GỐM SỨ VIỆT NAM _ CERAMICS OF VIỆT NAM
laocovat
Thứ Sáu, 30 Tháng Tám 2024
Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong những cường quốc của gốm sứ thế giới, với sự xuất hiện khá sớm đồ gốm thì trong nền Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, cách đây một vạn năm. Đến những nền văn hóa hậu kỳ thời đại đồ đá mới, tiền Đông Sơn, Đông Sơn, tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh, tiến Óc Eo, Óc Eo đồ gồm luôn giữ vai trò chủ đạo và luôn là một nghề thủ công có vị trí xứng đáng trong đời sống của cư dâncổ ở ba miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam.
Tuy nhiên, phải đợi đến những thế kỷ đầu Công nguyên, gốm sứ Việt mới có một bước nhảy vọt đáng kể về công nghệ, tạo nên một diện mạo mới với sự pha trộn giữa yếu tố bản địa và bên ngoài. Thời Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14) được xem là bước chuyển thứ hai của gốm sứ Việt, với sự góp mặt dường như khá đầy đủ các dòng gốm: gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm hoa lam và đặc biệt là gốm hoa nâu. Có thể nói, gốm hoa nâu Việt là dòng gốm đặc trưng nhất, mang nặng sắc thái văn hóa của thời đại Lý – Trần.
Đến thời Lê Sơ, thế kỷ 15, gốm Việt có bước chuyển đổi thứ ba, với sự nở rộ của dòng gốm men trắng vẽ lam. Đây là dòng gốm thể hiện đậm nét sự giao thoa văn hóa Việt – Trung. Đây cũng là dòng gốm có những trung tâm sản xuất nổi tiếng, tạo điều kiện cho gốm sứ trở thành mặt hàng chủ đạo trong kinh tế ngoại thương Đại Việt. Ngoài gốm men trắng vẽ lam, gốm trắng văn in, gốm men nhiều màu có dát vàng kim cũng là một thành tựu ghi đậm dấu ấn của bước chuyển quan trọng này.
Thời Mạc – Lê Trung Hưng và Nguyễn (thế kỷ 16 – 20), gốm sứ Đại Việt vẫn phát triển trên cơ tầng và truyền thống cũ, nhưng đã có chiều hướng suy giảm, do không đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Mặc dù vậy, những trung tâm sản xuất như Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Móng Cái (Quảng Ninh), Bàu Trúc (Ninh Thuận), Lái Thiêu (Bình Dương), Cây Mai (Sài Gòn)... đã tạo nên bức tranh đa sắc của gốm sứ thời kỳ này.
Gốm sứ Việt Nam rõ ràng có một truyền thống riêng biệt. Chính truyền thống ấy đã làm cơ sở cho hôm nay, các làng nghề thủ công làm gốm phát triển và các sản phẩm của các làng nghề ấy đã góp mặt trên thị trường thế giới và những người yêu chuộng vẫn giành cho gốm sứ Việt một vị trí xứng đáng trong tấm lòng của họ.
Together with China, Việt Nam was one of the ceramic super powers in the old world. Coarse earthenware appeared very early during the Hòa Bình and Bắc Sơn Cultures, some 10,000 years ago. In the later periods of the New Stone Age (pre Đông Sơn, Đông Sơn, pre Sa Huỳnh, Sa Huỳnh, pre Óc Eo and Óc Eo) ceramics always played a central role in the economy, and ceramic production was regarded as a worthy occupation throughout the three main regions of Việt Nam.
However, it was not until the early centuries CE that significant progress in ceramic technology brought a new face to production. This came about as a consequence of the blending of local and outside knowledge.
The Lý - Trân dynasties (11th - 14th centuries) marks the second phase of ceramic development with different types of ware, namely white-ware, celadon, brown-ware, blue-and-white, the appearance of many and especially brown-patterned ware, probably the most characteristic ware of the Lý - Trân period. The third phase took place under the Posterior Lê dynasty (15th century) with a proliferation of blue- and-white production, which bears clear evidence of an interchange between the cultures of China and Việt Nam. Several well-known production complexes were identified with this type of ware, which became the principal export of Đại Việt at the time. Other significant productions in this phase includes white-ware with moulded designs and polychromes with gold.
This tradition continued through subsequent centuries under the Mac, Restored Lê and the Nguyễn dynasties (16th -20th centuries) but by then production had somewhat deteriorated as Vietnamese ceramics were unable to compete effectively on international markets. Among production centres operating during this phase were Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Móng Cái (Quảng Ninh), Bàu Trúc (Ninh Thuận), Lái Thiêu (Bình Dương), and Cây Mai (Saigon).
Ceramics of Việt Nam have their own separate tradition. It is this tradition that forms the basis for the current development of ceramic craft villages and which allows Vietnamese ceramics to sustain its presence in the current world market, and to earn the admiration of an international clientele.
theo: Cổ vật Việt Nam - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật
Tin liên quan
laocovat
Thứ Sáu, 30 Tháng Tám 2024
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội