ĐỒ GỖ, GIẤY, VẢI VIỆT NAM - OBJECTS MADE OF WOOD, PAPER AND CLOTH IN VIỆT NAM
laocovat
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 2024
Trong môi trường nhiệt đới ẩm, thảm thực vật phát triển khá phong phú cho nên đồ gỗ đã được biết tới, sử dụng từ rất sớm và là chất liệu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Việt. Cách đây khoảng 2500 - 2000 năm, cư dân Đông Sơn đã biết dùng gỗ làm nhà, công cụ lao động, mộ táng và đặc biệt đồ gỗ sơn là những vật dụng được dùng hàng ngày của người Việt. Trải qua 10 thế kỷ đầu Công nguyên, đến thời Lý -Trấn, chất liệu được người Việt ưa thích sử dụng, là nơi gửi gắm ý tưởng, tình cảm lại là đồ đá, đất nung và đồ gốm. Có chăng, lúc này, gỗ chỉ được sử dụng chủ yếu làm nguyên vật liệu kiến trúc mà thôi, còn đồ gỗ xuất hiện như là những tác phẩm nghệ thuật thì thật hiếm hoi.
Thời Lê Sơ, thế kỷ 15, là bước đệm cho sự đi xuống của chất liệu đá, đất nung để dần thay thế vào đó là chất liệu gỗ. Lúc này, gỗ được sử dụng phổ biến, phong phú, đa dạng hơn. May mắn thay cho hậu thế, những kết cấu, trang trí kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật của các ngôi đình Tây Đằng (Hà Tây), Thổ Hà, Chu Quyển (Bắc Giang), Đình Bảng (Bắc Ninh) đều đã trở thành những di sản vô cùng quý báu mang đậm bản sắc văn hoá Việt.
Đặc biệt, đến thời Mạc - Lê Trung Hưng, thế kỷ 16 - 18, gỗ đã thực sự là nơi thả hồn của các nghệ nhân tài hoa, là chốn đi về của bao tâm hồn người Việt và xa hơn nữa, nó đã phản ánh được bối cảnh xã hội, những quy luật lịch sử, triết lý cuộc sống, tâm tư, tình cảm, ước mong của người nông dân. Vì vậy, thế kỷ 16 - 18 được coi là thời kỳ hoàng kim của văn hoá dân gian Việt Nam và tài liệu lịch sử phản ánh rõ nhất hiện tượng đó chính là các tài liệu gỗ.
Thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20, là sự kế thừa của các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh loại hình đồ gỗ sơn son thếp vàng truyền thống, đã xuất hiện đồ gỗ khảm trai với loại hình phong phú hơn, kỹ thuật khảm trai vô cùng tinh xảo và đề tài trang trí gần gũi với văn hoá Trung Hoa như: thi - hoạ, phong - thuỷ, các tích cổ Trung Hoa...
Giống như đồ gỗ, đồ vải cũng là chất liệu được người Việt biết đến và sử dụng từ rất sớm và dễ phá huỷ bởi thời gian. Chắc chắn kỹ thuật xe sợi, dệt vải và việc sử dụng đồ vải đã được người Việt biết đến sớm, những mảnh vải được phát hiện trong mộ cổ Châu Can, Xuân La (Hà Tây) ... cách ngày nay hơn hai nghìn năm là bằng chứng chân thực nhất về kỹ thuật dệt vải và việc sử dụng đồ vải đã khá phổ biến ở thời kỳ văn hoá Đông Sơn.
Ban đầu, đồ vải đơn thuần được làm từ đay, gai. Chính kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm và sự tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt của mình, người Việt đã đưa đồ vải sang trang mới. Thời Lý - Trần, thế kỷ 11 - 14, các loại vải như đoạn, gấm, lụa đã được sử dụng phổ biến trong tầng lớp cung đình, quý tộc. Bên cạnh đất nước Trung Hoa - trung tâm, cội nguồn của con đường tơ lụa, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có danh tiếng về những sản phẩm tơ lụa.
Những đồ vải tuỳ táng trong các ngôi mộ táng cổ thời Hậu Lê đặc biệt là trong mộ vua Lê Dụ Tông những bức tranh thờ,..... đặc biệt là kho tàng đồ trang phục cung đình triều Nguyễn đã là cơ sở minh chứng cho sự phong phú về loại và loại hình đồ vải thời kỳ này. Đồng thời, với kỹ thuật dệt tinh xảo, cầu kỳ đã thế hiện bàn tay khéo léo, tinh thần sáng tạo của người thợ dệt - người nghệ nhân trong việc phối hợp các kỹ thuật dệt vải, thêu hoa văn, dệt kim tuyến... trên cùng một sản phẩm.
Khác với đồ gỗ, đồ giấy không phải là những kiệt tác nghệ thuật hoành tráng khiến con người ta phải ngưỡng mộ và tưởng chừng là những thứ nhỏ nhặt đời thường, nhưng lại được con người kỳ công tìm tòi, sáng tạo, tập trung trí tuệ hơn nhằm cải tiến, thay đổi phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà cũng khiến chúng ta phải khâm phục tài năng và trí tuệ của những người thợ xưa.
Đồ giấy chắc chắn ra đời muộn hơn đồ gỗ, vải. Tuy nhiên, đây cũng là loại sản phẩm chứa đựng tính sáng tạo, bàn tay khéo léo cùng với bề dày kinh nghiệm trong việc chế tạo của người thợ làm giấy xưa. Những sản phẩm như: tranh dân gian, tranh thờ ... từ các làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) đến làng nghề Yên Thái (Hà Nội) chuyên sản xuất giấy dó để cung cấp cho triều đình in sắc phong, sách quý... đều thể hiện sinh động cuộc sống của người nông dân và kỹ thuật chế tạo giấy, in tranh đầy công phu, cầu kỳ và sáng tạo.
Chính vì có cội nguồn gốc rễ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người như vậy nên tất cả vẫn đồng hành phát triển. Với thế mạnh về truyền thống và tính ưu việt của mình, đồ gỗ, giấy, vải trong gần 300 làng nghề của Việt Nam đang trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần đưa nền kinh tế, văn hoá Việt Nam phát triển và hội nhập.
In a tropical and humid environment, vegetation grew abundantly and mankind's awareness and use of timber occurred very early, with timber an integral part of the life of the Viêt people. About 2,500 - 2,000 BP, Dong Son inhabitants knew how to use timber to build houses, as working tools and as items for burial. Painted wooden objects were part of the daily life. Throughout the last ten centuries BCE and well into the Lý - Trân period the materials of choice for tool making, and to express religious and emotional concepts were stone, earthenware and ceramic. Wood, if used at all, featured as a construction material only, and rarely as a material used in artistic expressions.
The Posterior Lê dynasty (15th century) saw a transition from stone and earthenware, use of both in decline, to wood, which quickly gained in popularity and was widely used for different purposes. Structural framework, architectural decorations and other artistic works in the communal houses of Tây Đằng (Hà Tây), Thổ Hà, Chu Quyến (Bắc Giang) and Đình Bảng (Bắc Ninh) are eloquent examples of masterpieces created in wood that are steeped in Vietnamese cultural characteristics.
In the following three centuries, under the Mac and the Restored Lê dynasties (16th - 18th centuries), wood truly became a medium through which artistic talents transformed their visions into creations. And more than that, it also reflected social environment of the time, historical conventions, philosophy of life, emotions, sentiments, and aspirations of the common people in rural Việt Nam. It is for these reasons that the period is considered as the golden age of Vietnamese folk culture, and woodwork was the clearest historical record of this period.
The Nguyễn dynasty (19th - 20th centuries) inherits achievements made during the preceding dynasties. However, besides wooden objects finished with traditional crimson paint and gold gilt there are also those with inlaid mother-of-pearl. These were executed with great skills and came in larger variety of forms, decorated with themes that have affinity to Chinese culture for example poem and painting, geomancy, and Chinese legendary stories.
Similar to wood, cloth was used by the Việt very early in history, but it was easily destroyed by time. Remnants of cloth recovered from ancient graves in Châu Can, Xuân La (Hà Tây) dating to over 2,000 years ago are clear evidence of spinning and weaving technology, and the use of cloth material in Đông Sơn period.
Initially cloth was made from flax and jute. A new page was turned with the growing of mulberry trees and the raising of silkworms, and materials now made from different types of material. In the Lý – Trần dynasties gauze, chiffon, brocade and silk are used widely among the royalties and aristocratic classes. Việt Nam became well-known in silk production along side with China and other silk producing countries.
Clothing materials interred in Lê tombs, especially tomb of king Lê Du Tông, altar paintings, and royal garments of the Nguyên Court demonstrate richness of types and variety of materials produced during this period. At the same time, as weaving technology became more refined and sophisticated, weavers and cloth artists learned to combine weaving with embroidered designs and gold/silver lame on a single product.
Unlike wooden objects, paper objects are not monumental artistic masterpieces to be admired; rather they are often seen as common things. However, since ancient times, considerable efforts, research and invention have been devoted to improve quality of paper by our ancestors, results of which are worthy of our admiration.
It is certain that paper objects came into existence after wooden and cloth objects. But they are products behind which ancient paper makers devoted no less time toward honing their creativity or expertise and depth of experience. Folk paintings, altar paintings executed on poonah-paper from the painting village of Đông Hồ (Bắc Ninh), from Hàng Trống (Hà Nội) and from the craft village of Yên Thái (Hà Nội), which also produced special paper for the Court's use in printing royal decrees, are lively examples of life in craft villages and their techniques of paper production and printing.
Through close connection with the daily life these crafts have developed in tandem. Against their long tradition and pre-eminence in their respected fields, 300 craft villages have formed a formidable sector in Việt Nam economy and contributed significantly to its culture.
Theo: Cổ vật Việt Nam
-------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật
Tin liên quan
laocovat
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 2024
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội