Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / NGHỀ VÀ ĐỒ KIM HOÀN VIỆT NAM - JEWELRY AND JEWELRY MAKING IN VIỆT NAM

NGHỀ VÀ ĐỒ KIM HOÀN VIỆT NAM - JEWELRY AND JEWELRY MAKING IN VIỆT NAM

NGHỀ VÀ ĐỒ KIM HOÀN VIỆT NAM

 

Đồ vàng bạc ở Việt Nam xuất hiện sớm. Cách ngày nay hơn 2000 năm, trong mộ Thiệu Dương (Thanh Hóa) tìm thấy 48 viên ngọc, 3 nhân vàng, 2 nhãn bạc. Đó là đồ vàng bạc có kỹ thuật chế tác cao cấp. Sử Trung Quốc cũng đã từng viết: Châu Giao là nơi có nhiều vàng bạc châu báu và việc khai thác các quý vật này đã khá phát triển. Vào năm 187 - 226 sau Công nguyên, Sĩ Nhiếp đã gửi sang Trung Quốc những công phẩm, đứng hàng đầu là những đồ vật bằng vàng, bạc.

 

Tên goi kim hoàn đến thế kỷ thứ 6 mới xuất hiện, do ba anh em họ Trần là Trần Hòa, Trần Diện, Trần Điền. Họ là thợ giỏi của làng Định Công (quận Hoàng Mai hiện nay) mở cửa hiệu lấy tên là kim hoàn.

 

Trên dải đất miền Trung Việt Nam, nghề kim hoàn của Chăm Pa phát triển mạnh, với nhiều sản phẩm là những bộ đồ thờ bằng vàng bạc, đồng thau kích thước lớn, trang trí tinh xảo loại hình phong phú. Người Chăm Pa ưa thích đồ trang sức, trang trí bằng vàng như hạt chuỗi, nhẫn, khuyên tai ...

 

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nền Văn hoá Óc Eo nổi tiếng phân bố ở các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp... tìm thấy nhiều đồ trang sức bằng vàng với nhiều loại hình khác nhau. Đó là hoa tai, hạt chuỗi, nhãn và những lá vàng trên có in chữ Phạn và các biểu tượng có liên quan tới Hindu giáo và Phật giáo.

 

Nghề kim hoàn Việt Nam phát triển vào thời Lý, Trần, Lê và đặc biệt là thời Nguyễn. Trong một ngôi mộ có thời Lý, tìm thấy 5 đĩa vàng trang trí hoa văn tinh xảo. Thời Trần Hồ, có làng Đồng Xâm (Thái Bình) nổi tiếng về nghề chạm bạc. Thế kỷ 17 - 18, ở châu thổ sông Hồng xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng như Châu Khê (Hải Dương), Kiêu Kỵ, Định Công (Hà Nội)..

 

Để chế tác được các sản phẩm vàng bạc tinh xảo, đòi hỏi người thợ phải nắm vững ba khâu kỹ thuật quan trọng, đó là chạm, đậu và trơn. Ba khâu ấy liên quan tới chạm trổ hoa văn, kéo vàng thành chỉ để tết hoạ tiết trang trí và làm cho đồ vàng bạc bóng, nhẵn. Ngoài ra, họ còn phải biết “chở vàng” tức là luyện vàng thành vàng mười.

 

Kinh đô Thăng Long là nơi quy tụ thợ thủ công kim hoàn thành phường, đó là Hàng Bạc. Dưới triều Vua Lê Thánh Tông, Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín được triều đình giao cho việc lập xưởng, đúc bạc nén tại Thăng Long, sau này làm cả nghề kim hoàn.

 

Đến đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long đã chuyển xưởng đúc bạc vào Huế, tiếp tục phục vụ triều đình. Đây là thời hoàng kim của nghề kim hoàn Việt Nam với một bộ sưu tập đồ ngự dụng còn lại đến hôm hiện sự tài khéo của thợ thủ công Việt Nam nói chung và thợ kim hoàn cung đình nói riêng.

 

 

JEWELRY AND JEWELRY MAKING IN VIỆT NAM

 

Gold and silver jewelry appeared very early in Việt Nam. In the Thien Duong grave (Thanh Hoá) several high quality gold and silver objects were recovered which date to ove: 2,000 years ago. The recovery included 43 jade beads, 3 gold rings and 2 silver rings. Chinese historical records mentioned that Châu Giao had an abundance gold, silver and precious gems, and a rather advanced level of development in working and silver objects. these objects. In 187 - 226 AD, included in the list of tributes governor Si Nhiếp sent to China were goldand silver objects.

 

However,the word “kim hoàn” (jewelry) did not come into usage until the sixth century when three brothers, Trần Hòa, Trần Diện and Trần Điền, expert jewellers of Định Công (present day Hoàng Mai district) opened a shop with the name Kim Hoàn.

 

Along the coast of Central Việt Nam, Chăm Pa jewelry making developed strongly and products included sets of gold, silver, brass altar wares in large sizes and in a wide variety of forms. The Chăm people loved wearing personal ornaments made of gold such as beads, finger rings and earrings.

 

In the Mekong delta, numerous gold ornaments have been found in pronvinces once under the influence of Óc Eo Culture, namely Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang and Đồng Tháp. Objects recovered include finger rings, earrings and beads, and gold leaf printed with Pali scripts and symbols associated with Hinduism and Buddhism.

 

Jewelry making in Việt Nam developed in the Lý, Trân - Lê dynasties and blossomed during the Nguyễn dynasty. Five gold dishes decorated with fine motifs have been recovered from a Lý dynasty grave site. The village of Dong Xâm (Thái Bình) was well-known for jewelry making in the Tran - Hồ dynasties. In 17th - 18th centuries several new villages in the Red river delta were added to this list, among them Châu Khê (Hải Dương), Kiêu Kỵ and Định Công (Hà Nội).

 

The making of refined gold and silver jewelry demands mastery of three technical processes, engraving, filigreeing and polishing. In addition, knowledge of “chở vàng” (process of refining gold to obtain 100 per cent purity) is necessary.

 

The Capital Thăng Long was the place where jewellers converged. They formed into a guild located in an area today known as Hàng Bạc Street. King Lê Thánh Tông ordered Minister of Interior Lưu Xuân Tín to establish factory to cast silver ingots in Thăng Long, and this later included jewelry making.

 

By the turn of the 19th century King Gia Long ordered the relocation of the silver factory to Huế to serve the requirements of the Court located there. This was the golden age of jewelry making in Việt Nam as evidenced by a collection of imperial wares which survive into the present and which serve as a testiment of the superb skills of Vietnamese jewellers, and especially court jewellers.

 

Theo: cổ vật Việt Nam

-------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Năm, 19 Tháng Chín 2024

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Năm, 19 Tháng Chín 2024

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội