Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / SƠ LƯỢC VỀ GỐM SỨ TRUNG QUỐC

SƠ LƯỢC VỀ GỐM SỨ TRUNG QUỐCLike 0 191

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc 

Có thể thấy, gốm sứ Trung Quốc có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những thăng trầm của lịch sử, gốm sứ Trung Quốc không ngừng chuyển mình, thay đổi và phát triển vươn lên đỉnh cao, để từ đó cho ra những dòng gốm và sản phẩm gốm sứ ấn tượng, đặc sắc.
Trong suốt nền văn minh Ngưỡng Thiều của thời đồ đá, đồ đất nung trang trí màu và những đồ gốm xương sứ trắng hoặc đỏ đã ra đời và mãi cho đến thời Long Sơn thì đồ gốm sứ đen mới phát triển. Vào thời nhà Thương, gốm men tro hay còn được biết đến như gốm men ngọc bắt đầu xuất hiện và từ cuối thời Xuân-Thu tới thời Chiến quốc, những đồ gốm sứ Trung Quốc có xương gốm cứng cáp, nung ở nhiệt độ cao với lớp họa tiết ấn tượng được hình thành và phát triển. Trước thời Chiến quốc, đồ gốm xám trơn hoặc trang trí họa tiết được sản xuất với số lượng lớn, một trong những ví dụ đó là những chiến binh gốm đất nung được khai quật từ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.
Khi mà loại đồ gốm sứ Trung Quốc tráng men pha chì nung ở nhiệt độ thấp (dùng cho thờ cúng, đám ma) phát triển rất mạnh trong suốt thời kỳ Đông Hán, những đồ gốm men ngọc chính gốc bắt đầu được phát triển tại lò nung gốm Yue ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang. Loại gốm sứ Trung Quốc này sau thời Tam quốc đã phát triển nhanh chóng thành một loại hình của riêng nó, như là bình đựng tro (hay còn gọi là hunping, 魂壺). Ở phía Bắc Trung Quốc, đồ gốm tráng men pha chì và gốm men ngọc vẫn được sản xuất trong thời Nam triều. Vào thời Bắc Tề, gốm tráng men chì nổi bật với loại gốm 2 màu với một lớp men xanh phủ bên ngoài lớp men nền màu vàng; và loại gốm 3 màu cực kỳ độc đáo cũng như một số mẫu vật cho thấy nguồn gốc của dòng đồ sứ trắng sau này.
Đồ gốm sứ Trung Quốc vào thời Đường cho thấy những ảnh hưởng của các nền văn hóa khác trong hình dạng cũng như chủ đề. Một lượng lớn đồ đất nung với lớp họa tiết vẽ và những chiếc đĩa, bức tượng men 3 màu đã được sản xuất ra vào thời kỳ này. Ở phía Bắc Trung Quốc, nền sản xuất đồ sứ trắng vốn chỉ sản xuất ở lò nung Xing thời nhà Tùy, cũng đã phát triển tại những lò nung Ding thời Đường. Trong khoảng thời gian này, gốm men ngọc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển tại những lò nung gốm . Tại lò nung Trường Sa, những chiếc chậu rửa với những họa tiết đồng và sắt vẽ dưới men được sản xuất trên quy mô lớn và rất nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong hình ảnh có thể có: trong nhà
Trong thời Bắc Tống, gốm sứ trắng Định diêu với lớp men trắng ngà và những hoa văn chạm khắc đầy tinh tế tạo cảm giác ba chiều rất đẹp, đã trở nên rất phổ biến và tạo nên một sức tác động đáng kể tới các lò nung gốm của những vùng khác. Cũng trong thời kỳ nhày, gốm sứ Trung Quốc đã có nhiều loại gốm vô cùng độc đáo theo vùng miền xuất hiện. Lò nung Diệu Châu cũng đã sản xuất loại gốm men ngọc riêng biệt với lớp men màu xanh ô liu ấn tượng. Ở lò nung Ru ở tỉnh Hà Nam, loại gốm men ngọc trang nhã cho Hoàng gia cũng trở nên nổi tiếng.
Ở thời Nam Tống, những lò nung Quan được xây dựng ở Lin’ang (Hàng Châu ngày nay), chuyên sản xuất gốm men ngọc với lớp men dày và xương gốm màu đen. Những loại vật dụng gốm sứ Trung Quốc khác nhau được sản xuất ở nhiều vùng trong suốt giai đoạn này, và mỗi lò nung lại cho ra những sản phẩm đặc trưng và chất lượng cao của mình. Một trong số đó cũng trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản như những chén trà Thiên Mục từ lò nung Kiến Châu và Quý Châu hay đồ gốm Quan Diêu từ Trấn Cảnh Đức.
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.
Vào thời nhà Nguyên, công nghệ sản xuất gốm xanh trắng được hoàn thiện, những đồ gốm có màu đỏ đồng vẽ dưới men sử dụng bùn nhuộm có oxít đồng cũng ra đời. Những đồ gốm sứ xanh trắng cũng như đồ gốm Long Tuyền được xuất khẩu rất nhiều tới khu vực Trung và cận Đông và rất nhiều quốc gia khác nữa.
Vào đầu thời nhà Minh, yuqichang (lò nung gốm) được thành lập ở Trấn Cảnh Đức để sản xuất đồ sứ dành riêng cho giới quý tộc và hoàng gia. Trong suốt triều đại vua Hồng Vũ (1368-1398), vì thiếu màu xanh cô ban từ những vùng đất đạo Islam do luật cấm thương mại quốc tế nên đã phát sinh ra dòng gốm sứ trang trí màu đỏ đồng dưới men. Việc nhập khẩu bùn nhuộm xanh cô ban tiếp tục vào thời vua Vĩnh Lạc (1403-1424) và trước thời vua Tuyên Đức (1426-1435). Sản xuất gốm sứ Trung Quốc thời kỳ này phát triển hưng thịnh nhờ luôn nghiên cứu những phương pháp sản xuất mới và đa dạng.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, trong nhà
Vào thời vua Thành Hóa (1465-1487), đồ gốm sứ Trung Quốc bắt đầu nâng tầm lên đỉnh cao của sự hoàn hảo với những chiếc chén, đĩa nhỏ sử dụng “Đấu Thái”, một phương thức trang trí với các chủ đề được phác họa dưới lớp men xanh lam bên dưới và tô màu trên lớp men bên ngoài.
Từ thời vua Gia Tĩnh (1522-1566) những lò nung gốm tư nhân với năng suất sản xuất cao được chỉ định để sản xuất gốm sứ cho hoàng tộc. Những quy đinh về kiểu cách của đồ gốm hoàng gia ngày càng khó khăn và yêu cầu cao hơn. Những đồ gốm 5 màu hay các loại gốm nhiều màu sắc khác được phát triển và sản xuất nhiều trong thời kỳ này và nhiều nhất là vào thời vua Vạn Lịch (1573-1620). Những lò gốm tư nhân ở Trấn Cảnh Đức, thì sản xuất những món đồ gốm Ngũ Thái với lớp trang trí mạ vàng, được biết đến như “kinrade”; và cũng sản xuất ra những bộ chén đĩa gốm sứ kiểu xanh trắng. Trước khi chấm dứt triều nhà Minh và bắt đầu triều đại nhà Thanh, sản xuất đồ gốm sứ Trung Quốc tại những lò nung gốm tư nhân đã tăng nhanh và vượt qua mức sản lượng của những lò gốm hoàng gia khi mà những sản phẩm gốm của họ đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài nhiều hơn.
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.
Gốm yuqichang tiếp tục phát triển ở thời vua Khang Hy(1662-1722) triều đại nhà Thanh, và nó cũng sản xuất ra rất nhiều những đồ gốm sứ tinh xảo cho hoàng tộc. Phương pháp sản xuất gốm sứ Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao trong suốt thời vua Ung Chính (1723-1735) và thời vua Càn Long (1736-1795).
Đình Quí (dịch)
Lão Cổ Vật sưu tầm.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội