TRANG SỨC CÓ CHẠM HÌNH THẦN SURYA - ORNAMENTS CARVED IN THE SHAPE OF SURYA
laocovat
Thứ Tư, 09 Tháng Mười 2024
TRANG SỨC CÓ CHẠM HÌNH THẦN SURYA
(TRÀ KIỆU - DUY XUYÊN - QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG)
Đồ trang sức này bằng vàng lá, có độ tuổi thấp, khá cứng; được cắt thành hình bầu dục, với chiều dài 10cm80, chiều rộng 9cm10. Mặt trước có bố cục trang trí khá hài hòa, gồm hai phần.
Phần trung tâm có gắn 5 viên đá quý trên bề mặt hình bầu dục. Viên chính giữa lớn nhất bằng đá mã não đỏ, được nạm cẩn thận trong khuôn nổi hình bầu dục, với chân đế và thành bệ bao quanh. Mặt trên viên đá nhẵn, phẳng, có chạm hình thần nhân - hình linh vật trong tư thế trang nghiêm, huyền bí. Quanh viên đá trung tâm, có gắn bốn viên đá quý nằm trong khung hình tròn hoặc hình vuông làm bằng lá vàng cắt uốn thành hình hoa bốn cánh ôm lấy viên đá. Trên mặt viên đá hồng ngọc màu mận chín. Phía dưới viên đá trung tâm có chạm hình chim, giống như chim công, đầu có mào ngả về phía sau, đuôi dựng, trong tư thế đứng. Phần bên ngoài có 16 đường dập nổi, tỏa đều ra chung quanh đến sát mép ngoài có xuyên 16 lỗ nhỏ, có thể để xỏ dây cột.
Mặt phía sau đồ trang sức, ở chính giữa có gắn một miếng vàng mỏng cuốn thành ống tròn, có thể để làm lỗ cắm hoặc xỏ dây cột.
Đồ trang sức này có đồ án trang trí thể hiện một biểu tượng tôn giáo hoàn chỉnh. Trong đó, 16 đường dập nổi như tượng trưng cho những tia mặt trời tỏa chiếu khắp vũ trụ mênh mông. Bốn viên đá được gắn trên bốn mặt đối xứng nhau có vẻ như biểu trưng cho bốn phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Viên đá ở trung tâm là biểu tượng chính của đồ trang sức, được chạm khắc tinh vi nhất. Hình thần nhân trong tư thế oai nghiêm, mình cởi trần, cơ bắp nổi cuộn, thân nghiêng về phía trước; chân phải đạp lên lưng linh vật, tay phải với lên cổ linh vật tựa như giữ dây cương, chân trái và tay trái đưa về phía sau, như giữ thế cân bằng. Hình dáng linh vật giống như hình con ngựa, cổ dài, hai chân sau tung lên, hai chân trước chồm tới như đang phi nước đại.
Hình ảnh thần nhân và linh vật trên đây có thể là biểu tượng của vị thần mặt trời (Surya) đang điều khiển vật cưỡi là ngựa thần. Biểu tượng này được thể hiện hầu như rất khác với các hình tượng thần Surya trên điêu khắc đá đã được phát hiện trong nghệ thuật cổ Champa, Campuchia và Ấn Độ. Có thể đây là một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc Champa về thần Surya trên trang sức bằng kim loại vàng - đá quý, có mang dấu ấn kỹ thuật của văn hóa Óc Eo ở vùng châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ - Việt Nam). Đồ trang sức này có thể được dùng để gắn trên mũ miện của các tượng thần của đạo Hindu, có niên đại vào khoảng thế kỷ VII - VIII sau Công nguyên.
ORNAMENTS CARVED IN THE SHAPE OF SURYA
(TRA KIEU, DUY XUYEN, QUANG NAM - DA NANG)
This type of ornament is made of leaf gold, with a low carat content, and is rather hard. It is cut into an oval shape, measuring 10.80 cm in height and 9.10 cm in width. The front features a decorative layout that is quite harmonious, consisting of two parts.
The central part is composed of five precious stone grains fixed on the oval surface. The largest stone, made of red agate, is elaborately inlaid in an oval relief mold, with a base and supporting structure surrounding it. The upper face of the stone is smooth and even, carved in the shape of a sacred-animal deity in a serious, mysterious posture. Surrounding the central stone are four precious stones set in circular or square frames made of gold, cut and molded into a four-petal flower shape that embraces the stones. Below the central stone, the face of a ripe prune-colored gemstone is carved with the image of a bird resembling a peacock, with its crest falling backwards and its tail arranged in a standing posture.
The outer part has 16 relief lines radiating evenly around, extending to the outer edge, with 16 small holes for strings to pass through.
On the back of the ornament, in the very center, there is a thin piece of gold rolled into a tube, which may serve as a hole for placing something or passing the strings through.
This ornament features a decorative arrangement that represents a perfect religious symbol. The 16 relief lines seem to symbolize sunbeams shedding light on the vast universe. The four stone grains fixed on four symmetrical sides appear to represent the four cardinal directions: East, West, South, and North. The central stone is the main symbol of the ornament and is the most elaborately carved. The human-god figure is depicted in a stately posture, half-naked, with well-defined muscles, leaning forward; the right leg is poised to strike the back of the sacred animal, while the right hand grasps its neck as if holding the reins. The left leg and left hand extend backward, maintaining balance. The shape of the sacred animal resembles a horse, with a long neck, its two forelegs raised and two hind legs prancing forward as if preparing to gallop.
The images of the human-god and sacred animal may symbolize the sun-god (Surya) riding a divine horse. This representation is quite distinct from the depictions of Surya found in stone sculptures in ancient Champa, Cambodia, and India. It is likely that this ornament is a product of the artistic characteristics of the Champa culture, related to Surya, and made of gold and precious stones, reflecting the technical influences of the Oc Eo Culture in the Mekong Delta (Southern Vietnam). These ornaments could have been used to adorn the headpieces of Hindu god statues, dating from the 7th to 8th century A.D.
(Theo Kiến giải của Vũ Kim Lộc).
-------------------------------------------------------------------
𝐋𝐀𝐎 𝐂𝐎 𝐕𝐀𝐓
Cổng thông tin cổ vật - Thẩm định cổ vật
🔹 Fanpage: Lão Cổ Vật
🔹 TikTok: www.tiktok.com/@laocovat
🔹 YouTube: www.youtube.com/@laocovat
🔹 Email: contact@laocovat.com
🔹 Contact : 0981302468
#LaoCoVat #antique #since1955 #ThẩmĐịnhCổVật
Tin liên quan
laocovat
Thứ Tư, 09 Tháng Mười 2024
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội