Tiêu chí đánh giá cổ vật qua Tính Hiếm CóLike 0 113
laocovat
Thứ Sáu, 16 Tháng Mười Hai 2022
Lão Cổ Vật - Có mười tiêu chí để các chuyên gia tại các sàn đấu giá lớn trên Thế Giới xem xét khi ấn định giá cho những tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, sách cổ, đồ trang sức, rượu vang, đồng hồ và những thứ khác. Tính Hiếm Có, cao hơn nữa là độc bản, chính là yếu tố quan trọng trong tiêu chí đánh giá cổ vật, tuy tính chất này không thể định giá trực tiếp vào giá trị cổ vật, nhưng nó vẫn luôn là yếu tố hiện hữu làm cho một cổ vật được nâng giá trị trong những phiên đấu giá
Bà Mee-Seen Loong, một chuyên gia về nghệ thuật Trung Quốc cho biết: “Những món đồ tốt ngày nay rất khan hiếm.” Đó là lý do tại sao rất ít có một món đồ tạo nên màn “pháo hoa” tại một buổi bán đấu giá, giống như khi một tác phẩm độc nhất vô nhị phá kỷ lục về giá gõ búa. Bà nói thêm: ” Thực tế, chúng tôi không thể áp đặt giá trị của tính hiếm có vào việc định giá ước tính của tác phẩm, nhưng bạn nên biết rằng giá trị đó hiện hữu ở bên trong tác phẩm.”
Tính khan hiếm có thể là yếu tố nuôi dưỡng truyền thuyết về một tác phẩm, nhưng việc dùng tính chất này để quyết định giá trị thì lại là một bài toán phức tạp. Trong tập 3, các chuyên gia sẽ phân tính về yếu tố Khan hiếm. Các chuyên gia trong tập này: Nate Borgelt, Nicolas Chow, Julian Dawes, Frank Everett, Ian Kelleher, Selby Kiffer, Meredith Kirk, Connor Kriegel, Mee-Seen Loong, Michael Macaulay, Yessica Marks, Yamini Mehta, Jonquil O’Reilly và Edoardo Roberti.
“Hiếm có” là một trong những từ được sử dụng và lạm dụng nhiều nhất trong ngành này. Khái niệm “hiếm có” có thể phần nào được hiểu theo cách: “Chỉ vì nó hiếm thì không có nghĩa là nó tốt. Và nếu như nó tốt thì nó không cần thiết phải hiếm.” Một vật có thể trở nên hiếm có khi bằng một cách kì diệu nào đó mà nó đã có thể sống sót qua hàng thế kỷ mà không bị thất lạc trong những đống đổ nát hoặc bị hư hỏng hay phá hủy.
Tính hiếm có chỉ có thể trở thành một yếu tố trong việc xác định giá trị của vật phẩm khi thị trường có nhu cầu. Việc tìm một ấn bản thứ 10 của Huckleberry Finn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc tìm một ấn bản thứ nhất. Điều đó không có nghĩa là ấn bản thứ 10 sẽ có giá trị cao hơn ấn bản thứ nhất kia. Cốt lõi của thị trường nghệ thuật là một loại hình kinh doanh cung và cầu cổ điển. Jeff Koons, Alexander Calder, Andy Warhol là những nghệ sĩ cực kỳ năng suất khi họ đã sáng tác ra rất nhiều tác phẩm. Nếu bạn nói về tranh của Andy Warhol với một chuyên gia về Tranh của những Danh họa xưa bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng tranh của hoạ sĩ này không có vẻ gì là đặc biệt hiếm. Nhưng có một điều dường như luôn luôn xảy ra đó là ai cũng muốn có một tác phẩm của Andy Warhol. Điều này làm cho tranh của Andy Warhol ngày càng khan hiếm trên thị trường và giá trị tranh của hoạ sĩ này không ngừng tăng lên.
Khi nói đến đồng hồ đeo tay, chúng ta thấy có vẻ như chúng được đặt làm hàng loạt. Rolex Submariners, Patek Calatravas, etc. Thành phần chính trong những chiếc đồng hồ này, như màu sắc của mặt đồng hồ hay kích cỡ vỏ thì có thể có sự thay đổi qua nhiều năm hoặc có ít sự khác biệt. Nếu chúng ta biết rằng chiếc đồng hồ này là một trong 30 chiếc được sản xuất năm đó, nhưng chỉ có hai chiếc là có mặt đồng hồ màu đen mà thôi thì đó là một yếu tố rất lớn trong việc ước tính giá trị của chúng.Những nhà đấu giá lớn luôn muốn duy trì việc bán kim cương xanh vì trên thực tế, chúng cực kỳ quý hiếm. Chúng là màu hiếm nhất trong tất cả các loại màu kim cương. Tuy nhiên, vì nhu cầu mạnh của thị trường, chúng dường như xuất hiện ở khắp mọi nơi. Giờ đây, thực sự nghe sẽ không chân thành cho lắm khi nói “Ôi chúa ơi, đó là màu hiếm nhất. Chúng rất hiếm.”
Mee-Seen Loong, Phó Chủ tịch mảng Nghệ thuật Trung Quốc cho hay: “Những món đồ tốt ngày nay rất khan hiếm. Chúng tôi sẽ cho qua các vấn đề về tình trạng nếu như nó thực sự hiếm gặp. Ví dụ như chiếc chén gà* này quả là một vật mang tính biểu tượng cao. Chúng tôi đã bán một chiếc trong thập niên 90 trong tình trạng không hoàn hảo, quả thực là hiếm rất hiếm. Chúng tôi không thể thực tế áp đặt giá trị của tính hiếm có vào việc đính giá ước tính, nhưng bạn nên biết biết rằng giá trị đó hiện hữu ở bên trong tác phẩm. ”
*Chén gà: Đây là một loại chén nhỏ, có hình dạng như chiếc bát được sản xuất từ lò nung của triều đại nhà Minh, và được coi là đỉnh cao của sứ Trung Quốc. Các hình ảnh trang trí đều được thông qua một quy trình phức tạp. Đầu tiên, các mẫu thiết kế được vẽ bằng màu xanh cô-ban trên một chiếc chén chưa được nung. Sau khi tráng men và nung trong nhiệt độ cao thì người ta tráng đầy men sứ màu và sau đó nung ở nhiệt độ thấp hơn để mang lại màu sắc sống động cho chiếc chén. Chiếc “chén gà” sở dĩ được gọi như vậy là do hình vẽ trang trí trên thân chén. Đó là hình ảnh cho gà con ăn trong một khu vườn đầy sống động để truyền tải thông điệp Trung Hoa cốt lõi: nuôi dưỡng những mầm non là thiết yếu đối với sự tiếp nối của dòng họ.
Julian Dawes, Đồng Chủ tịch phiên Đấu giá Nghệ thuật ấn tượng và hiện đại tại Sotheby’s New York cho biết: “Một trong những điều cơ bản trong đấu giá là bạn biết khi nào nên bỏ đi. Sẽ có một thời điểm mà bạn sẽ nói, bạn biết không, tôi sẽ mua lô tiếp theo. Tôi đã nói với mọi người trên điện thoại trước đây rằng, khi giá bán của một vật vượt quá giá thị trường của nó do bạn định ra, thì bạn có thể nói với người mua một cách tự tin, “Tôi sẽ tìm cho bạn một cái khác.” Nhưng nếu bạn đang nói về Kay Sage thì không có một cái nào khác cả. Kay Sage là một trong những nghệ sĩ rất được yêu thích. Bà là một nữ họa sĩ siêu thực và là vợ của Yves Tanguy – một họa sĩ siêu thực người Pháp nổi tiếng, và chỉ mới có vài trăm tác phẩm được sáng tạo dưới bàn tay tài hoa của bà. Kỷ lục cho tranh của Kay Sage là khoảng 7 triệu USD từ giá ước tính bởi nhà đấu giá là 70 đến 90.000 bảng.Bạn muốn biết những gì được gọi là ma thuật bán đấu giá ư? Chính là việc những người trả giá trong khắp căn phòng, ai cũng có điện thoại trên tai để cố mua cho được một tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi tuyệt vời.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của tính khan hiếm đó là việc một vật không còn được sản xuất nữa. Những ví dụ tuyệt vời chính là những tác phẩm này cuối cùng được đưa đến viện bảo tàng, hay những bộ sưu tập tư nhân mà sẽ không bao giờ được đem ra bán hoặc số lượng của chúng biến mất một cách liên tục.Các vật càng cũ thì chúng càng trở nên hiếm hơn. Vì vậy, sẽ cũng vô cùng hiếm hoi để có thể có được chúng trong tình trạng thỏa mãn. Nếu chúng ta làm vỡ một cái bát cổ, thì điều này cũng đồng nghĩa với sẽ có ít hơn một cái bát cổ cùng loại trên thế giới. Và vì vậy khi bạn nói về một trăm cái bát cổ, thì mỗi năm có thể sẽ có ai đó lấy đi một trong những cái bát đó, điều này khiến cho những cái bát còn lại ngày càng ít đi.
Vùng rượu vang Burgundy chỉ sản xuất một số lượng rượu hạn chế. Khi bạn nghĩ về việc Nam Mỹ hứng thú với rượu vang, thì châu Á đang phát điên vì rượu. Thị trường mạnh mẽ như vậy, đôi khi không thể có một ước tính nào về độ hiếm có của một vật nào đó.
Yamini Mehta, Chủ tịch quốc tế mảng Nghệ thuật Nam Á cho biết: “Amrita Sher-Gil là một bảo vật quốc gia ở Ấn Độ, có nghĩa là các tác phẩm của bà không thể xuất khẩu được. Vì vậy, khi chúng tôi phải đối mặt với việc sở hữu một tác phẩm bởi bà đến từ một trong những người thân của bà ở ngoài Ấn Độ, chúng tôi đã phải đối mặt với một điều cực kỳ hiếm gặp. Và cuối cùng nó đã tạo ra một mức giá kỷ lục khổng lồ.
Nicholas Chow, Chủ tịch Quốc tế của các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc tại Sotheby’s: Những thứ gì mà ngày nay được coi là hiếm gặp thì đã khan hiếm trong khoảng ít nhất 100 năm trước, trong một vài trường hợp thậm chí còn khan hiếm trong 1000 năm. Chiếc ang Ru Nhữ diêu mà chúng ta đã thấy, đó là một vật được tạo ra vào cuối thế kỷ 11 hoặc 12. Và việc có được Nhữ diêu ngày nay là điều không tưởng. Vào thế kỷ 21, có lẽ chỉ còn năm hay mười tác phẩm trên thế giới cho bất cứ ai muốn sở hữu chúng. Điều đó nuôi dưỡng thần thoại về một vật, khi mà chúng tôi đủ may mắn để có thể bằng một cách kì diệu nào đó có thể sở hữu những tác phẩm vô cùng khan hiếm này, cũng giống như việc ảo thuật gia có thể lôi con thỏ ra từ chiếc mũ vậy. Đối với những nhà sưu tầm mà nói, họ khao khát đến nỗi trái tim của họ như đang run lên vậy. Điều này làm cho giá của chiếc ang Ru Nhữ diêu này đạt mức 38 triệu usd trong đợt đấu giá vừa qua tại Sotheby’s, đánh dấu một kỷ lục mới Thế giới về giá cho đồ cổ Trung Quốc.
Xem thêm:
Tiêu chí đánh giá cổ vật qua Tính Nguyên Bản
Tiêu chí đánh giá cổ vật qua Tình Trạng
Tiêu chí đánh giá cổ vật qua Tính Nguồn Gốc
Lão Cổ Vật sưu tầm
Tin liên quan
laocovat
Thứ Sáu, 16 Tháng Mười Hai 2022
laocovat
Thứ Sáu, 16 Tháng Mười Hai 2022
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội