Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Những sai lầm mắc phải khi cúng Ông Công, Ông Táo

Những sai lầm mắc phải khi cúng Ông Công, Ông TáoLike 0 172

Lễ cúng ông Công, ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng nằm là một truyền thống, phong tục tập quá, tâm linh trong văn hóa người Việt từ xa xưa co đến nay.

Ông Công, Ông Táo

Đó là ngày mà người ta cho rằng Táo quân về trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong vòng một năm qua. Chính vì vậy, vào 23.12 (Âl) thì hầu hết các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Tuy nhiên, do tín ngưỡng dân gian được truyền từ đời này qua đời khác cũng chính vì thế nhiều điều đã bị thay đổi đi không giống như ban đầu, và ngày nay rất nhiều người đã chuẩn bị lễ cũng như gặp nhiều sai lầm trong lễ cúng ông Công, Ông Táo này.

Sai lầm thứ nhất chính là việc cúng ông Công, ông Táo ở trong bếp.

Theo quan niệm của dân gian, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, vì thế mọi người sẽ chuẩn bị làm lễ và cúng ngay tại bếp của gia đình mình, để Vua Bếp “phù trợ” cho người thân trong gia đình được nhiều điều may mắn trong năm mới. Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc cai quản bếp.

Tuy nhiên, lại có một luồng ý kiến khác cho hay, các gia đình ngày nay thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau.

Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Vì thế, người ta nghĩ rằng ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên.

Vậy đâu mới là điều chính xác nhất?

Kết nối với chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương, qua trao đổi vị chuyên gia cho rằng: “Thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.

Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam”

Cũng theo ông Dương, thực tế trên bàn thờ của các gia đình luôn phải có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ của gia đình mình.

Và đường nhiên, theo như lời của chuyên gia thì bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp mà chỗ thờ cúng thì chắc chắn phải thật sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Cúng cá chép giấy hay cá chép thật mới linh?

Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng tôi đã trực tiếp liên hệ và tham khảo ý kiến từ GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cho rằng, trong ngày 23 tháng chạp này, để chuẩn bị lễ cúng người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được. Tùy điều kiện của mỗi gia đình.

“Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Công, ôngTáo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc”, GS Thịnh nói.

Thời gian làm lễ, lễ cúng phải trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp?

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một việc làm vô cùng quan trọng vào những ngày cuối năm trong phong tục của người Việt. Các cụ vẫn luôn nhắc câu nói “dù có bận rộn tới mấy thì đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn nên dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo”

Có rất nhiều người thắc mắc thời gian làm lễ diễn ra lúc nào, có phải luôn trước thời điểm 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Để giải đáp điều này, chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên.

“Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao.

Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian là cúng vào giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp”, ông Kiên chia sẻ.

Chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo?

Theo truyền thống, mâm lễ cúng thần vào ngày 23 tháng chạp gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc vì người ta quan niệm nếu cúng gà cồ mới tập gáy thì Táo quân sẽ xin với Ngọc Hoàng giúp đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe, cường tráng, giàu sinh lực.

Đồ thờ cao cấp Gia Tộc Việt  -  khẳng định vị thế số 1 về đồ thờ cao cấp!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

THÔNG TIN CÔNG TY

Cty cổ phần Bát Tràng Việt Nam

Địa chỉ: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

MS thuế: 0107 530 962

THÔNG TIN TÀI KHOẢN

Số TK: 09899966001

Chủ TK: Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam

Ngân hàng: TP Bank CN Hà Nội

LIÊN HỆ

- Trụ sở: Số 138 - Xóm 5 - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

- Xưởng sản xuất: Xóm 1, Bát Tràng, Gia Lâm, HN

- Email: dothocaocapvn@gmail.com

- Hỗ trợ trực tiếp: 0931.30.1111

- Hỗ trợ đặt hàng: 088.860.2222

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội