Đồ Đá Việt Nam
laocovat
Thứ Năm, 29 Tháng Tám 2024
ĐỒ ĐÁ VIỆT NAM
Từ thủa bình minh của lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết dùng chất liệu đá để làm công cụ lao động Đó là những mảnh tước được ghè tách thô sơ, những hạch đá, rìu tay ở Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đóng Nai) thuộc thời đại đồ đá cũ cách ngày nay từ vài triệu đến 8 vạn năm. Sang thời kỳ đá giữa mà đại diện là Văn hóa Hòa Bình người ta đã sử dụng những hòn cuội cỡ lớn để làm những chiếc chày và bàn nghiền. Đến thời đại đồ đá mới, con người đã rất khéo léo trong cách chế tác và sử dụng công cụ đá, với các kỹ thuật mái, cửa, khoan, tu chỉnh, đánh bóng, ghép tháp và tra cán đã được áp dụng tạo ra những công cụ đá phong phú, đa dạng, chuyển hóa cho từng chức năng sử dụng như: rìu, bôn, cuốc... cùng với những công cụ đá hoàn thiện, ở hậu kỳ đồ đá mới bàn xoay gốm đã xuất hiện đồng thời cũng trong giai đoạn này, loài người đã bắt đầu biết đến kim loại.
Kế tiếp giai đoạn này, Việt Nam bước vào thời kỳ kim khí, ở miền Bắc với ba nền văn hóa tiêu biểu là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, công cụ đá tiếp tục được sử dụng nhưng kỹ thuật chế tác đã dân suy thoái, loại hình không còn phong phú. Ở Miền trung, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh đã chế tạo và sử dụng những công cụ đá như rìu bôn, đá tứ giác, bôn răng trâu, cuốc lưỡi mèo, bôn đốc nhọn... Giai đoạn này, một chế phẩm đá đặc sắc tìm được ở những di tích thuộc Văn hóa Đồng Nai là đàn đá, một loại nhạc cụ cổ truyền của nước ta thời tiền sơ sử.
Sang sơ kỳ đồ sắt, Việt Nam có 3 trung tâm Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Dốc Chùa, với kỹ thuật luyện kim phát triển đồ đá vẫn còn được sử dụng nhưng không còn vai trò chủ yếu.
Bước sang các triều đại phong kiến, chất liệu đá chủ yếu được sử dụng để chế tác các loại tượng, bia ký, tháp, công trình kiến trúc... một trong số những di vật nổi tiếng thời Lý còn tồn tại đến nay đó là pho tượng A di đà, bệ đá chân cột chùa Phật Tích. Trong buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập, vị trí nước ta nằm ở ngã ba đường, nên việc tiếp thu những yếu tố văn hóa nghệ thuật của các quốc gia láng giềng lúc đó cũng thường gặp: tượng đầu người mình chim chùa Phật Tích là một điển hình. Sang thời Trần, chế độ phong kiến đang trên đà lớn mạnh, các công trình nghệ thuật bằng chất liệu đá gắn bó chặt chẽ với những công trình kiến trúc đương thời, đó là những pho tượng đá ở Yên Sinh (Đông Triều), tượng hổ đá lăng Trần Thủ Độ... Đến thời Lê Sơ, Khổng giáo được coi là nền tảng xây dựng xã hội, nghệ thuật điêu khắc tập trung ở những công trình nghệ thuật không phật giáo (phi phật giáo) như điện Lam Kinh (Thanh Hóa) với các tác phẩm điêu khắc gồm tượng người, tượng thú, rùa đội bia ... Một loại hình đồ đá nữa phải kể đến là những tấm bia đá ở Văn Miếu Quốc tử giám, nội dung ghi tên những người đỗ đạt, đề cao Nho học. Những công trình nghệ thuật bằng đá còn tồn tại đến ngày nay thể hiện tài năng điều luyện, bàn tay khéo léo cùng khối óc tinh tế, tìm tòi sáng tạo của cha ông ta từ buổi bình minh của lịch sử cho đến ngày nay.
theo: Cổ vật Việt Nam - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
STONE OBJECTS OF VIỆT NAM
From the dawn of history our ancestors learned to use stone to make tools consisting of flakes, cores, and hand-held axes. They have been recovered from Núi Đọ (Thanh Hoá) and Xuân Lộc (Đồng Nai) of the Old Stone Age, a few million years to 80,000 BP. During the Middle Stone Age, man of the Hòa Bình Culture learned to use larger cobbles to make pestles and grinding platforms. In the following period Neolithic man became more skilled in the manipulation and use of stone implements through grinding, sawing, drilling, burnishing, and in attaching a handle to turn out different tools such as axes, hoes, etc., for different purposes. By the end of this period the potter's wheel was inuse and man began to discover the value of metals.
During the Metal Age that followed, in the North with three representative cultures of Phùng Nguyên, Đông Đậu and Gò Mun, communities continued using stone tools although the tooling technology had begun to deteriorate and fewer tools were made. In the Centre, communities of the Sa Huỳnh Culture created and used stone tools such as adze, quadrangular axe/adze, buffalo-tooth adze, and pointed heel adze. A stone musical instrument found at the Đông Nai Culture site is a traditional instrument which is dated to the Protohistory and Prehistory.
During the Early Iron Age there were three centres of culture in Việt Nam, namely Đông Sơn, Sa Huỳnh and Dốc Chùa. Metallurgy developed while stone objects continued to be made but they no longer had a predominant role.
Throughout the feudal period stone was used mainly in the making of statues, stelae, towers and stupas, and in the building of structures. Among well-known stone objects that survive until today are the statue of Amitabha Buddha, altar bases and pillar supports at Phật Tích Pagoda. During this early period of independence, located at the crossroad of two major regional cultures, Việt Nam absorbed aspects of cultural and artistic influences from neighbouring countries. Typical of this is a statue with human head and bird body recovered at Phật Tích Pagoda. As the feudal regime strengthened further under the Tran, stone was used in artistic works that integrated closely with architectural structures at that time such as the stone statues at Yên Sinh (Đông Triều) and the tiger statue at the tomb of Trần Thủ Độ. As Confucianism became the foundation for the Posterior Lê society stone carvings were concentrated on works of a non- Buddhist nature for example works at the Lam Kinh complex (Thanh Hoá) which consist of stone statues of human figures, animals and tortoise-supported stelae. The stelae at the Temple of Literature in Hà Nội, which record the names of successful examination candidates in promotion of Confucianism, should also be included.
Stone works which survive into the present tell us about the creative brain, expert hands, and refined skills attained by our ancestors, which reach from the beginning of history into the present.
-------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật
Tin liên quan
laocovat
Thứ Năm, 29 Tháng Tám 2024
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội