NHỮNG CỔ VẬT QUÝ GIÁ TINH XẢO NHẤT CỦA NHÂN LOẠI (P4): CHẠM...Like 0 231
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 4): Chạm trổ sơn khắc
Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men Cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời.
Khái quát về chạm trổ sơn khắc
Chạm trổ sơn khắc, còn được gọi là “khắc sơn mài”, là một nghề thủ công được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Ân Tú Vân – một bậc thầy về nghệ thuật truyền thừa và di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, nói rằng: Hiện nay người theo ngành công nghệ trạm trổ này còn rất ít, chỉ có khoảng 100 người trong toàn bộ ngành sơn mài. Sự kế thừa của kỹ thuật sơn mài hiện nay là “thiếu người thừa kế”, để cho những người trẻ tuổi thừa hưởng các kỹ năng sơn mài là điều cấp thiết.
Bắt đầu từ thời Hán, Đường và được hưng thịnh trong thời Minh, Thanh, chạm trổ sơn khắc có đến 1.400 năm lịch sử. Cùng với chạm khắc ngà voi, ngọc bội và đồ tráng men cảnh thái lam làm nên “tứ đại thủ công nghệ của Bắc Kinh”. Chạm trổ sơn khắc mang khí phái của hoàng gia, cao quý và thanh lịch, được coi là kho báu quý giá và là tinh hoa nghệ thuật độc đáo của phương Đông.
Chế tạo
Nói về việc chế tạo sản xuất ra một sản phẩm chạm trổ sơn khắc, từ công đoạn thiết kế, tạo phôi, đánh véc ni, vẽ in, điêu khắc, điêu khắc, mài, đánh bóng, tạo hộp gỗ v.v. là một chuỗi quá trình cực kì phức tạp. Do đặc tính của hàng thủ công, tính phức tạp của việc điêu khắc, yêu cầu chuyên môn tinh xảo cộng với tính độc đáo của nghê thụật, việc sản xuất các sản phẩm chạm trổ sơn khắc từ thiết kế đến thành phẩm được trải dài qua nhiều quy trình và tay nghề của rất nhiều người thợ thủ công.
Khi chạm khắc, đầu tiên áp dụng một lớp sơn mài trên bề mặt của đồ vật. Sau khi lớp sơn mài được đắp lên đến một độ dày thích hợp, sử dụng dao để loại bỏ các phần thừa, dựa theo mẫu mong muốn trên lớp sơn mài mà chưa hoàn toàn cứng hóa. Cuối cùng, để đạt hiệu ứng nghệ thuật mong muốn, đồ vật có thể được đánh bóng hơn nữa và cũng có thể được duy trì một vẻ bề ngoài cứng rắn hơn. Theo sự khác biệt của màu sắc của lớp sơn, sơn mài có thể được chia thành những màu chính như đỏ, xanh lục, vàng, đen và một số những màu sắc khác được pha trộn cùng nhau. Trong số đó, màu đen là hiếm gặp, màu đỏ là phổ biến nhất. Màu đỏ gần như trở thành màu bất li thân khi nhắc với sơn khắc. Có một số công nghệ sơn mài tương tự, chẳng hạn như đánh sơn, sơn chu sa, khắc kamakura của Nhật Bản v.v.
Nói chung, việc sản xuất một sản phẩm sơn khắc hoàn thiện thông thường mất ít nhất nửa năm. Một tác phẩm nghệ thuật sơn mài cao cấp, tinh tế và tỉ mỉ thì mất khoảng một năm. Thậm chí, để chế tạo ra một sản phẩm trạm trổ đích thực dùng làm đồ trang trí thì còn phải mất đến ít nhất 2 năm.
Chạm trổ sơn khắc ở Bắc Kinh được chia làm hai loại: kim khí (kim loại) và phi kim khí (phi kim loại). Trước đây sản phẩm được tráng men cẩm thạch, sau đó mới sử dụng nước sơn. Nước sơn được sơn theo từng lớp, quét một lớp, để khô sau đó quét một lớp nữa, một ngày sẽ quét hai lần sơn. Lớp phủ gồm vài chục lớp, nhiều thì là ba trăm, năm trăm lớp, công nghệ này nhìn chung cực kì phức tạp và cầu kì.
Ứng dụng trong hoàng gia
Vào giữa triều đại nhà Thanh, do tình yêu của Hoàng đế Càn Long với nghệ thuật sơn khắc này, ông yêu cầu nghệ nhân trong cung đình sản xuất một số lượng lớn các tác phẩm chạm trổ sơn khắc như bình phong, bàn đạp, bàn ghế, bình nhỏ, hộp, đĩa và thậm chí cả đồ dùng thông dụng hàng ngày. Các mẫu hoa văn trạm trổ của thời kỳ này được xây dựng tốt, với chạm khắc tinh xảo, hoa văn phức tạp và mức độ khéo léo cao, tạo nên một phong cách nghệ thuật rất duyên dáng và thanh lịch.
Các sản phẩm chạm trổ sơn khắc rất đa dạng và phong phú về chủng loại, thiết kế, sự sáng tạo kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ, mang đặc tính nghệ thuật sang trọng và trang nhã. Sản phẩm thuộc loại này có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng thẩm mỹ cùng vẻ đẹp cuộc sống trong xã hội hiện đại. Quy trình sản xuất là một phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu nghệ thuật về hàng thủ công truyền thống của Trung Quốc.
Trong những năm 90 của thế kỉ 20, ngành công nghiệp sơn khắc suy giảm do chuyển đổi thị trường, chu kỳ sản xuất dài, đầu tư lớn và thay đổi hệ thống quản lý. Các thợ thủ công ngày càng ít và họ phải đối mặt với thực tế khốc liệt của sự bão hoà về ngành thủ công truyền thống này; cùng với việc đào tạo những người mới sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, yêu cầu về kỹ thuật cùng kỹ năng thẩm mỹ cũng như am hiểu về lịch sử nghệ thuật cực kì cao. Đánh giá từ tình hình hiện nay, thấy rằng nghề thủ công chạm trổ sơn khắc của Bắc Kinh có hàng trăm năm tuổi này đang trên bờ vực bị thất truyền.
Dưới đây mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp trầm trầm sâu lắng của một số sản phẩm chạm trổ sơn khắc đã hoàn thiện:
Theo Đại Kỷ Nguyên
Lão Cổ Vật sưu tầm.
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội