Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ SỨ CẢNH ĐỨC TRẤN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ SỨ CẢNH ĐỨC TRẤNLike 0 164

Lịch sử phát triển và quy trình sản xuất đồ sứ Cảnh Đức Trấn

Không có mô tả ảnh.
Sau thời cát cứ Ngũ Đại thập quốc, nhà Tống thống nhất đất nước, nghề sản xuất đồ sứ bước vào giai đoạn phát triển mới. Thời Tống là đỉnh cao của đồ sứ Trung Quốc, công nghệ chế tạo có nhiều kỹ thuật mới, phương pháp trang trí mới, tạo ra nhiều loại hình và kiểu dáng mới, hình thành nhiều hệ thống lò. Theo tài liệu ghi chép để lại cũng như các phát hiện khảo cổ cho thấy đến thời Tống, trên đất nước Trung Quốc đã hình thành 6 hệ thống lò sứ là lò Định, lò Diệu Châu, lò Quân, và lò Từ Châu ở phía Bắc, hệ thống lò sứ xanh Long Tuyền và sứ trắng xanh Cảnh Đức Trấn ớ phía Nam. Bài viết này xin giới thiệu tới bạn đọc lò Cảnh Đức Trấn, một trong những ngũ đại danh niêu thời Tống và lịch sử phát triển của lò này.
Cảnh Đức Trấn là một trung tâm sản xuất sứ quan trọng của Trung Quốc, ra đời từ rất sớm, theo một số tài liệu ghi chép thì có thể là từ thời Nam Triều, sang thời Đường đã nung sứ trắng.Thời Tống thì trấn Cảnh Đức có tên là Tân Bình, sau đổi là trấn Xương Nam, đến đời Tống Chân Tông mới đổi là trấn Cảnh Đức. Việc đổi tên này có liên quan đến uy tín và chất lượng sẩm phẩm của lò, các sản phẩm của lò làm bằng sứ trắng để cung tiến nhà Vua, dưới đáy có ghi chú ” Cảnh Đức niêm tạo”. Do Cảnh Đức là niên hiệu của vua Tống Chân Tông, chính vì vậy nhà vua đã cho đổi tên trấn thành trấn Cảnh Đức. Từ đó khu lò sứ này không những có tên là sứ Cảnh Đức Trấn mà về tổ chức là “quan giám dân thiêu”, có nghĩa là dân nung quan quản lí. Có thể nói là Cảnh Đức Trấn là lò có tuổi thọ lâu đời nhất so với các lò sứ trên đất Trung Quốc, sản phẩm của lò thường có phong cách đặc trưng riêng ở từng thời kỳ. Lò Cảnh Đức Trấn phát triển mạnh ở thời Tống và đạt đến cực thịnh ở thời Minh, Thanh và phát triển tới tận ngày nay.
Trong thời Tống, lò Cảnh Đức Trấn sản xuất nhiều loại sứ như sứ trắng, sứ xanh, nhưng đặc trưng và nổi tiếng hơn cả là “thanh bạch sứ”, còn gọi là sứ trắng xanh. Sở dĩ gọi là sứ trắng xanh là bởi vì màu men của chúng nằm giữa trắng và xanh, tức là trong xanh có trắng, trong trắng có xanh. Xét từ hàm lượng sắt trong men thì nó gần với trắng hơn. Loại này cũng có tên là sứ “ảnh thanh”. Đặc điểm nổi bật nhất của sứ ảnh thanh là thành cực mỏng, men màu trắng nhưng ánh lên sắc xanh, trên phôi khắc chìm hoa văn, trong ngoài đều hiện rõ.
Tới thời Nguyen, lò Cảnh Đức vẫn phát triển mạnh, ngoài những sản phẩm sứ thanh bạch còn có “sứ thanh hoa” hay còn gọi là sứ hoa lam và “sứ men lý hồng”. Việc tìm ra men hồng đồng và men lam cô ban để làm ra hai loại đồ sứ trên là một cống hiến to lớn cho nghề sứ Trung Quốc.
Sứ thanh hoa thường dùng chất lam cô ban vẽ các đồ án hoa văn lên mặt phôi sứ, sau đó phủ men thấu quang lên và nung ở nhiệt độ cao để cho ra các sản phẩm sứ hoa lam dưới men. Sứ hoa lam có thể ra đời sớm hơn nhưng đến thời Nguyên thì mới đạt tới trình độ cao. Sự ra đời của sư hoa lam cũng dần xóa đi các phương pháp trang trí hoa văn trước đó như khắc, vạch và in.
Vào thời Minh, sứ thanh hoa phát triển cực thịnh, mà tiêu biểu là sứ thanh hoa Cảnh Đức Trấn, đặc trưng nổi bật của sứ thanh hoa là vẽ màu dưới men nên màu không bị bong và biến màu. Màu hoa lam chủ yếu dùng ocit cô ban, nhưng Cảnh Đức Trấn không dùng trực tiếp oxit cô ban, mà dùng một loại khoáng cô ban thiên nhiên. Trong khoáng cô ban, ngoài oxit cô ban là chính ra, còn có một hàm lượng nhở oxit sắt, oxit mangan. Tuy là phụ nhưng nó làm cho màu lam phớt lục, co khi lai điểm thêm những chấm đên nhỏ, tăng thêm phần mỹ quan.
Ở các nguồn khoáng thiên nhiên có oxit khác nhau thì màu lam hiện lên cũng khác nhau, chính vì vậy mà hoa lam thời Tuyên Đức và hoa lam thời Khang Hy khác nhau là thế.
Đồ sứ thanh hoa Cảnh Đức Trấn thời Minh được chế tạo rất công phu. Khâu tuyển chọn khoáng cô ban, nghiền thành bột và nung được tiến hành hết sức nghiêm ngặt. Một sô công đoạn chính của quá trình khai khoáng cho tới khi sản phẩm hình thành được minh họa bởi hình ảnh đưới (tài liệu được cung cấp bởi bác thaplt, vĩnh long).
1- Lấy đá cao lanh ở vùng núi hiểm trở
Không có mô tả ảnh.
2- Thuyền là phương tiện vận chuyển
Không có mô tả ảnh.
3- Mượn sức của dòng suối để giã cao lanh:
Không có mô tả ảnh.
4- Dùng sức trâu để dậm cho nhuyển và dùng rây để sàn lấy phần nhuyển, loại phần to:
Không có mô tả ảnh.
5- Đổ cao lanh vào các giếng cạn, ninh nước vào để tạo hồ:
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
 
Không có mô tả ảnh.
6- Lấy phần bột (nê) đem về chứa trong các thùng gỗ, để giữ ẩm:
Không có mô tả ảnh.
7- Lấy bột chuyển sang cho thợ tạo hình, khâu này gọi là tạo phôi:
Không có mô tả ảnh.
8- Tán nhuyển bột nê bằng chày, tạo hình bằng bàn xoay và phơi khô phôi:
 
Không có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
9- Bàn xoay có nhiều loại: Có thể dùng tay để xoay bằng cách nắm vào các gù trên đĩa tròn, dùng một sợi dây để kéo nắm 2 đầu để kéo làm xoay bàn quay loại này cần phải 2 người, một người xoay bàn quay, một người tạo phôi như hình:
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
ngoài ra công đoạn tạo phôi còn nhiều hình thức khác:
Không có mô tả ảnh.
công đoạn vẽ được thực hiện bởi quan triều đình ?
Không có mô tả ảnh.
Một vài ý kiến của bác thaplt mà nghethuatxua copy lại như một kinh nghiệm thực tế khi khảo sát Cảnh Đức Trấn thời nay
Riêng tôi có sở mục tại vùng Cảnh Đức chiếc bàn xoay dùng gậy để “chọt” và đúng nghĩa chọt, người thợ dùng 1 chiếc gậy chọt lên mặt chiếc bàn xoay làm xoay tít chiếc bàn, khi có trớn thì buông gậy tạo hình phôi.Và phần lớn công đoạn vẽ đều do phụ nữ thực hiện, lớn tuổi nhỏ tuổi đều có, có cụ bà chắc trên 70 tuổi. …… thật là khó tưởng tượng nổi khi chưa tận mục.Nét viền tròn họ biểu diễn chỉ bằng 2 động tác : ngoặc 1 cái là nữa đường kính và cái thứ hai là đủ vùng tròn ….. thật kinh hãi vậy và tôi cứ tưởng họ kê vật phẩm trên chiếc bàn xoay mà kê bút vẽ vào. Cho nên các vòng tròn các huynh đệ đều nhìn thấy có 2 nữa vòng tròn kết lại là như vậy, ở mặt phẳng như đáy (khu), hay tranh thì chỉ cần 1 động tác. Khi xem họ biểu diễn thì càng phục tài tung hứng của họ, khi vẽ xong nữa bên tô, họ quăng cái tô lên cao theo chiều xoay tròn phía trước mặt và bắt cái tô ở phía sau lưng đúng nữa ngay nữa phần còn lại để vẽ tiếp ….. chắc họ tập cũng công phu lắm……
10- Chuẩn bị củi tùng, lò để đưa từ khí vào nung.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Ối trời công đoạn này rất nặng về phần nghi thức nhưng trong họa đồ của chu trình này lại không thấy nói đến. Tôi có xem tài liệu và biết được trước lúc chuẩn bị đốt lò người ta lập bàn cúng (tạm gọi là hương án), cầu cho thần lò phò trợ để thuận lợi trong suốt quá trình đốt lò đến khi hoàn tất sản phẩm. Sau khi xong rồi lại lập tiếp 1 lễ cúng gọi là tạ ơn.
11- Lửa mồi đốt lò phải được giữ riêng, lửa này được nuôi giữ cẩn thận, không được mồi lửa này để đốt nấu bậy bạ, vì khi đó lửa mất thiêng sẽ đốt cháy hư sản phẩm.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Nguồn: Bài viết được nghethuatxua sưu tầm từ các tài liệu, phần quy trình sản xuất được lấy từ bài viết của bác thaplt, vĩnh long, vietnam.
Theo Nghệ Thuật Xưa
Lão Cổ Vật sưu tầm.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội