hành, có nơi, có lúc còn diễn ra rầm rộ như một "phong trào". Cổ vật thất thoát không chỉ là các hiện vật ngoài trời như phỗng đá, voi đá, nghê đá… ở đình chùa miếu mạo, đồ gia bảo của các dòng họ, mà nhiều đồi núi, cánh đồng cũng bị đào bới tan hoang.
Đại tá Lê Văn Khoa, Trưởng phòng PA83, Công an tỉnh Thanh Hóa ngậm ngùi kể một câu chuyện từ mấy năm trước: Nhận được tin báo, tại nhà anh T (ở TP Thanh Hóa) đang giao dịch mua bán một chiếc trống đồng cổ với giá 800 triệu đồng, chúng tôi tiến hành bắt quả tang. Tang vật bị thu giữ là chiếc trống đồng mới làm giả y như cổ vật. Nhưng sau một thời gian dài đấu tranh, chúng tôi trả lại cho T. do chưa đủ cơ sở pháp lý. T. khăng khăng rằng anh ta chỉ làm chiếc trống đồng để chơi thôi, chứ không buôn bán cổ vật. Còn những vị khách ở Hải Phòng một mực khẳng định, họ chỉ đến xem, không có ý định mua bán gì (!).
Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111
"Chảy máu" trống đồng cổ
Xứ Thanh vốn là nơi phát lộ nền văn hóa Đông Sơn, là vùng đất phát tích "tam vương nhị chúa" (ba triều vua, hai dòng chúa), nên tự hào là "vùng đất của cổ vật". Hiện nay, Thanh Hóa có 722 di tích được xếp hạng, trong đó cấp tỉnh có 585 di tích, cấp quốc gia có 136 di tích, riêng Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trong số đó có 7.648 hiện vật cổ tại 375 di tích.
Thanh Hóa cũng có hai bảo tàng (một của tư nhân), với hơn 28.000 hiện vật cổ gồm các chất liệu kim loại, đá, gốm sứ, hữu cơ. Ngoài ra, một số lượng lớn cổ vật còn nằm trong các nơi lưu giữ trưng bày của nhà truyền thống của một số cơ quan, doanh nghiệp và các gia đình, dòng họ và trong lòng đất.
Theo Đại tá Lê Văn Khoa, từ lâu, "vùng đất của cổ vật" đã bị nạn đào trộm, tìm kiếm, mua bán trái phép cổ vật hoành hành, có nơi, có lúc còn diễn ra rầm rộ như một "phong trào". Cổ vật thất thoát không chỉ là các hiện vật ngoài trời như phỗng đá, voi đá, nghê đá… ở đình chùa miếu mạo, đồ gia bảo của các dòng họ, mà nhiều đồi núi, cánh đồng cũng bị đào bới tan hoang.
Có những di tích khi thống kê có 9 hiện vật quý, đến khi kiểm kê lại chỉ còn có… 1. Nghiêm trọng nhất là các vụ trộm đôi nghê đá ở lăng mộ Vua Lê Hiến Tông trong Khu Di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), bộ voi đá, phỗng đá ở đền thờ Cầm Bá Thước (huyện Thường Xuân).
Tháng 10/2009, Di tích chùa Sùng Nghiêm (huyện Hậu Lộc) bị mất 3 pho tượng Tam thế bằng gỗ, niên đại cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Năm 2010, đền Đồng Cổ (huyện Yên Định) và đền Vua Lê (TP Thanh Hóa) cũng bị mất bộ đồ cúng gồm các chân nến đồng, lư hương đồng, kiếm đồng… Trong hồ sơ của PA83, còn có hàng trăm người làm nghề dò đào cổ vật sống chung một xã, tung hoành Bắc - Nam, dùng mọi cách, thủ đoạn để săn tìm, mua bán cổ vật trái phép.
Ông Hồ Quang Sơn, Chủ tịch Hội Cổ vật Thanh Hóa, Chủ tịch Liên Chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh, là một trong số những người nắm rõ chân tơ kẽ tóc về cổ vật ở Thanh Hóa. Ông Sơn trầm ngâm: "Thời chiến tranh, khi chưa có cơ chế, người sưu tầm cũng làm thất thoát nhiều cổ vật. Nhẩm tính, thời gian qua, xứ Thanh cũng đã mất khoảng… 1.000 chiếc trống đồng cổ. Chỉ tính ở khu vực xung quanh thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), giới săn tìm cũng từng đào được hơn 300 chiếc trống đồng".
Còn theo một tay anh chị trong giới dò đào trộm cổ vật đã giải nghệ, tự giới thiệu mình là cư dân của xã Dân Lý (huyện Triệu Sơn), thì khu vực đồi núi ở xã Thiệu Nguyên (huyện Thiệu Hóa) có thể coi là một kho tàng các di vật của nền văn hóa Đông Sơn, với đủ các loại di vật như mũi tên đồng, trống đồng, thạp đồng, dao, kiếm đồng… Nhiều đến nỗi người dân đi làm ruộng, đào mương cũng có thể thấy trống đồng, thạp đồng. Bị đào bới tan hoang từ khoảng năm 1990, dường như cổ vật nơi này đã thất thoát hết, nên dân đi đào cổ vật chuyển đến Hà Tây, Hòa Bình… để đào bới.
Đến năm 1997, một "vựa" trống đồng Đông Sơn cổ được phát hiện tại Đắk Nông, hậu quả là hơn 200 trống đồng và hàng ngàn cổ vật khác lại bị mất. Những chiếc trống đồng tìm được ở các cánh rừng cao su, cà phê rộng lớn này có điểm lạ là đều chôn ngửa, bên trong có xương cốt người…
"Phong trào" tìm kiếm cổ vật ở xứ Thanh được xác định bắt đầu vào khoảng năm 1990 và "đỉnh cao" của nó là từ năm 1998 đến 2000. Ban đầu, người ta dò đào kim loại bằng loại máy giắng, hoặc các thuốn sắt thô sơ, rồi từ tiền tích lũy được bằng việc mua bán cổ vật, họ "nâng cấp" bằng cách chuyển sang mua loại máy dò kim loại TM88 có xuất xứ từ Trung Quốc. Công nghệ càng hiện đại thì tốc độ tìm kiếm và "máu" của cổ vật chảy càng nhanh. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn thì hoạt động này có giảm đi, nhưng sóng ngầm vẫn âm ỉ và xuất hiện thủ đoạn mới để đối phó: làm giả cổ vật.
Rất dễ bị lừa
Theo ông Hồ Quang Sơn, điều khiến ông áy náy nhất chính là một số thành viên mang tiếng là người của Hội Cổ vật, Hội Di sản vẫn lén lút tìm kiếm, mua bán, trao đổi trái phép làm thất thoát các cổ vật. Điển hình, một người nổi danh trong giới cổ vật xứ Thanh là ông L., với cả ngàn cổ vật giá trị, từng "lên ti vi" phát biểu oang oang: "Tất cả số cổ vật của tôi sưu tầm được là của Nhà nước". Nhưng chỉ chừng nửa năm sau thì ông L. đã bán gần như sạch bách.
Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111
Nhức nhối nhất là tình trạng một số hội viên làm giả cổ vật để lừa đảo. Không chỉ lừa người chơi thiếu kinh nghiệm, mà họ còn lừa cả người trong hội. Cũng có người mua biết nó là đồ giả cổ vẫn mua vì tham rẻ, khi chiếc trống đồng cổ trị giá hơn 800 triệu đồng, mà "trống cổ vật" lại chỉ bán có 50 triệu đồng. Mà họ mua vì thích hay vì mục đích nào khác thì chưa ai xác định.
Ông Hồ Quang Sơn nói vui: "Người Thanh Hóa hiện nay khôi phục lại được nghề đúc trống đồng theo phương pháp thủ công truyền thống, bắt đầu từ phục chế trống cũ do giới sưu tầm tìm được. Vì khi đó, chiếc trống đồng đào lên bị mọt bẹp mục nát, nếu không mông má lại những hoa văn, mảng trống bị mất thì làm sao bán được? Thế là các nghệ nhân hợp tác với nhà sưu tầm, mày mò phục chế. Ban đầu thì đúc và ghép từng miếng trống có hoa văn, lâu dần tay nghề lên cao thì đúc được cả chiếc trống”.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện ở Thanh Hóa có khoảng hơn 20 người có thể phục chế cổ vật một cách tinh vi, tinh xảo, hoạt động công khai để giúp Hội gìn giữ, bảo quản các hiện vật cổ. Nhưng nếu họ chủ định làm giả cổ vật, thì nhiều hiện vật mới khi qua tay họ chỉ sau chừng nửa ngày đã như… cổ vật.
Nếu như hoạt động phục chế, làm giả cổ vật lại chủ yếu ở đối tượng sưu tầm, buôn bán cổ vật thì nạn đào bới, tìm kiếm, trộm cắp cổ vật thường do những người "nông dân" thực hiện. Họ thường "đi làm" rầm rộ vào tháng 10 âm lịch, khi các đồng ruộng đã gặt xong, chưa cày cấy, nước mưa cũng chưa ngập. Họ biết nhìn gò đống nào có cổ vật. Phát hiện một chiếc trống đồng, họ biết tính toán để tìm ra hai chiếc nữa, bằng cách quy chiếu hình tam giác. Của cải thì thường chôn vào chum, tìm thấy trống đồng có xương người thì coi như… trúng số, vì đó là nghĩa địa cổ.
"Mánh" riêng của họ thường đánh vào lòng tham của người mua nên khi đào được cổ vật, họ thường thậm thụt lén lút. Cổ vật đào trộm thường rất dễ bị hỏng khi đưa ra khỏi lòng đất, nhất là đồ kim loại, nên các đối tượng thường trao tay ngay lập tức tại hố đào. Một người bán, dăm ba người tranh mua, trong lúc tranh tối tranh sáng, cổ vật thì lấm lem đất cát không dễ kiểm định, nên chuyện bị lừa đồ giả là chuyện bình thường. Không ít "nhà sưu tầm" dính quả đắng khi trao hàng trăm triệu đồng để mua "chiếc trống đồng cổ", nhưng đào lên chỉ là một góc mặt trống và gần nửa thân trống mục nát hoặc một chiếc trống giả cổ.
Một người từng khét tiếng xứ Thanh trong giới "chơi đồ âm" (tiếng lóng chỉ cổ vật), đã giải nghệ từ hơn 10 năm trước, ngao ngán thốt lên: "Không bền đâu. Bạc lắm, thất đức lắm. Vào nghề này thì không còn huynh đệ, bằng hữu nữa, chỉ có một chữ: Lừa. Đánh vào lòng tham của người quen, lợi dụng lòng tin của người mà lừa lọc kiếm tiền. Anh nào chơi đồ cổ cũng từng bị lừa, dù sành sỏi đến mấy cũng không ai tránh được".
Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111
Trở lại với câu chuyện của Đại tá Lê Văn Khoa về vụ mua bán chiếc trống đồng của "nhà sưu tầm cổ vật" tên T. Đại tá Lê Văn Khoa khẳng định đó là một trong những khó khăn lớn nhất trong đấu tranh với loại tội phạm này. Vụ việc đó rõ ràng là cả hai bên đang giao dịch mua bán trái phép cổ vật, riêng T. thì đang cố gắng lừa các vị khách bằng một cổ vật giả.
Về mặt luật pháp, chiếc trống của T. không phải là đồ giả, vì không có tiêu bản thật cùng hoa văn, kích thước như quy định của Luật Di sản. Mà trống giả thì T. cũng buôn bán cổ vật trái phép. Nếu hôm ấy, những người mua theo giao dịch cổ vật và sau đó phát hiện ra đồ giả thì có thể kiện T. Nhưng điểm chung của các giao dịch bất hợp pháp này là cả hai bên đều lén lút, vì cùng vi phạm, nên không muốn "dính đến pháp luật". Bên nào biết bị lừa thì chỉ ngậm bồ hòn làm ngọt, rồi âm thầm bài binh bố trận, tìm cách "chơi" lại kẻ kia bằng vố lừa khác đau hơn. Và vòng quay cứ luẩn quẩn như thế.
Đồ thờ cao cấp Gia Tộc Việt - khẳng định vị thế số 1 về đồ thờ cao cấp!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
THÔNG TIN CÔNG TY Cty cổ phần Bát Tràng Việt Nam Địa chỉ: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội MS thuế: 0107 530 962 THÔNG TIN TÀI KHOẢN Số TK: 09899966001 Chủ TK: Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam Ngân hàng: TP Bank CN Hà Nội |
LIÊN HỆ - Trụ sở: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội - Xưởng sản xuất: Xóm 1, Bát Tràng, Gia Lâm, HN - Email: dothocaocapvn@gmail.com - Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111 - Hỗ trợ đặt hàng: 088.860.2222 |
Tin liên quan
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022


Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội