Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / GỐM MEN TAM SẮC ĐẮP NỔI

GỐM MEN TAM SẮC ĐẮP NỔILike 0 245

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của gốm hoa lam và sự vắng bóng của gốm hoa nâu, gốm men ngọc, thì gốm Việt Nam lại có một thêm dạng thức mới, tạo phong cách riêng, mà người ta thường gọi là gốm men tam sắc đắp nổi. Sản phẩm gốm men tam sắc đắp nổi chủ yếu là các loại lư hương, chân đèn, lọ hoa, chóe, tượng gốm… dùng trong văn hóa tín ngưỡng.Gốm men tam sắc đắp nổi có thể chia làm 2 loại với 2 đặc trưng khác nhau. Loại thứ nhất là gốm men tam sắc đắp nổi được trang trí chủ yếu bằng hoa văn trang trí chạm đắp nổi với ba màu men, xanh lá cây nâu đỏ và trắng ngà, các màu men này sử dụng theo phương thức, men trắng ngà được tráng lên toàn bộ sản phẩm, còn men xanh lá cây làm từ ôxit đồng men nâu đỏ làm từ ôxit sắt được tô điểm vào các thành phần họa tiết nên độ đậm nhạt lung linh cho sản phẩm. Cùng với phong cách tạo dáng và trang trí truyền thống chạm đắp nổi, từng chi tiết đã tạo nên một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng cho gốm.Loại thứ nhất, thường là các loại lư hương, chân đèn sử dụng màu men trắng, men nâu và men xanh lá cây. Các loại lư hương này ngoài phần chân đế được tạo hình thành khối, với những hoa văn nổi nhẹ được in bằng dấu chân ngay lên xương gốm còn ướt, phần thân thường mở rộng về phía miệng rồi thu nhỏ xuống phía dưới. Trên thân cũng được trang trí bằng các hoa văn nổi mỏng. Phía ngoài của phần thân thu nhỏ người trang trí bằng các hoa văn in rồi dán thành nhiều lớp. Hoa văn trang trí thường là hoa sen, dải thủy ba ngược, phượng, tôm. Phần các họa tiết bong ra ngoài thân sản phẩm, tạo nên những khoảng trống rất lạ mắt, cùng với những chi tiết chạm đắp nổi dày đặc được tô men xanh đồng, men nâu, trắng, có nhiều chỗ chảy nhòe lẫn vào nhau, tạo cho sản phẩm một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, thể hiện một cách nhìn độc đáo của người nghệ nhân gốm. 
Chóe. H = 34cm 
Lư hương. H = 18.2cmĐối với các loại chân đèn có cùng phong cách trên, có loại thân tròn, có loại thân vuông, thì ngoài những hoa văn chi tiết in nổi, chạm nổi, trên thân còn có gắn những đôi rồng đối xứng, có chỗ dính vào thân, có chỗ tách ra khỏi thân, tạo nên những khoảng thủng. Phía trên của đế rời nối tiếp nhau ngược và xuôi. Việc sử dụng màu men cho thấy có sự thay đổi. Chẳng hạn có chân đèn màu xanh đồng chiếm tỉ lệ lớn còn màu nâu chỉ là điểm xuyết, tạo cảm giác tổng thể chân đèn ngã về sắc xanh lá cây. Nhưng cũng có chân đèn màu nâu lại là màu chủ đạo, còn màu loại chân đèn khác được tạo dáng theo khối vuông. Chân đế nhưng một bệ thờ, phần thân cảm giác như một bài vị, còn ở phía trên thì được trang trí rất chi tiết bằng những hoa văn chạm bong, chạm lộng gần giống như những chiếc ngai gỗ. Các hoa văn cực kỳ chi tiết chỉ giống chân đèn tròn khác gần với hoa văn trang trí trên bát đĩa gốm men xanh đồng. Những hoa văn hình rồng mang một phong cách độc đáo khác lạ. Điều đáng chú ý là tất cả các sản phẩm gắn rồng nổi đều là những hình rồng được đặt xuôi, đầu chúc xuống, đuôi chĩa lên phía trên. Vây đuôi của rồng làm cho phần trên đế đèn thêm chi tiết sinh động.Loại thứ hai là gốm men tam sắc đắp nổi không sử dụng màu men xanh đồng, mà chỉ sử dụng men trắng, men làm là chính. Để có màu nâu ngả vàng tạo nên tam sắc, thì người ta dùng phương pháp trang trí họa tiết chính không tô men để khi nung bị táp lửa, cũng có sản phẩm họa tiết chính được tô men nâu.Sản phầm gốm men tam sắc đắp nổi có 2 loại khác nhau, sử dụng phương pháp trang trí khác nhau. Loại sản phẩm thứ nhất là kết hợp chạm đắp nổi với vẽ hoa lam như các loại chân đèn và lư hương.Đối với loại này, các hoa văn nổi để trần không bôi men. Nó được đặt trên nền men trắng, sau đó mới được vẽ trang trí bằng các hoa văn hoa lam. Phần lớn hoa văn đắp nổi có hình rồng, rồng đơn hoặc rồng kép được bố cục ở phần thân sản phẩm. Các hoa văn hoa lam được vẽ xung quanh hình rồng hoặc vẽ phía trên hay phía dưới chân đèn, lư hương. Cùng có trường hợp, ngoài hoa văn rồng nổi, còn được trang trí các họa tiết đắp nổi từ phương pháp in khuôn rồi dán lên, tạo đường diềm ở miệng hoặc dưới chân. Các chân đèn về cơ bản có dáng vươn lên theo chiều cao, thể phụ gồm tầng nhưng không lấn át thể chính. Thông thường, chân đèn có chân đế rộng, thu nhỏ dần lên trên để ăn vào phần thân dưới của sản phẩm, tiếp đó là phần thể chính của sản phẩm, phía loe lên phía trên. Cuối cùng người ta đặt một cái chụp được tạo hình trông giống với các lọng vải trong các đình chùa. Chân đèn thường có kích thước lớn cao nên người ta thường chia làm nhiều thớt. Thông thường có 3 thớt gồm chân, thân và cổ, được làm riêng rẽ rồi đặt lên nhau để tạo thành sản phẩm. Các đế chân đèn có chân rộng (không có men) hình dáng thu nhỏ dần. Phần thu nhỏ rồi mở rộng dần lên thân thường có vẽ hoa làm là những cánh sen thủy ba. Người ta còn tạo nhiều đường gân nổi cùng với các đường chỉ hoa lam hoặc kết hợp với hoa văn đắp nổi hình cánh sen. Ở phía trên vai của thân chính cũng được trang trí cánh sen rời đắp nổi, không phủ men hoặc vẽ hoa văn hoa lam cánh sen rời. Nơi men hoặc vẽ thêm trang trí hoa văn hoa lam. Phía chụp đế đèn ở phía trên cùng thường mở rộng, có trang trí những cánh sen rời nhưng không phải là thủy ba mà là những hình kỷ hà hoặc hoa văn có nhiều cánh. 
Chân đèn. H = 45cm
Lọ. H = 30cmĐối với các loại lư hương, ngoài phần thể chính có đắp nổi rồng không tráng men và vẽ hoa lam, thì thường có chân đế có hai lớp. Lớp trong hình trụ tròn, phía ngoài gắn 3 chân có hình chim đầu thú đắp nổi. Cùng với loại chân đèn và lư hương, ta thấy một loại lọ có dáng hơi thô, chân đế rộng, thể chính mập cao có miệng. Các lọ này trang trí không hoàn toàn giống trang trí ở chân đèn và lư hương. Ngoài phần thân chính được trang trí rồng không phủ men và có vẽ thêm hoa văn hoa lam, thì phần vai và cổ được trang trí các hoa văn in nổi dán kết hợp hoa văn hoa lam. Có một loại lư hương khác, ngoài phần chân đế, thân và miệng còn được đặt trên một đế kê, thấp hoặc cao. Loại lư hương này chủ yếu được trang trí bằng các hoa văn đắp nổi rất chi tiết, phần vẽ hoa lam chỉ là mây lửa, vẽ hoa lá hoặc tô, nhưng toàn bộ sản phẩm toát lên vẻ đẹp mang đậm ngôn ngữ điêu khắc, các hoa văn đắp nổi được làm rất chi tiết, dày đặc, tinh tế. Ta thấy rõ các hoa văn chạm nổi ngoài các loại hoa được làm trực tiếp lên thân, còn sản phẩm, tạo nên những cụm hoa văn độc lập, hoặc nhiều dải hoa văn nhỏ cầu kỳ và rất tinh tế chạy quanh thân sản phẩm.Một loại gốm tam sắc khác, đó là lư hương có khối hình chữ nhật. Đặc biệt ở loại lư hương này, là người ta sử dụng một màu men lam kết hợp với men trắng và màu nâu vàng của họa tiết không tráng men bị táp lửa (nên ngả nâu), làm cho sản phẩm có 3 màu nhưng chỉ sử dụng 2 màu men. Với lối trang trí kết hợp chạm đắp nổi không tráng men với sử dụng men trắng và một loại men màu, cùng với tạo dáng của lư hương là khối hình chữ nhật, cho ta thấy một vẻ đẹp của lư hương gốm khác hẳn lư hương gốm men tam sắc đắp nổi kể trên, cho dù thoạt nhìn, tạo dáng của loại lư hương này cũng có ba phần, phần chân đế, phần thân và phần miệng.Trên những loại sản phẩm khác như hóe, lọ hoa, nậm rượu, ta thấy có hai cách tạo dáng, loại thứ nhất có hình khối tròn và loại thứ hai có hình khối lập phương với 6 hoặc 8 cạnh. Đối với các loại sản phẩm này người ta thường sử dụng men trắng ngà, men nâu và men xanh lam, và cũng giống như lư hương không sử dụng men xanh đồng. Trên các hoa văn trang trí có tô men màu, đơn sắc hoặc đa sắc như nâu, xanh làm hoặc nâu kết hợp xanh lam. Về hoa văn trang trí trên các sản phẩm này thường thấy, rồng, mây, dơi, chữ thọ, hoa, hình bát tiên… Ngoài ra còn một loại hình củ hành (cổ cao, thân phình) thì phần thân được gồm những hình ảnh người đánh cá bênh cạnh một cái cây, có tô màu nâu, màu lam, người có tô màu men lên quần, áo, tóc… và được tô cùng một lúc nhiều màu. Điều đáng chú ý là tất cả hoa văn chạm nổi đều dính trên thân sản phẩm, hoặc chỉ nổi nhẹ chứ không bong nhiều ra khỏi thân sản phẩm như ở lư hương và chân đèn. Có trường hợp một nậm rượu có thân hình lục giác thì được tô men nâu và men lam chảy nhòe tạo nên hiệu quả màu lung linh. Với đặc điểm như trên, chúng tôi cho rằng các sản phẩm này được sản xuất tại Bát Tràng, khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, XIX. 
Lư hương. H = 19cm
Lư hương. H = 35cmVề tạo dáng, các lư hương, chân đèn, chân đế, nậm rượu, gốm men màu tam sắc kết hợp giữa men trắng ngà, men lam và men nâu, không nằm trong phong cách của gốm hoa lam cùng thời. Cái tài giỏi của nghệ nhân sáng tạo sản phẩm gốm men màu tam sắc là các thể loại cùng với các hoa văn tưởng như quá nhiều chi tiết nhưng vẫn không làm át đi thể chính, mà chúng hòa nhập vào nhau trong một tổng thể tạo hình hết sức chắc chắn, cân đối, chi tiết và đẹp mắt. Lối tạo dáng này cho thấy kỹ thuật in khuôn, chắp nối bằng tay được sử dụng một cách linh hoạt, thành thạo, biến hóa, tạo nên những sản phẩm đơn chiếc công phu, có tính độc bản như một tác phẩm nghệ thuật.Gốm chạm đắp nổi kết hợp với vẽ hoa lam là những sản phẩm được làm đơn chiếc theo đơn đặt hàng, nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ tên người sáng tác, năm sáng tác, người đặt hàng và cả tên những đình chùa được cung tiến sản phẩm. Những dòng minh văn này có giá trị rất cao, giúp ta xác định niên đại của sản phẩm, và cũng qua hoa văn trên sản phẩm ta có thể xác định những sản phẩm tương tự được trang trí những hoa văn cùng loại.Có thể nói gốm chạm đắp nổi kết hợp với vẽ hoa lam là những tác phẩm nghệ thuật chất liệu gốm mà tài năng của những nghệ nhân sáng tạo ra nó không những có khiếu thẩm mỹ rất cao thể hiện qua việc tạo dáng, bố cục các hoa văn tuy có vẻ chi tiết nhưng vẫn có được vẻ đẹp tổng thể hài hòa. Không những vậy, họ còn những nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực điêu khắc và hội họa. Thưởng thức vẻ đẹp của đồ gốm đắp nổi kết hợp vẽ hoa lam là thưởng thức vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật điêu khắc đắp nổi và chạm lộng mang phong cách của nghệ thuật chạm nổi, chạm lộng của đồ gỗ đương thời, đặc biệt là trong các cửa võng, bàn thờ của các đình chùa. Nó ăn nhập với không gian văn hóa tâm linh của những nơi chốn tôn nghiêm, linh thiêng của người Việt.
Nguồn : Tạp Chí Mỹ Thuật

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội