ĐỒ ĐỒNG VIỆT NAM - BRONZE OBJECTS OF VIỆT NAM
laocovat
Thứ Ba, 10 Tháng Chín 2024
Vào cuối thời kỳ đồ đá, khi kỹ thuật chế tác đồ đã đạt đến đỉnh cao thì cũng là lúc con người phát hiện ra kim loại. Đầu tiên là kim loại đồng, tiếp đến là các kim loại khác như: chì, thiếc, sắt ... Với tính ưu việt vượt trội, đồ đồng đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử loài người, nó kết thúc thời kỳ mông muội, hoang dã, mở ra thời kỳ văn minh rực nở. Ở Việt Nam, thời kỳ đó được bắt đầu từ nền Văn hóa Phùng Nguyên, trải qua văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và phát triển đỉnh cao, chói sáng ở Văn hóa Đông Sơn. Đồ đồng Đông Sơn với loại hình phong phú như: công cụ lao dòng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang sức,... cùng với kỹ thuật chế tác điêu luyện mà tiêu biểu là trống đông Đông Sơn không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn tuyệt vời hơn với nghệ thuật đúc đồng tài ba, phản ánh trí tuệ của người Việt cổ, để đến hôm nay những người thợ đúc thủ công vẫn phải khâm phục. Những cánh chim Lạc, những chiếc thuyền cong, những đoàn người múa hóa trang và bao cảnh sinh hoạt đời thường khác của cư dân Đông Sơn trên trống đồng, thạp đồng…. rồi những hình người dùng thuyền cùng chó săn hươu trên những chiếc rìu đóng gót vuông, ... được lột tả thật sống động. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi dễ thấy. Còn tàng ẩn dưới đó là tư duy và triết lý sâu xa của người Việt cổ. Tất cả đều vẫn còn tồn tại mãi với thời gian và đã trở thành những biểu tượng cho văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
Trên nền tảng truyền thống cùng sự giao thoa, tiếp biến văn hóa làm cơ sở cho sự phục hưng dần trở lại của đồ dóng vào thời Lý-Trần, thế kỷ 11 - 14. Với số lượng đồ sộ về chuông đồng và những đồ đồng phục vụ các công trình kiến trúc, các hoạt động, nghi lễ Phật giáo cùng “tứ đại khí”: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng chùa Quỳnh Lâm đã để lại danh tiếng, niềm tự hào về nghệ thuật đúc đồng, tài năng, trí tuệ của các nghệ nhân cho muôn đời sau.
Đến cuối thời Lê - đầu Nguyễn, những lò đúc đồng nổi tiếng vẫn tồn tại đến ngày nay như: Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh), Phường Đúc (Huế) đã để lại cho hậu thế kho tàng di sản đồ đồng vô cùng quý giá. Những chiếc đinh đóng này là hình cây trúc, cây mai,... chiếc khác lại là hình quả đào,...; những chiếc ấm, mầm trang trí chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “Khang”, “Ninh”...; những chiếc chuông trang trí các con vật linh, các biểu tượng bốn mùa, ..; đặc biệt là Cửu đỉnh ở cố đô Huế đã trở thành một trong những “sưu tập bảo vật quốc gia” của Việt Nam. Tất cả những biểu tượng tốt lành đó là đề tài mang đặc trưng chung của văn hóa thời kỳ này. Qua những tuyệt tác ấy, chúng ta thấy được rằng, truyền thống đúc đồng của ông cha ta từ thời Đông Sơn tưởng chừng đã mất nay lại được sống trở lại với kỹ thuật tinh xảo, điêu luyện thể hiện tài năng và trí tuệ trong từng đường nét, chi tiết kỹ thuật và hoa văn.
Trên nền tảng đó, truyền thống đúc đồng tiếp tục phát triển, nhiều lò đúc mới ra đời và đã cho ra lò những sản phẩm đồng với những kỷ lục đáng ghi nhớ khiến công chúng trong nước và thế giới không chỉ biết tới danh tiếng đồ đồng Đông Sơn mà nay còn được biết tới danh tiếng và tin tưởng vào nghề đúc đồng, sản phẩm đồng Việt Nam. Chính danh tiếng này đã làm cho sản phẩm đồ đồng đúc theo phương pháp cổ truyền Việt Nam chiếm được vị thế xứng đáng trong tâm thức bạn bè quốc tế.
Toward the end of the Stone Age when technology centred around stone production had reached its peak man discovered metals. First it was copper, then lead, tin and iron. The discovery of bronze-making marks a major turning point in human history, concluding a period of ignorance, and ushering in a period of brilliant civilization. In Việt Nam this period began with the Phùng Nguyên Culture, continuing through the cultures of Đồng Đậu and Gò Mun, and reaching a peak in the Đông Sơn Culture. Đông Sơn bronzes are rich in forms. They include working tools, utility objects, weapons, musical instruments, and personal ornaments. The height of its production techniques is evidenced in the magnificent drums of this period, still acknowledged with absolute astonishment and greatly admired by present day bronze-castors. Decorations on these bronze drums and large urns include Lac birds, curved-hull boats, dancers in ceremonial attires, and scenes of daily activities, skilful and lively in their depiction. Deer-hunting scenes feature on square based axes. While these visual images can easily be seen and appreciated behind them is an ideology and philosophy of life of the ancient Viêt which is yet to be deciphered. Nevertheless, these objects and their associated imagery have become symbols of the culture and the land of the Viêt people.
On the basis of this tradition together with cultural interchanges and transformations, a bronze revival was unfolding during the Lý - Trân dynasties (11th - 14th centuries). Huge quantities of bronze bells and other objects were used in architecture, in religious activities and ceremonies, and among them are the “four treasures of Đại Việt”, namely the Báo Thiên tower, the Quy Điền bell, the Phổ Minh vat and the Buddha statue at Quỳnh Lâm Pagoda. These represent the intellect, the talent, and the pride of the bronze-castors of Việt Nam.
By the end of the Lê dynasty and the beginning of the Nguyễn dynasty, many famous bronze-casting establishments producing bronzes regarded as priceless treasures of the nation, were set up and many still operate into the present, namely Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh), and Phương Đúc (Huế). Censors take the shape of bamboo, “mai” bush or of peach. Teapots and trays are decorated with characters that signify wishes for “happiness”, “blessing”, “longevity”, “prosperity” and “health”. Bells are embellished with the sacred animals or symbols of the four seasons. Among these creations there are the nine dynastic urns in the Imperial Citadel in Hué classified as national treasures.
On this basis the bronze-casting tradition continues developing, and many new establishments have created products of notable significance worthy of the famous Đông Sơn tradition.
Theo: Cổ vật Việt Nam
------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật
Tin liên quan
laocovat
Thứ Ba, 10 Tháng Chín 2024
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội