TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG CỦA NHÀNH LẠC VIỆT, TRỐNG MIẾU MÔN I ...Like 0 199
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
‘Thú Lạ‘ Sói Lang.
Tổng quát.
Cùng vành này là nhóm thú lạ chia làm hai nhóm bốn con đi xen kẽ với hai nhóm bốn con mang gạc.
Vành này là vành số 6 tức số Tốn. Cũng nên biết từ trong ra ngoài, mặt trống có 14 vành và trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng với số 14 là số Tốn tầng 2, thế gian (14 = 6 + 8) ăn khớp với nhau trăm phần trăm. Điểm này cũng xác thực thêm cho thấy vành số 6 Tốn có hai loài thú là vành chủ yếu của trống này.
Như thế hai loài thú cùng ở trên vành chủ yếu 6 Tốn đều có một khuôn mặt âm Tốn. Ta đã biết Tốn của trống này có hai khuôn mặt lưỡng hợp với Tốn là Li/Tốn và Đoài/Tốn và có một khuôn mặt lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm Đoài và ở trên ta cũng đã biết các con mang sừng có khuôn mặt là Li/Tốn rồi như thế tổng quát ta suy ra ngay những con thú lạ này phải có mạng Đoài/Tốn.
Những cón thú lạ trên Trống Miếu Môn I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Các nhà khảo cổ học Việt Namcho rằng đây là lloài “thú bốn chân dị kỳ có mỏ như chim ngậm mối” (Nguyễn Văn Huyên).
Bây giờ chúng ta hãy làm thám tử nhận diện con thú lạ dị kỳ này bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
Trước hết nhìn tổng quát những con thú trên trống Miếu Môn I này có vóc dáng của loài chó sói, chồn. Con thú nhỏ con chỉ to bằng con chó sói. Những con thú này đứng ở tư thế ngửa cổ nhìn lên trời đang tru hú.
Tư thế con thú lạ đang ngửa cổ lên trời giống hệt con sói đứng ở tư thế đang tru hú.
Con sói được coi là biểu tượng cho gió một phần là do tiếng hú của nó vì gió hú.
Thật vậy thú vật được dùng làm biểu tượng cho gió là loài thú vật có tên có nghĩa là bọc, túi, khí gió (vì hư không, không gian nguyên thủy là cái bọc, bao, túi khí gió). Ông thần gió thường khoác trên vai cái bao, túi gió. Ví dụ chim tu hú biểu tượng cho gió (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt). Những con thú bốn chân có đặc tính biểu tượng cho gió, hư không, bầu trời phải biết tru, biết hú, đó là con sói, con lang, con chó… Con chó là con chu, con tru, con hú ví dụ từ hound như “grey hound”, một loài chó, cũng như Đức ngữ “hound”, chó, biến âm với “howl”, hú. Ngoài ra những con thú có các phần cơ thể biểu tượng cho gió như có bờm, có đuôi như cờ bông lau, tai như quạt gió (vì thế voi cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho gió), màu trắng hay khoang, đốm trắng (lang)… cũng dùng làm biểu tượng cho gió, hư không bầu trời. Họ nhà lang, sói, chó là thú biểu chính của hư không, bầu trời, khí gió. Theo biến âm gi=ch như giăng = chăng (… dây) ta có gió = chó. Từ gió và chó biến âm với nhau cũng thấy trong Mã ngữ: angin (wind) biến âm với anjing (dog).
Hình ảnh đặc thù và linh thiêng của sói lang bao giờ cũng được khắc ghi bằng hình ảnh con sói lang ngửa mặt nhìn lên trời trong tư thế đang hú.
Như vậy chỉ nhìn qua tư thế con thú kỳ dị này giống hệt con sói đang đứng hú ta đã có ngay một ý niệm theo trực giác chúng là loài sói lang, con thú tru hú.
-Đuôi
Điểm nhấn mạnh nhất và nổi bật nhất của con thú kỳ dị này là có cái đuôi rất ‘kỳ dị’. Đuôi rất dài, dài chấm đất. Đây là đuôi ‘bông lau’, ‘cờ lau’. Đuôi bông lau, cờ lau là một thứ phướn gió biểu tượng cho gió. Vậy đây là con thú biểu tượng cho gió. Ta đã biết sói lang là thú biểu của gió, là bổn mạng của Hùng Lang Mặt trời-gió (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Trong thực tế, điều này cũng đúng, đuôi dài và rậm là nét đặc thù của loài sói, chồn. Loài sói có đuôi dài vì đuôi dùng để che phủ và đắp ấp cho mũi, các ngón chân về ban đêm lạnh khi nằm cuộn khoanh lại.
Con thú này có đuôi buông thõng xuống chấm đất giống như đuôi con chó sói đang ở tư thế đứng ngửa cổ lên trời tru (xem hình ở trên).
Đuôi buông thõng xuống cũng thấy ở tư thế đứng chỉ huy, oai nghiêm, dõng dạc đang cảnh giác, nghe ngóng, canh chừng, đương đầu với hiểm nguy.
Đuôi buông thõng xuống thấy ở thế con sói đứng chỉ huy đang nghe ngóng, canh chừng, đương đầu với hiểm nguy (nguồn soazwildlifecallers.org).
Đuôi bông lau chấm đất hiển nhiên là đuôi của con thú mang hình ảnh biểu tượng cho gió là sói lang.
Rõ hơn nữa đuôi bông lau có những sọc song song trông giống hình lông chim giống đuôi con chim bổ nông biểu tượng cho con nông gió ở thân trống Hòa Bình nên chiếc đuôi này cũng biểu tượng cho gió.
Mặt khác các sọc này cũng có thể diễn tả ánh sáng tỏa ra rạng ngời, ánh sáng mặt trời mọc, ánh sáng rạng đông. Cái đuôi sáng rạng ngời này cũng cho ta biết đây là loài thú gì. Thật vậy con lang con sói còn có nghĩa là con “sáng”, con “rạng”, con “chói”. Lang là láng, là lạng (sáng lạng), là lạn (sáng lạn, sán lạn) là rạng. Theo s=ch (sửa = chữa) sói = chói. Chói là sáng (sáng chói). Chói đi đôi với chang (chói chang). Theo ch =l, chang = lang. Ta cũng thấy Latin con sói là lupus, Pháp ngữ là loup ruột thịt với Latin lux, ánh sáng. Vậy con thú ‘kỳ dị’ có đuôi ‘dị kỳ sáng chói’ là con sói, con sáng, con rạng, con lang.
Ta cũng thấy phía đầu của thuyền hay chim, thú là phía dương vì trên trống chuyển động theo chiều dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời và phía đuôi là phía âm. Những con thú này có đuôi lửa, thái dương sáng rạng ngời là lửa, thái dương II của phía âm O đuôi tức IIO, quẻ Đoài. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời con thú này biểu tượng cho Đoài và ở trên trống có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian nên là Đoài/Tốn thế gian.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là nhánh Hùng Vương Đoài/Tốn Lạc Long Quân (ăn khớp trăm phần trăm với các vành nước, lửa, Chấn Lạc Long Quân mang tính chủ ở biên trống).
-Tai
Tai dài và to, đây là đặc tính của một vài loài sói chồn. Các con lân của ViệtNamcó tai rất to và dài mang dấu tích, hình ảnh sói lang (xem dưới).
Tai ở đây không dựng đứng mà ngả về sau là hình ảnh của con sói lúc ngửa mặt lên trời tru hú (xem hình ở trên).
-Thân người.
Trên người những con thú này có những chữ viết nòng nọc vòng tròn-que giống như trên người các con mang. Đây là những con thú thuộc ngành nọc, lửa, mặt trời thái dương như những con mang. Điểm này củng cố thêm cho thấy đuôi có những sọc là những tia sáng rạng ngời. Đây là con lang, con sói rạng ngời thái dương.
-Bộ giống.
Hình bộ giống đực khắc rất rõ, rất đậm, rất cường điệu, có ý nhấn mạnh đây là con đục, con chàng, con lang, con đực, con Hùng, con Việt.
-Mõm
Mõm rất dài và nhọn là nét đặc thù của sói nhất là loài sói coyote. Mõm dài và nhọn cũng là biểu tượng của nọc, đực, đục, thú biểu của ngành nọc Việt mặt trời thái dương. Bằng chứng là trong mõm có đánh dấu hay chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > mang nghĩa nọc, lửa, thái dương.
Đăc biệt nhất là dưới mõm có hình chữ V hay hình tam giác ngược mà các học giả hiện nay gọi là cái ‘mồi’. Các hình này cũng thấy ở các con cò trên vành số 9 trống Miếu Môn I này và ở một hai con chim đứng ở vành ngoài cùng trên trống Ngọc Lũ I. Các học giả hiện nay cho đây là những con chim ‘ngậm mồi’ và ‘con thú kỳ dị’ này cũng ‘ngậm mồi’. Bernet Kempers, trong The Kettledrums of SouthEast Asia gọi là thú, cò tha mồi hay “chim đói” (“insatiable birds”, p.175).
Theo tôi thật sự có thể không phải là ‘mồi’ mà đây là chữ viết con nòng nọc vì những lý do sau đây:
./Mồi theo duy tục không thích hợp ở đây. Những con thú trên trống này đã ở dạng thể điệu hóa liên hệ với vũ trụ quan của liên bang hai đại tộc này không phải là những con thú nuôi con, không thể là những con thú đói.
./Chúng là thú bốn chân không thể tha cái mồi giống như mồi chim ở vành cò bay phía ngoài. Cò ăn mồi tôm cá không thể giống mồi của loài thú bốn chân giống sói lang ăn thịt thú vật này vậy mà ‘mồi’ con thú này ở đây giống ‘mồi’ của cò. Không hợp lý.
./Trong một vài cái ‘mồi’ lại có chữ viết vòng tròn có chấm có ý nghĩa theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que…. Chữ chấm vòng tròn là thiếu âm, nguyên thễ của khí gió. Mồi thì làm sao có chữ viết mang biểu tượng.
Như vậy đây thật sự không phải là “mồi”. Do đó ta phải nhìn thêm theo diện chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
Trước hết cứ giả dụ dù cho đây là mồi đi nữa thì mồi ở đây cũng đã dùng làm một biểu tượng, vì trong mồi có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình vòng tròn có chầm. Như thế dù là mồi thì cũng đã được dùng để diễn tả như một hình, một dấu, một chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, không thể hiểu mồi theo nghĩa duy tục được. .Như thế ở đây nghiêng nhiều về phía chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
Vậy bây giờ ta nhìn dưới lăng kính của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.
./ Nhìn theo chữ V.
Nếu chỉ nhìn theo phần dưới mỏ là chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình chữ V thì chữ V này có nghĩa ngược lại với chữ viết nòng nọc vòng tròn-que nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) đứng /. Chữ V do hai nọc II ghép lại mang tính lửa, thái dương. Chữ V có mũi nhọn mang dương tính sinh động, năng động. Nhưng chữ V có đỉnh chỉ địa nên mang âm tính, của ngành âm. Gộp lại chữ V có nghĩa là nòng, âm lửa thái dương, nước-lửa, Chấn ngành âm thái dương.
Xin vắt tắt đưa ra một hai bằng chứng để kiểm chứng: trong The Da Vinci Code, Dan Brown cho rằng trong bức tranh The Last Supper, hình Chúa và John nối dính liền với nhau ở chỗ hông (hip) và ngả ra hai phía tạo thành một khoảng hở ở giữa hai người. Khoảng hở này hình V (chữ V) mà Dan Brown cho đây là biểu tượng cho phái nữ, đàn bà gọi là chalice. Chalice hay calice, calyx có nghĩa là cốc, chén. Dan Brown cho chalice còn có thêm nghĩa nữa là tử cung phụ nữ. Biểu tượng này liên hệ với phái nữ và sự mắn sinh (The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com). Nhìn theo diện bên ngoài thì hình chữ V giống âm hộ, còn hiểu theo nghĩa chalice là chén là vật đựng thì có nghĩa là bộ phận sinh dục bên trong. Vật đựng như chén, nồi, bình, ve biểu tượng cho âm, nữ, dòng nước. Dan Brown cũng cho rắng hình chữ / chalice này biểu tượng cho nữ, phái nữ ngược với hình tượng nguyên thủy / biểu tượng cho đực, nam, phái nam, đàn ông mang hình bóng của một dương vật sơ khai (“a rudimentary phallus”) và được gọi là lưỡi sắc (blade). Chữ / chính là chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) đứng đỉnh chỉ thiên.
Tôi khám phá ra những mật mã của Dan Brown này chính là những chữ nòng nọc V và /. Chẳng cần nói đâu xa, chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > này ta thấy ngay trước mắt ở đây là ở ngay mõm con thú lạ này.
Về ngôn ngữ học, như đã biết nòng O theo duy âm nữ có một khuôn mặt biểu tượng cho âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ, không gian. O khi dương hóa mở ra thành chữ U và V. Ta thấy rõ O = U = V qua từ O (phương ngữ Huế O là mụ, cô, mệ; mụ có một nghĩa là mẹ như Thiên Mụ = Mẹ Trời) = U (người Bắc gọi mẹ là U) = V= Vê = Vú (Trung Namgọi mẹ là Vú). Trong chữ nòng nọc U, V là dạng dương hóa của O. Chữ U còn một vòng cung tròn ở đáy nên còn mang âm tính nhiều hơn chữ V nhọn đầu. U là thái dương vì có hai cạnh đứng là hai nọc, lửa thái dương. U còn phần cong ở dưới như một vật đựng biểu tượng cho âm. Vậy U là âm thái dương của ngành nòng thái dương. Việt ngữ U là mẹ gọi theo Mẹ Tổ U Cơ, Âu Cơ có một khuôn mặt là thái dương thần nữ. Còn V có đỉnh nhọn không còn phần cong âm nào nên là âm thái dương của ngành nọc thái dương ứng với Chấn, Lạc Long Quân.
Như thế nếu nhìn cái “mồi” theo diện đơn giả là chữ V thì những con thú dạng sói lang này thuộc ngành nọc thái dương ứng với Chấn, Lạc Long Quân. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với ba vành ở biên trống là hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang nghĩa lửa, thái dương và vành ở giữa có hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, mặt trời Nước, Chấn ứng với Lạc Long Quân. Ba vành này mang nghĩa thuộc nọc âm thái dương ứng với Chấn, Lạc Long Quân.
Nếu nhìn theo chữ V là âm, nước thái dương Chấn ứng với khuôn mặt Lạc Long Quân của trống.
Tóm lại nhìn theo chữ V, những con thú dạng sói lang này thuộc ngành nọc âm thái dương ứng với Chấn, Lạc Long Quân.
./ Nhìn dưới hình tam giác ngược.
Chữ V hợp với phần dưới mõm tạo thành hình tam giác ngược có đỉnh chỉ địa. Nếu nhìn dưới dạng hình tam giác thì đây là nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) hình tam giác ngược có nghĩa là nước lửa thái dương Chấn.
Như thế nếu nhìn dưới diện tam giác ngược thì cũng có một nghĩa là nước dương Chấn. Hình tam giác ngược chỉ địa có nghĩa đối nghịch với hình tam giác thuận mũi tên có đỉnh chỉ thiên (tam giác cũng là dạng biến đổi của nọc mũi tên, mũi mác, răng cưa, răng sói). Vậy tam giác dưới mỏ con thú dị kỳ và dưới mỏ cò ở đây cũng có cùng nghĩa với chữ V. Thật vậy hãy lấy một hai ví dụ, ta thấy tam giác chỉ địa là hình bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ cùng nghĩa với chữ V như đã nói ở trên. Hình tam giác ngược chỉ địa cũng có nghĩa là nước thái dương (Chữ Nòng Nọc trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á):
Hình tam giác ngược có nghĩa là nước.
Vân vân…
Bây giờ coi tam giác là dạng dương hóa của nòng O, như đã nói ở trên. Tam giác có ba cạnh do ba nọc que tức Càn III là dạng dương (I) thái dương (II) của O (O có một khuôn mặt là bọc hư vô,không gian), nghĩa là một cái bọc mang siêu dương tính hình tam giác. Bọc tam giác có góc cạnh mang dương tính thái dương. Cái bọc dưới mỏ thú và cò là cái bọc dương, Khôn dương, thái dương II của nòng hư vô, không gian O tức IIO, quẻ Đoài, khí gió. Như thế thú và chim ở đây có cái túi khí gió ở dưới cổ nghĩa là những thú, con chim thuộc đại tộc gió Đoài. Những con thú con chim có bọc khí gió dưới cổ có nghĩa là chúng có thể hú, huýt sáo được. Những túi dương khí gió này mang dương tính tức khi chuyển động phát ra âm thanh, là những cái bọc âm thanh, là một chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả túi âm thanh. Đây chính là hình ngữ túi âm thanh (xem chương Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu Tượng Trên Trống Đồng).
Con thú lạ có túi âm thanh dưới cổ là con thú có đặc tính có thể hú hay tru tức thuộc về loài sói, lang, chó.
Với tất cả những khám phá trên, rõ như dưới ánh sáng mặt trời con ‘thú kỳ dị ngậm mồi’ chính là con sói mặt trời rạng ngời, sói LANG, sói CHÀNG, sói Đoài thuộc nhánh nọc âm thái dương nước lửa Chấn thái dương.
Tôi gọi con thú có bọc âm thanh này là linh thú lang sói, lang trời vì đã bắt đầu thần thoại hóa không còn ở dạng thiên nhiên nữa. Nó có cốt là con chó sói, con lang, tương đương với từ thiên cẩu ngày nay dùng ở nhiều vùng quê ở Việt Nam. Tại đây còn có tục múa thiên cẩu.
Lang sói mang ý nghĩa biểu tượng gì?
Lang sói, chó cũng mang ý nghĩa biểu tượng trọn vẹn của Vũ Trụ giáo.
. Hư Không, Vô Cực.
Sói lang biểu tượng cho hư không. Tên lang là dạng nam hóa của nang, bọc túi. L là dạng nam hóa của N (Tiếng Việt Huyền Diệu).
Lang, nang dương có nghĩa là bọc, túi biểu tượng cho hư vô, bầu vũ trụ, bầu trời mang dương tính, nghĩa là hư không chuyển qua khí gió trước. Theo truyền thuyết xưa thì Lang có một loài mà trước cổ có cái túi như ghi lại trong Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh đã ghi: “Lang bạt kỳ hồ: con lang đạp cái bọc da ở trước cổ nó, lúng túng không đi được – Người mình lại thường dùng mấy chữ ấy theo nghĩa trái hẳn là: đi nơi này nơi khác, không định chỗ nào”. Chúng ta dùng lang bạt kỳ hồ với ý nghĩa là đi đây đó phiêu bạt như gió.
Con lang có cái túi dưới cổ này đích thị là những con lang ở trên Trống Miếu Môn I nầy có cái túi (gió), túi âm thanh ở cổ mà được cho là cái mồi. Mặt khác qua từ lang bạt kỳ hồ ta cũng thấy con lang đi với bạt là gió. Ta có từ đôi bạt gió (như cánh chim bạt gió). Theo qui luật từ đôi của Nguyễn Xuân Quang ta có bạt = gió (Tiếng Việt Huyền Diệu). Ta có thể kiểm chứng lại, theo b=v, bạt = Phạn ngữ vâta là gió.
Ở Miền Bắc ViệtNamcó làng Vát chuyên làm quạt. Vát ruột thịt với Phạn ngữ vâta, gió vì quạt làm ra mát (quạt mát) liên hệ với gió (gió mát). Theo v=m, vát = mát. Theo v = qu như vấn = quấn, ta có Vát = quạt. Như thế làng Vát là làng Gió, làng Mát làng Quạt.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, con Lang biểu tượng cho gió, bầu vũ trụ, bầu trời, một khuôn mặt của Hùng Vương Đoài sinh ra từ bọc trứng sinh tạo thế gian tức bầu trời đội lốt bọc Trứng Vũ Trụ.
Lưỡng cực:
-Cực dương:
Lang có nghĩa là chàng (con trai) và cũng có nghĩa là đục (chisel) biểu tượng cho cực dương. Việt ngữ sói biến âm với chói (s=ch) là sáng hàm nghĩa mặt trời, lửa.
-Cực âm:
Họ nhà chó, cáo chồn cũng có khuôn mặt biểu tượng cho âm, cõi âm. Lang có khuôn mặt âm là nang biểu tượng cho âm, nữ, cõi âm. Lang là dạng dương hóa của nàng, nường, nòng.
Chó cõi âm (funerary dog) liên hệ với hồn người chết như chó gác cổng trời thấy trong truyền thuyết Đông Nam Á còn thấy trên những con thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, chó Anubis của Ai cập cổ, chó ngao ở địa ngục của Phật giáo.
Tứ Tượng:
-Tượng gió lửa trời:
Sói lang mặt trời rạng ngời. Như trên đã thấy sói = chói, chói sáng. Sói là con chó chói sáng, chó rạng ngời càn thái dương, chó lang có nghĩa là lạn, láng là sáng ngời. Sói là con chó mặt trời rạng ngời, lửa càn thái dương. Điểm này ta cũng thấy Latin chó sói là lupusruột thịt với lux (ánh sáng, sáng).
-Tượng gió lửa đất thế gian:
Chó núi, con cầy họ nhà chó. Cầy biến âm với cây, ki, kì, kẻ biểu tượng cho đất núi. Con chó gọi là con ki.
-Tượng gió lửa nước:
Chó mang khuôn mặt biểu tượng cõi âm nước, như đã nói ở trên, thấy qua hình ảnh chó ngao của Phật giáo, chó hoang anubis của Ai Cập cổ. Anubis là thần chết, thần tẩm liệm người chết…
Cáo thuộc họ nhà chó có loài mõm nhọn gọi là lạc, biểu tượng lửa nước (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Cáo biến âm với sáo (c=s) có một nghĩa liên hệ với nước (sáo là súp: sáo vịt, sáo măng; sáo là dụng cụ đánh cá: “Chẻ tre bện sáo cho dầy…”).
-Tượng gió lửa gió:
Con chó là con tru, con hú, biểu tượng cho gió. Lang là dạng nam hóa của nang có một nghĩa là túi mang tính dương, là nông là không (không gian dương) là gió. Lang là “túi đực”, “túi gió đực”, là gió lửa, là dông. Lang có một nghĩa là gió. Như đã nói ở trên, qua từ ghép lang bạt ta có lang = bạt. Theo b=v, bạt liên hệ với Phạn ngữ vâta là gió. Các shaman thường hóa thành chó sói bay về trời (M. Eliade, Shaman, p.478).
-Sự Sống, Cây Đời, Tam Thế
Chó còn có tên là con mang có một nghĩa là bọc, túi, có bầu, sinh đẻ (có mang).
Chó tham dự vào việc phán xét linh hồn để cho linh hồn về miền hằng cửu, tái sinh như chó gác cổng trời trên thuyền ở trống Ngọc Lũ I, chó ngao của Phật giáo, chó Anubis của Ai Cập hiển nhiên mang nghĩa sinh tạo, tái sinh…
Bây giờ ta thử xem Lang Sói có phải là con thú Việt bốn chân tức con Lang Việt sống trên mặt đất ở cõi Trung Thế hay không? Nó có phải là vật tổ của Đại Tộc Việt không?
Lão Cổ Vật Sưu tầm
Nguồn : Blog bác sỹ Nguyễn Xuân Quang - https://nguyenxuanquangbacsi.wordpress.com/
Tin liên quan
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội