Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Kết cấu gỗ trong kiến trúc thời Trần

Kết cấu gỗ trong kiến trúc thời TrầnLike 0 116

Lão Cổ Vật - Kiến trúc gỗ thời Trần cũng như kiến trúc Việt Nam nói riêng và kiến trúc gỗ Đông Nam Á nói chung thường được xác định bởi các bộ vì. Một số hệ thống cơ bản giúp chúng ta nắm được hình thức cơ bản khi tham khảo các di tích và tài liệu.

Kết cấu gỗ trong kiến trúc thời Trần - Lão Cổ Vật

Thông thường một bộ khung gỗ kiến trúc Việt Nam nói riêng và kiến trúc gỗ Đông Á nói chung được xác định bởi các bộ vì. Mỗi bộ vì là một hệ thống liên kết một hàng cột chạy dọc theo chiều sâu của toà nhà, trên đó có các loại xà, rường khác nhau để đỡ bộ khung mái, khoảng cách giữa hai bộ vì được gọi là gian. Các bộ vì có thể phân nhỏ thành vì nóc (là bộ vì được xác định giữa hai cột cái, nằm ở vị trí cao nhất, đỡ lấy thượng lương), vì nách (vì nằm giữa cột cái và cột quân), vì hiên (giữa cột quân và cột hiên). Kiến trúc gỗ thời Trần cũng không nằm ngoài phong cách này, tuy nhiên đôi khi với kiến trúc sử dụng đấu củng, mỗi bộ vì có thể không nhất thiết đặt trực tiếp lên cột mà có thể đặt trên đấu củng giữa các cột, điều này giải thích một số mặt bằng khảo cổ thời Trần có cột không thẳng hàng.

Trong loại hình kiến trúc sử dụng bốn cột với hai hàng cột như chiếc cổng này, bộ vì nóc có thể đặt trên hệ thống đấu củng gác trên xà đầu cột để tạo ra bộ mái với bốn mặt mái.Lưu ý: mô hình chỉ mang tính chất thể hiện hình dáng bên ngoài của các cấu kiện, trên thực tế, các cấu kiện sẽ luôn có thêm các rãnh mộng và lỗ chốt để liên kết với nhau

Mặt cắt bộ vì sử dụng rường cong - Lão Cổ Vật

Trong một bộ vì, câu đầu chính là chiếc xà quan trọng nhất, tác dụng của nó là liên kết hai cột cái. Hình thức liên kết câu đầu trong kiến trúc cổ Việt Nam từ trước thế kỷ 18 vẫn bao lưu phương pháp cổ xưa hơn đó là đặt trực tiếp lên một chiếc đấu lớn đặt trên đầu cột thay vì ăn mộng vào đầu cột. Với kiến trúc sử dụng đấu củng, hệ thống đấu củng hiểu đơn giản nhất cũng chính là hệ thống làm tăng tiết diện tiếp xúc giữa câu đầu và cột, mở rộng khoảng cách giữa các cột.

Hình dáng câu đầu thời kỳ sớm trong kiến trúc Việt Nam thường thu nhỏ ở hai đầu, ở giữa cong vồng lên, tiết diện phình ra ở giữa, đây chính là loại rường cong được nhắc đến qua một số văn bia Lý Trần được gọi là hồng lương hoặc nguyệt lương.Nghiên cứu của Phạm Lê Huy (Cấu kiện và kỹ thuật kiến trúc thời Lý Trần nhìn từ tư liệu chữ viết đồng đại) chỉ ra một số ghi chép về hồng lương, nguyệt lương:[Minh Tịnh tự bi văn (1090) có câu “huyền tinh tác đấu, yển nguyệt vi lương” nghĩa là “treo sao làm đấu, nép trăng làm rường”.Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (1118) có câu “quán kỳ ẩm thủy hồng lương nhi hồi xuất, lâm phong uyên ngõa nhi dực phi” nghĩa là “trông kìa: rường cầu vồng uống mưa hồi xuất, ngói uyên ương đón gió muốn bay”.Thiệu Long tự bi minh (1226) có câu “hồng lương tủng thúy, bảo chủng tân tiên” tạm dịch là “hồng lương vươn cao, bảo khí tươi nguyên”.Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (1107) có câu “lương yển phân hình, ngộ hồng song khóa” nghĩa là “rường nép phân hình, tưởng như cầu vồng đôi nhịp”]Văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc có nhắc đến đôi nhịp, miêu tả có hai cái rường cong. Trong kiến trúc gỗ Việt Nam còn tồn tại, trong các di tích có niên đại sớm như chùa Thái Lạc, chùa Dâu, chùa Diên Phúc, đình Tây Đằng..., ngoài câu đầu thường xuất hiện thêm chiếc rường cong ở vị trí cao nhất trên vì nóc, thường được gọi là rường bụng lợn, trong đó kết cấu rường bụng lợn, trụ trốn được gọi là giá chiêng.Loại hình rường cong để liên kết cột vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc Huế hoặc Nam Bộ sau khi một lần nữa tiếp nhận các ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Hoa Nam,thường được gọi là “trến”.Để thống nhất, chúng tôi sẽ đơn giản hóa và chỉ gọi loại hình này là rường cong.Ngoài rường cong, trong mô hình này, chúng tôi còn muốn nhấn mạnh thêm sự tồn tại của loại hình kèo góc gác trên hoành. Để làm bộ mái cong, kiến trúc Việt Nam từ sau thời Mạc sử dụng tàu mái để gác rui và nơi giao giữa hai tàu mái của hai bên mặt mái tạo thành âu tàu cao vút đỡ đao mái. Tuy nhiên kiến trúc Lý Trần hay Lê sơ là loại hình kiến trúc chưa xuất hiện tàu mái (chúng tôi sẽ giải thích ở những bài sau), vì thế để tạo ra mái cong, người ta sẽ sử dụng các loại kèo gác trên hoành với một lớp vót cong về phía đầu. Loại hình này có thể thấy trong mô hình đất nung thời Trần trưng bày ở Bảo tang Nam Định hoặc một hiện vật gỗ thời Lê sơ khai quật ở Hoàng thành Thăng Long.

1. Vì nóc với rường cong và trụ trốn ở thượng điện chùa Dâu. Ảnh Viện Bảo Tồn Di Tích2. Vì nóc với rường cong và trụ trốn chùa Diên Phúc. Ảnh Nguyễn Duy3. Mô hình đấu củng và kèo góc trên tháp đất nung thời Trần (Bảo tàng Nam Định). Ảnh Tomoda Masahiko4. Cấu kiện kèo góc thời Lê Sơ khai quật tại Hoàng Thành. Ảnh Tống Trung Tín

Đấu củng - Lão Cổ Vật

Đấu củng là một thuật ngữ kiến trúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một phát minh độc đáo có tính ứng dụng cao của nền kiến trúc cổ truyền Trung Quốc. Nó đã được khai sinh và phát triển liên tục theo dòng lịch sử văn minh Trung Hoa và vươn tới các quốc gia xung quanh chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Đấu củng gồm hai bộ phận chính: đấu (枓) và củng (栱). Đấu là miếng gỗ đệm thường có dạng khối gần vuông có xẻ rãnh, như một bàn tay nắm. Củng là thanh gỗ dài vươn ra như một cánh tay.Trong bài nghiên cứu “Cấu kiện và kỹ thuật kiến trúc thời Lý Trần nhìn từ tư liệu chữ viết đồng đại”, Tiến sĩ Phạm Lê Huy có đề cập đến các ghi chép về sự xuất hiện của đấu củng trong một số văn bia thời Lý Trần:[Trong Minh Tịnh tự bi văn (1090) có câu: “huyền tinh tác đấu, yển nguyệt vi lương”, tức là “treo sao làm đấu, uốn trăng làm rường”.Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (1121) có câu: “lũ trinh mai nhi tác đấu, trác thúy vũ dĩ thành doanh”, nghĩa là “chạm đá đỏ làm đấu, mài đá vũ xanh làm hiên”.Tư Lang châu Sùng Khánh tự chung minh (1113) có câu: “đan lô phụng nhật, họa củng thừa vân” (đấu lớn nâng mặt trời, củng vẽ đội mây).Viên Quang tự bi minh (1210) cũng chép: “triều vân sinh vu lương đống, mộ hà ánh vu củng lô”, nghĩa là “mây sớm sinh tại rường nóc, ráng chiều rọi ở củng lô”]

1. Mô hình đấu củng và kèo góc trên tháp đất nung thời Trần (Bảo tàng Nam Định). Ảnh Tomoda Masahiko2. Mô hình đấu củng và đà phong trên tháp, lăng Trần Hiến Tông. Ảnh Tomoda Masahiko3. Mặt cắt hình thức đấu củng hậu cung chùa Bối Khê - Bản vẽ viện bảo tồn di tích4. Hình thức đấu củng Đại Vân Viện (Sơn Tây, Trung Quốc, Hậu Tấn 938). Ảnh acfun.cn5. Đấu củng hậu cung chùa Bối Khê (TK 18). Ảnh Nguyễn Duy

Đấu củng và đà phong - Lão Cổ Vật

Trong hệ thống đấu củng thời Lý Trần xuất hiện một cấu kiện đi chung đó là đà phong, thuật ngữ này không có tên gọi thay thế trong tiếng Việt nên chúng tôi quyết định vẫn sử dụng tên gọi cho cấu kiện này là đà phong.Đà phong là một cấu kiện dạng vân xoắn, đầu trên thu nhỏ gắn đấu, đầu dưới bè ra đặt trên xà. Cấu kiện này có tác dụng mở rộng tiết diện tiếp xúc liên kết giữa đấu củng hoặc trụ trốn với xà. Trên nhiều hình ảnh kiến trúc thời Lý Trần có thể hiện loại cấu kiện này đặt dưới lô đấu để liên kết lô đấu với xà, trong đó rõ ràng nhất là các cấu kiện đấu củng đá ở chùa Phật Tích. Hình dáng đà phong dưới thời Lý Trần thường được trang trí một bông sen ở trung tâm đỡ lấy lô đấu, hai bên toả ra các hoạ tiết dương xỉ, hoa dây.Đến cuối thời Trần, hình dáng đà phong được đơn giản hóa thành dạng ván dài gắn đấu khi nhu cầu đặt thêm đấu, số lượng hoành tăng lên, tuy nhiên dạng đồ án trang trí và chức năng của nó vẫn được bảo lưu.Đà phong thực tế ngoài chức năng gắn đấu củng còn có thể gắn đấu hoặc trụ đỡ thượng lương. Hình thức này vẫn còn thấy ở một số công trình sau này và xuất hiện trở lại trong kiến trúc Huế và Nam Bộ, thường được gọi là con đội hoặc con tôm. Ở trong mô hình này, chúng tôi ngoài sử dụng dạng đà phong gắn với đấu củng còn sử dụng dạng đà phong gắn đấu đỡ thượng lương.1. Cấu tạo đà phong (駝峰 - Nhật Bản kaerumata 蟇股) Doanh tạo pháp thức2. Đà phong trên vì nóc - Chùa Bút Tháp. Ảnh Nguyễn Duy3. Đà phong trên tháp sứ trắng ở Bảo tàng lịch sử quốc gia. Ảnh Nguyễn Duy4. Đà phong chuyển hóa thành dạng ván nong dài ở chùa Dâu. Ảnh Nguyễn Huy Hoàng5. Đà phong đá gắn đấu củng tạc rồng ở tháp chùa Phật Tích. Ảnh Nguyễn Huy Hoàng

Một số cấu kiện kiến trúc gỗ thời Trần - Lão Cổ Vật

1. Trang trí diềm mái - tháp ở Thái lăng (Đông Triều). Ảnh Tomoda Masahiko2. Trang trí đầu dư xà trên tháp Phổ Minh (Nam Định). Ảnh Tomoda Masahiko3. Mô hình trang trí đầu dư xà tháp, lăng Trần Hiến Tông. Ảnh Tomoda Masahiko4. Trang trí lá đề xen giữa đấu củng và đà phong trên tháp chùa Trò. Ảnh Tomoda Masahiko5. Ván lá đề trang trí kalavinka ở chùa Thái Lạc. Ảnh Hiếu Trần6. Kalavinka chạm đá tháp chùa Phật Tích. Ảnh Nguyễn Duy7. Cánh cửa chùa Phổ Minh. Ảnh Nguyễn Duy8. Cách tử môn 格子门 dạng hoa văn Liên tiền (连钱纹), Doanh tạo pháp thức9. Vách trang trí họa tiết đồng tiền (Mô hình nhà bảo tàng Nam Định)

Lão Cổ Vật - sưu tầm

Nguồn: Huyền Tinh Tác Đấu

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Giải mã gốm Chu Đậu - Kỳ 3

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Giải mã gốm Chu Đậu - Kỳ 3
Cách chơi đồ cổ từ cơ bản tới chuyên sâu

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Cách chơi đồ cổ từ cơ bản tới chuyên sâu
Truyền thuyết Tam Hoàng Ngũ Đế

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Truyền thuyết Tam Hoàng   Ngũ Đế
Địa ngục trong thần thoại các nước

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Địa ngục trong thần thoại các nước
Thập Bát La Hán gồm những ai? Chi tiết về 18 vị La Hát

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Thập Bát La Hán gồm những ai? Chi tiết về 18 vị La Hát
Kết cấu gỗ trong kiến trúc thời Trần
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội