Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Tam cố thảo lư

Tam Cố Thảo Lư

Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh - Gia Cát Lượng - lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy "sở học bình sinh" của mình.

Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành "đáp án cuối cùng" của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề "không gian thăng tiến".

1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.

Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo - người khi đó nắm danh nghĩa "triều đình Đông Hán" trong tay.

Con người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.

Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.

Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh "là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu". Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.

Theo đó, "tam bất hủ" mà cổ nhân Trung Quốc đề ra - gồm lập đức, lập công, lập ngôn - đều được thể hiện ở "hình mẫu" Gia Cát Lượng.

Xét về "lập đức", tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.

Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.

Như vậy, nếu muốn "lập đức", giữ trọn trung - nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị - nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là "Lưu hoàng thúc".

Lý tưởng của Gia Cát Lượng

Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia - đề cao chữ "Nhân".

Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.

Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.

Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.

Sức hút của Lưu Bị

Lưu Bị là một hình mẫu "đạo đức" phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.

Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.

Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là "thế mạnh áp đảo" của Lưu Bị.

Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.

Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã "vô tình" đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng - một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung - hiếu.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị "nhân nghĩa".

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội