TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG CỦA NHÀNH LẠC VIỆT, TRỐNG MIẾU MÔN I ...Like 1 271
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Bây giờ ta thử xem Lang Sói có phải là con thú Việt bốn chân tức con Lang Việt sống trên mặt đất ở cõi Trung Thế hay không? Nó có phải là vật tổ của Đại Tộc Việt không?
-Người cổ Việt có vật tổ là loài chó, con thú được thuần hóa từ loài sói lang:
“Người Việt xưa không những có ‘tô-tem’ chim ‘lạc’, tô-tem rồng mà còn có nhiều tô-tem khác như trâu, chó…” (Trịnh Minh Hiền, Trần Mạnh Phúc, Tìm Hiểu Nghệ Thuật… HVDN, NXB KHXH, HN, 1972 t.I, tr. 230).
Trong Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyện có ghi: “Hùng Quốc Vương tức Hùng Vương thứ nhất – húy Lân Lang – lên ngôi năm Nhâm Dần, năm 2359 trước Công nguyên” (theo Trần Huy Bá khảo ở ngọc phả ký hiệu A227, chữ Hán, tư liệu lưu tại Thư viện Khoa-học Xã-hội, Hà Nội). Hùng vương thứ nhất húy LÂN LANG có một nghĩa là Lang Sáng, Lang mặt trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Ta thấy rõ sói lang là hình bóng thú biểu thế gian của Hùng Vương có mạng khí gió vũ trụ (Đoài vũ trụ) vì một trăm Lang Hùng sinh ra từ một cái BỌC, cái NANG (trứng). Lang là dạng dương hóa của Nang (L là dạng dương hóa của N, xem Tiếng Việt Huyền Diệu). Lang có một nghĩa là túi, bọc dương, bầu dương, Khôn dương tức khí gió vũ trụ. Tổ Hùng Vương có cốt là Bọc, Bầu Trứng Vũ Trụ, có mạng Khôn dương (khí gió), là Mặt Trời-Không Gian vũ trụ (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Như thế Hùng Vương thứ nhất có hiệu là Lân Lang có một nghĩa là Con Sói Rạng Ngời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Sói Mặt Trời thái dương rạng ngời Lân Lang là Sói Trời, Thiên Cẩu. Gần đây ở hồ Trúc Bạch vừa tìm thấy một miếu thờ Chó. Ngày nay ở vùng quê Việt Nam nhiều nơi (vùng Huế) còn múa thiên cẩu trong ngày lễ tết.
Trong Thủy Kinh Chú, sách này ghi Văn Lang là nước Sài Lang. Thủy Kinh Chú do Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Ngụy chú giải bộ Thủy Kinh cổ là quyển sách về sử có giá trị khảo cứu. Sách ghi chép về các con sông ở Trung Quốc và các sông ngòi lân cận chảy ra biển, trong đó có các con sông ở phía nam Trung Quốc chẩy qua vùng “man di”. Theo Hoàng Hưng “đối với sử cổ đại Việt Nam, tài liệu giá trị nhất là phần chú giải của Lịch Đạo Nguyên, ông đã tham khảo các sách xưa và những sách có giá trị đương thời như dẫn sách Thượng thư đại truyện của Phục Thắng đời Hán và Lâm Ấp ký, Giao châu ngoại vực ký (thê kỷ thứ 4) là những sách ghi chép về miền đất nước ta thời Hùng vương hiện đã mất” (Thời đại Hùng vương trong thư tịch xưa, Hùng Vương Dựng Nước, T.I, tr.83). Như thế Thủy Kinh Chú cho rằng nước Văn lang là nước Sài Lang là chuyện đáng tin được. Dĩ nhiên đối với những kẻ thù địch thì họ bóp méo nghĩa chữ Sài Lang đi hiểu theo nghĩa xấu xa nhưng đối với con dân nước Văn Lang hiển nhiên Sài Lang hiểu là con Lang Rạng, con Sói Ngời, con Sói Rạng đông với ý nghĩa cao đẹp.
Từ Sài Lang chỉ chung sói lang ăn khớp với cốt lõi văn hóa Đại Tộc Việt dựa trên lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Sài là một loài sói nhưng sài cũng có nghĩa là “củi”, tức cây, nọc. Sài Lang gốc có thể hiểu là con Sói Nọc, Sói Lang ngành nọc dương, trong khi đó Lang là con sói ngành nọc âm. Nếu nhìn Sài là một tính từ (adjective) thì Sài Lang là con sói “củi”, sói nọc, sói Việt, Lang Việt thú biểu của Hùng Lang, Hùng Vương.
Ngày nay chúng ta còn thấy rõ sự thờ phượng chó qua việc quấn khăn hình tai chó, thờ tượng đá chó đại bản, chó đá. Sói Lang mặt trời rạng ngời thần thoại hóa thành linh vật thiên cẩu. như đã nói ở trên, người Huế có tục múa thiên cẩu. Gần đây vừa khám phá ra một miếu thờ Chó ở Trúc Bạch.
-Người Lạc Việt Tráng (Choang), Zhuang (xem Đạo Mặt Trời Của Bách Việt) có tục múa chó lúc trẻ em vừa lọt lòng.
Hình con chó dùng trong tục Múa Chó lúc trẻ sơ sinh mới ra đời của người Lạc Việt Tráng, chụp tại Bảo Tàng Viện Sắc Tộc ở Côn Minh, Vân Nam (ảnh của tác giả).
Dĩ nhiên ngày nay người Lạc Việt Tráng giải thích tục này theo nghĩa duy tục là mục đích của tục múa này là để bảo vệ, che chở cho trẻ sơ sinh đươc an lành, sống khỏe mạnh, tránh các ma lực, điều xấu làm hại đứa trẻ. Tục múa rối này ruột thịt với tục Múa Thiên Cẫu vào dịp tết của người Việt còn thấy ở Huế cũng cho là để cầu an, cầu hạnh phúc, cầu may mắn… Thật ra phải hiểu theo nghĩa đến tận cuội nguồn, theo vật tổ là con chó, thiên cẩu là vật tổ thiêng liêng của Hùng Vương Đại Tộc Việt. Hiển nhiên vật tổ chó, thiên cẩu, Lang trời có tất cả các nghĩa trong Vũ Trụ giáo kể cả sinh sản, sinh tạo, tái sinh, phồn thực, may mắn… trong đó bao gồm cả các nghĩa duy tục ngày nay đang hiểu.
-người Mán, một tộc của Bách Việt có vật tổ là chó Bàn Hồ.
-người Chăm liên hệ với Bách Việt có tên cổ là nước Hồ Tôn có nghĩa theo vật tổ là Cáo-Vượn cũng thờ vật tổ chó…
-Borneo, Đa Đảo: nhiều tộc ở miền trung Borneo, Đa Đảo có liên hệ mật thiết với người cổ Việt (có tác giả cho là Bộc Việt) còn giữ lại được nhiều dấu tích thờ chó cho tới ngày nay: “the ornamental art of central Borneo is to a considerable extent dominated by a motif called aso ‘dog’. Aso figures are placed on roofs of houses and of sepulchral buildings. The aso is found in the decoration of house walls, in paintings on shields, in the designs on bamboo receptacles, in embroideries and appliqué work on textiles and in tattooings. The animal is always extremely stylized” (Nghệ thuật trang trí ở miền trung Borneo tới một mức độ đáng kể ngự trị bởi một mô-típ gọi là “chó” Aso. Hình chó Aso để trên mái nhà và trên các kiến trúc lăng mộ. Chó Aso thấy trang hoàng trên tường nhà, trên các khiên mộc, trong các hình họa kiểu trên ống đựng tre, trong thêu thùa và các hình ghép đặt lên vải vóc và trong xâm chổ. Những con vật luôn luôn rất là thể điệu hóa…).
Hình khắc một con chó “aso” trên tường nhà… (Figure 35, Robert Heine Geldern, Some tribal Art Styles of South East Asia. p.196, hình này trích dẫn lại của Nieuwenhuis, 1904-07).
Hình thú há mồm như đang sủa, đang tru hú cho biết đây là con chó. Hình chó thể điệu hóa hay thần thoại hóa có đuôi hình xoắn xoáy. Lưu ý khí gió dương, chuyển động như bão tố, bão lốc cũng chuyển động theo hình xoáy, hình sóng cuộn. Trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que xoáy, sóng nước và xoáy, sóng khí gió cuộn được diễn tả theo hai chiều nòng nọc, âm dương khác nhau. Đuôi con chó này có hình xoắn vòng xuống là vòng xoáy gió lốc, gió dương sinh tạo khác với vòng xoắn nước vòng cong lên phía trên lưng như thấy ở con cá sấu dao ở trống Hòa Bình. Tai to cũng vòng cong xuống biểu tượng cho gió. Bờm cong gió Đoài. Trên người có đốm, một dạng biến thể của những chấm nọc lửa, thái dương. Đây là hình bóng thiên cẩu, Lân Lang (Sói sáng) của chúng ta.
Một con chó thần kỳ Aso ở đầu hồi mái nhà của người Dayak.
Một con chó thần kỳ Aso ở đầu hồi mái nhà của người Ngaju, Nam Dương (cs.nga.gov.au).
VẬT TỔ HỌ NHÀ CHÓ CỦA CÁC TỘC KHÁC LIÊN HỆ VỚI TỘC VIỆT.
-Các tộc thổ dân Mỹ châu có gốc phát xuất từ Á châu có vật tổ chó sói coyote. Xin nhắc lại tại Mỹ châu có các tộc có DNA giống hệt người Đông Nam Á tức Cổ Việt như người Pima ở Bắc Mỹ Châu, người Maya ở Trung Mỹ Châu và người Ticuna, Nam Mỹ Châu.
Người thổ dân Mỹ châu có truyện thần thoại Why The Coyote Looks Up When He Howls giải thích con chó sói suốt đêm đi lục tìm trong các bụi bờ, gần sáng cảm thấy cô đơn. Những người thân của nó đã biến thành những vì sao nhỏ trên trời, nên buồn bã, ngửa mặt nhìn lên trời gào hú thương tiếc. Đó là lý do tại sao tiếng chó sói tru nghe điếng hồn và chó sói mỗi lần tru đều ngửa mặt nhìn lên trời (William R. Palmer, Why The North Star Stands Still,tr.11). Qua truyền thuyết này cho thấy người thổ dân Mỹ châu cũng quan niệm y hệt chúng ta là chó liên hệ với gió với sao, “những người thân của nó đã biến thành những vì sao nhỏ trên trời”. Sao có một biểu tượng cho gió (Hán Việt sao có một nghĩa là túi, nang). Lửa liên hệ với mặt trời, nước liên hệ với mặt trăng, đá liên hệ với quả đất và gió hiển nhiên liên hệ với sao. Những người thổ dân Mỹ châu tin là chó sói chết biến thành những vì sao cho thấy họ có cùng quan điểm với chúng ta.
-Chó âm thế
Đông Nam Á có con chó cõi âm thường gác cổng trời và cắn đuổi những hồn ác xuống cõi âm. Phật giáo có con chó ngao sống ở âm phủ xé xác những người độc ác. Ai Cập có con chó Inpu, phiên âm thành Anubis, vị thần chuyên lo việc tẩm liệm mai táng, tên Anh ngữ con chó này gọi là jackal, Pháp là chacal, loài chó hoang giống chó sói nhưng chuyên môn ăn các xác thú vật đã chết (đây là một hình thức ‘tẩm liệm’, hóa kiếp!).
THÚ BIỂU CHÓ TRÊN TRỐNG ĐỒNG
Rìu thờ Đông Sơn.
Như đã nói, trên một cái rìu Đông Sơn mà tôi gọi là rìu Hồng Bàng cũng có khắc hình con chó sói đứng ở đầu mũi rìu.
Chú ý con chó có tai như chiếc sừng, cây nọc nhọn nói cho biết đây là con lang (chàng, đực, nọc), con sài lang, lang Việt. Trên người cũng có phụ đề thêm các chữ nọc chấm nọc có nghĩa là lửa, mặt trời, đực, thái dương. Đặc biệt nhất là đuôi chó cuộn tròn xuống mang nghĩa khí gió. Đuôi thõng xuống cũng diễn tả con sói đứng ở thế tru hú, chỉ huy…
Đây rõ ràng là con chó, con sói, sài lang, con Lang Việt, Lang sáng, Lân Lang.
Chiếc rìu này nếu nhìn tổng quát thì ba con thú biểu này biểu tượng cho Tam Thế: Giao Việt biểu tượng cho cõi nước thái dương, mặt trời Nước Chấn Lạc Long Quân, con mang gạc sừng hai mấu nhọn Kì Việt biểu tượng cho mặt trời Đất Li Kì Dương Vương và con Lang Việt biểu tượng cho mặt trời Gió Hùng Vương.
Nếu nhìn theo một ngành Giao Việt thôi vì hai con Giao Việt nằm ở cán rìu mang tính chủ. Đây coi như là rìu biểu giao long của đại tộc nước Lạc Long Quân gồn có hai nhánh, hai tộc của Hùng Vương là Lửa thế gian, Đất Li mang gạc Kì Việt Âu Cơ-Kì Dương Vương và Gió thế gian, tộc Đoài lang Việt Hùng Vương, khuôn mặt dương của nhánh Lạc Long Quân.
Nếu nhìn theo diện thế gian, lịch sử thì rìu là biểu tượng cho liên bang Văn Lang gồm hai nhánh Hùng Vương lửa đất Âu Cơ-Kì Dương Vương và nhánh Hùng Vương lửa gió (khuôn mặt Khôn dương) Lạc Long Quân.
Như thế rìu này ăn khớp với Trống Miếu Môn I này trăm phần trăm.
Trên một trống minh khí cũng có hình chó.
Chiếc trống minh khí mang ký hiệu LS b 1257 (ký hiệu cũ là I 19.564) hiện lưu trữ tại Bảo Tàng Viện Lịch Sử Việt, cao 5,5 cm, mặt trống hơi vồng lên, chính giữa có tượng một con chó há mõm (Nguyễn Văn Huyên). Con chó há mõm là diễn tả con chó đang sủa hay đang tru, đang hú, mang một ý nghĩa biểu tượng cho gió, bầu trời, bầu không gian, bầu vũ trụ. Trống minh khí là trống chôn theo người chết, là vật tùy táng dùng làm bùa ‘hộ mệnh’ cho người chết, dẫn đường chỉ lối cho người chết về Thượng Thế, là thông hành (passport) của người chết như thế con chó ở đây phải mang nghĩa biểu tượng cho sinh tạo, tái sinh tức là một vật tổ, một con thú tổ mang trọn ý nghĩa của Vũ Trụ giáo.
Chó cõi âm trên thuyền phán xét linh hồn.
Trên hai con thuyền ở trống Ngọc Lũ I (số 1 và 5) có hình một con thú đứng sau đài Tam Thế (xem chương Hình Thuyền Trên Trống Đồng). Phần lớn các tác giả cho đây là con chó.
Hình chó trên một chiếc thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Như đã nói ở trên, chó có một khuôn mặt cõi âm gác cổng trời không cho hồn ác lên trời và thuyền này là thuyền phán xét linh hồn (xem chương Hình Thuyền Trên Trống Đồng) nên đây phải là con chó liên hệ đến việc phán xét linh hồn. Điều này cũng thấy rõ hơn khi so sánh với truyền thuyết của tộc Niassan, Đa Đảo. Họ có con mèo gác cổng trời. Người Niassan cũng tin là Cây Vũ Trụ sinh ra mọi vật. Để đi lên trời, người chết phải đi qua một cây cầu, dưới cầu là vực thẳm cõi âm (abyss of the underworld). Một người gác cổng trời tay cầm giáo và mộc. Một con mèo giúp người này ném các hồn tội lỗi xuống cõi nước âm ty (infernal waters). (M. Eliade, Shaman). Người Đông Sơn có con chó gác cổng trời đi đôi với người Niassan có con mèo. Con vật đứng cạnh cầu đài ngã ba tam thế có cổng về trời, cõi trên và ngõ về cõi dưới, cõi âm, người trên đài có nhiệm vụ canh chừng các linh hồn sau khi đã được phán xét cho về cõi trời hay bắt phải về cõi âm vì thế con chó giữ nhiệm vụ canh chừng giúp người gác cổng trời người trên đài cắn đuổi các linh hồn ác xuống cõi âm.
Trên người con chó này có chữ nọc que dài đậm, hai bên phụ đề các chấm nọc nhỏ giống như trên người con mang hươu trời thế gian ở vành chim thú trên mặt trống, cho biết con chó mang dương tính nghĩa là con chó nhà trời thuộc họ nhà sói, lang. Trên mõm cũng có phụ đề chữ nọc nhọn (^) giống như ở mỏ chim nông, mang, cò có nghĩa nọc, thái dương. Con chó đứng sau cầu đài ngã ba Tam Thế có cổng trời, người trên đài có nhiệm vụ canh gác cổng trời, nó giúp người này cắn đuổi những hồn ác xuống cõi âm, ngăn chặn không cho vào cõi trời. Điểm này còn thấy bằng chứng là con chó Ngao ở địa ngục của Phật giáo, truyền thuyết Trung Hoa cũng có chó, sói lang gác cổng trời, thiên đình và các loài chó “ foo dog” gác các nơi linh thiêng và con chó anubis của Ai Cập cổ là thần tẩm liện xác chết và mai táng…
Đây là con chó cõi âm (funerary dog) gác cổng trời vì nó có mặt trên thuyền phán xét linh hồn.
Chó thông thường:
Trống Vân Nam có những hình chó nhà thông thường.
Chó thường trên một trống Vân Nam Yunnan
Chó mang hình bóng chó sói, to lớn. Hai con đều là chó đực. Trên người chó có những đốm hình chấm nọc dương đi đôi với vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) trong có ba chấm nọc. Ở đây chó cũng ở trên trống có vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước giống như ở trên trống Trống Miếu Môn I này. Vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước đi với vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có ba chấm nọc lửa Li, Càn mang một nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn thái dương giống như trống Trống Miếu Môn I. Ở đây con chó nhà còn thấy mang hình bóng vật tổ sói Lang biểu tượng cho khuôn mặt dương Đoài Khí Gió ở trên hai trống cùng ngành nước dương, lửa nước, Chấn thái dương (nên nhớ các tộc Nam Trung Hoa đa số thuộc ngành nòng nước ứng với Lạc Long Quân Chấn thái dương).
Chồn cáo
Trên một trống Lào có hình thú mà nhiều tác giả cho là loài chồn (weasel).
(A.B. Kempers, The Kettledrums of Southeast Asia).
Lưu ý con thú có đuôi bông lau rất dái, nét đặc thù của loài chồn sói. Đuôi cũng có các sọc như đuôi con Lang trời trên Trống Miếu Môn I. Trống này có mặt trời 12 nọc tia sáng Chấn/Cấn ứng với Lạc Long Quân/ ÂuCơ.Các con thú này ở dưới thuyền cho thấy chúng mang một khuôn mặt âm, chúng là lo ài cáo chồn, khuơn mặt âm của chó. Chúng thuộc ngành nòng âm.
Cũng có thể trống này đã mất chính thống của một tộc đã mất gia phả hoặc bị ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn hay là trống bắt chước bởi vì theo chính thống con thú bốn chân phải ở trên mặt đất, trong khi đó, ở đây chúng ở dưới vành thuyền. Tuy nhiên với cách diễn tả không qui ước này có một điểm lợi là nó giúp cho ta biết rõ những con thú này có một khuôn mặt âm của đại tộc nước, chúng là loài chó âm tức chồn cáo.
Trên mặt trống cũng có vành chủ yếu là vành sóng cuộn có hai hình móc nước dương nhỏ là nước dương, lửa, vận hành. Trống có khuôn mặt lửa, dương của ngành âm Chấn.
Rõ ràng con chồn cáo ở đây có một khuôn mặt dương khí gió Đoài của ngành nòng Khôn âm giống như con Lang trời trên Trống Miếu Môn I. Khuôn mặt cáo chốn thuộc họ nhà chó ở đây củng cố, xác thực thêm cho khuôn mặt sói Lang trên Trống Miếu Môn I.
Lang nghĩa là gì?
Từ Lang cũng như các tên cổ sử Việt khác phải nhìn dưới lăng kính trọn vẹn của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Tam Thế, Việt Dịch.
Xin thật tóm tắt ở đây (xem chi tiết trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
1. Lang Chàng, là Đục, là Đực là con trai, là mặt trời.
2. Lang là Chàng, Người Trai Trẻ, Người Nam, Người Mặt Trời, người Đại Tộc Việt Mặt Trời.
3. Lang là Nang mang dương tính, là Nòng dương, là Nông, Khôn dương khí gió, Đoài là Bầu Trời Thế Gian, bọc trứng thế gian ngành nọc đương.
4. Lang là Chàng là đực, la Hùng là Mặt Trời hừng rạng, là tổ của các Hùng Vương thế gian, lịch sử Việt.
5. Lang là con sói, sài lang, Sói Việt, Lang Việt.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Hùng Lang có một nghĩa là con Lang Đực (Hùng là đực) hay Lang Mặt Trời tức là Lân Lang vua tổ của các Hùng Vương Mặt Trời ở cõi thế gian.
Khuôn mặt đích thực của những con thú dị kỳ.
Tóm lại những con thú kỳ dị trên Trống Miếu Môn I là những con sói lang thể điệu hóa, bắt đầu thần thoại hóa là con lang trời một thứ thiên cẩu như dân gian Việt Nam gọi ngày nay.
Kiểm chứng lại ta thấy rất rõ trống Miếu Môn I qua khuôn mặt thiên cẩu lang trời có một khuôn mặt là trống Đoài/Tốn có mặt trời 14 nọc tia sáng (Đoài ở cõi vũ trụ là khí gió dương, Tốn là gió âm) có một khuôn mặt biểu tượng cho ngành Hùng Vương có mạng Đoài khí gió vũ trụ mang dòng máu Tốn gió âm của Mẹ Âu-Cơ, sinh ra từ bọc, bầu không gian, nang Trứng Vũ Trụ.
Kiểm chứng lại, trong lưỡng hợp thế gian tiểu vũ trụ giữa thiếu dương và thiếu âm mà Văn là Mang sừng đã là thiếu dương Li đất lửa rồi thì thiên cẩu Lang trời bắt buộc phải là thiếu âm khí gió Đoài.
Một điểm cần lưu ý là những con hươu ở đây nhỏ con hơn những con sói lang cho biết con lang mang tính chủ. Điểm này dễ hiểu vì trống thuộc ngành nọc thái âm, mặt trời Nước, Chấn Lạc Long Quân.
Con thú trên Trống Miếu Môn I là con lang trời, thú biểu của lang Hùng nhánh dương thái dương Đoài của ngành nọc âm thái dương Lạc Long Quân Chấn.
Linh Thú Lang Trời, Thiên Cẩu.
Lang thần thoại hóa thành con Lang Trời, Thiên Cẫu (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
như đã nói ở trên, ở một vài vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn có tục múa thiên cẩu. Một vài vùng ở Đông Nam Á và Đa Đảo múa các linh thú giống thiên cẩu mà có nhiều tác giả gọi là múa lân.
Ở đây cũng cần phải nói thêm về con Lân này. Theo cổ thư Trung Hoa cặp kì lân chỉ nói một cách tổng quát là con kì là con đực và con Lân là con cái, không nói rõ một loài thú nào. Vậy ta phải nhìn kì lân dưới nhiều loại thú khác nhau.
Nếu hiểu theo cùng một loài thú thì Kì có cốt là con hươu đực có sừng và Lân là con nai (con Cái, nai biến âm với nái). Trong các lễ lạc có múa lân, đôi khi ta thấy có cặp kì lân, con kì có sừng và con lân không có sừng. Nhiều khì con kì chỉ có một sừng (unicorn), như đã biết, con kì có cốt là con mang gạc thật sự phải có hai sừng. Con kì có một sừng là con lân mang khuôn mặt dương của phía nòng âm, đại diện cho con Lân cái không có sừng.
Người Việt Nam nhất là miền Trung, Nam thường gọi là múa Lân chứ không nói là múa Kì. Gọi như thế là đứng về phía ngành nòng âm Lạc Long Quân. Điều này dễ hiểu vì đa số dân miền Trung Nam là con cháu của những người Việt di cư từ các vùng phía bắc miền Trung nằm trong địa bàn của An Dương Vương Lạc Long Quân.
Nếu hiểu kì lân là hai con vật thuộc hai loại thú khác nhau thì Kì là con thú đực, con nọc, con cọc, con hươu sừng và Lân là con Lang đại diện cho con thú cái Nang (nàng, nường).
Vì thế gọi múa Lân thì có thể con Lân là một con thú khác thuộc ngành nòng âm không phải là con Lân Nai cái mà là con Lân-Lang Thiên Cẩu (như đã nói vùng quê ở Huế ngày nay còn múa Thiên Cẩu chứ không múa Lân).
Thật vậy, nếu ta nhìn cặp kì lân theo diện lưỡng hợp tiểu vũ trụ thế gian tức lưỡng hợp thiếu dương Li và thiếu âm Đoài thì theo vật tổ là lưỡng hợp Kì Li và Lân Đoài, lưỡng hợp mang sừng và Sài Lang.
Con Lân ở đây có con thú chủ là con Sài Lang, Sói Lang, Thiên Cẩu. Chứng tích còn thấy rõ là con Lân của Việt Nam còn mang nhiều dấu tích của con sói Lang.
Tác giả chụp với hai con Lân-Lang Thiên Cẩu Việt Nam tại gian hàng trưng bầy của Việt Nam ở Triển Lãm Thượng Hải Shanghai Expo, tháng 10, 2010 (ảnh Michelle Mai Nguyễn).
Hai con gọi là lân này mang vóc dáng sói lang, chó, đặc biệt nổi bật nhất là có hai tai rất to và dài rất cường điệu như hai cái quạt gió, nét đặc thù của loài lang, chó giống như hai tai linh thú Lang trời trên Trống Miếu Môn I như đã thấy. Trên đầu có cục u nhỏ mang hình ảnh chiếc sừng nhỏ mang âm tính. Một cục u hay sừng âm cho biết đây là con Sài Lang, thú biểu mang dương tính của ngành nòng âm tức thiếu âm khí gió Đoài, trong khi con Lân Nai Cái đi với con Kì hươu đực không có sừng.
Nhìn con vật gọi là lân trong bức tranh cổ dân gian ta cũng thấy con Lân Việt mang vóc dáng thiên cẩu Lang trời có hai tai như hai cái quạt gió.
Đây có thể là múa thiên cẩu mà ngày nay gọi nhầm là múa lân.
Như thế con linh thú của Việt Nam mà ta gọi thường gọi là con Lân có thể ta đã gọi sai. Ta phải gọi đây là con Lang Trời, Thiên Cẩu hay nếu muốn dùng từ Lân thì gọi là Lân-Lang Trời và phải hiểu theo nghĩa kì lân là cặp lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Kì mang gạc và thiếu âm Đoài Lân-Lang Trời.
Vành thú chủ yếu của Trống Miếu Môn I gồm có mang sừng và Lang trời. Đây là vành Mang Lang. Trống có một khuôn mặt chủ Mang Lang nghĩa là dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li Mang với thiếu âm Đoài Lang, mang một khuôn mặt của kì Mang sừng và lân Lang trời.
Những con hươu trên Trống Miếu Môn I là Mang sừng thú biểu của âm O của ngành Lửa I tức OI, thiếu dương (hào âm trên hào dương là thiếu dương). Thiếu dương OI của ngành dương I là IOI, quẻ Li.
Những con lang trời là thú biểu của dương I phía âm O tức IO, thiếu âm. Thiếu âm của ngành dương I là IIO, Đoài. Đây chính là hai khuôn mặt Li/Tốn và Đoài/Tốn của Trống Miếu Môn I có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian. Hai loài thú cùng nằm trên cùng một vành nên là lưỡng hợp thiếu dương Li với thiếu âm Đoài dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ ở cõi thế gian (vì thế mới dùng loài thú bốn chân sống trên mặt đất).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt thì đây là dạng lưỡng hợp của nhánh Hùng Vương Lửa thế gian đất dương (núi), thiếu dương Li, khuôn mặt âm của phía nọc lửa Âu Cơ, theo mẹ lên núi với nhánh Hùng Vương Gió dương thế gian thiếu âm Đoài, khuôn mặt dương của phía nòng nước Lạc Long Quân theo cha xuống biển.
Sự lưỡng hợp ở tiểu vũ trụ thế gian này chính là một khuôn mặt của liên bang Văn Lang Hùng Vương thế gian.
Nhìn dưới diện thú biểu này ta thấy từ Văn trong liên bang Văn Lang có nghĩa là con mang sừng. Thật vậy, trong Việt ngữ Văn có nghĩa là phái nam, đực thường dùng làm chữ đệm trong tên của người Việt Nam để chỉ phái nam như Nguyễn Văn Mỗ (trong khi phái nữ dùng chữ Thị). Theo biến âm v = m như váng = màng, Văn = Măng, mầm tre trông như cái gai lớn nhọn mọc ra khỏi mặt đất.
Như đã nói ở trên măng biến âm với mang có nghĩa là chiếc gai nhọn (thảo mang là cỏ gai) và cũng có nhĩa theo duy dương là con thú có nọc nhọn, sừng nhọn là con mang (sừng).
Vậy Văn có một nghĩa là con Mang.
Tuy nhiên Văn là dương, nam của phía lửa âm như ta thấy qua từ đôi đối nghĩa Văn Võ (văn là dương, nam của phía nòng âm còn Võ là dương, nam của phía nọc dương) và Văn cũng có nghĩa là Vẻ Đẹp, Vẻ Sáng như thấy qua từ đôi Văn Chương. Mang-Văn ở đây nghiêng về con mang thái dương lửa thế gian phía âm.
Điều này thấy rõ qua sự kiện là trong 8 con mang thì 7 con là con cái.
Rõ như ban ngày vành chủ yếu trên trống Miếu Môn I có hai loài thú Mang Lang là con Văn và con Lang là hai khuôn mặt thú biểu của hai ngành nọc âm thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là hai khuôn mặt thú biểu thế gian Mang sừng nhánh Âu Cơ và Lang trời nhánh lửa dương của Lạc Long Quân của liên bang Văn Lang Hùng Vương.
Tên nước của Hùng Vương là Văn Lang nhìn dưới diện thú biểu bốn chân của đại tộc nọc âm thái dương, thì Văn là con Mang sừng của phía Âu Cơ và Lang là con Lang rạng ngời, con Lang đực, Lang nọc, Lang Việt phía Lạc Long Quân.
Cũng qua trống này ta thấy nghĩa đích thực của tên Văn Lang phải hiểu theo lăng kính trọn vẹn của Vũ Trụ giáo, của Việt Dịch nòng nọc, theo lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Vì thế mà từ Văn Lang tức liên bang Văn Lang có nhiều khuôn mặt tùy thuộc vào nhìn theo góc độ nào của Vũ Trụ giáo hay theo góc độ nào của các tộc khác nhau trong liên bang Văn Lang. Ở trống Miếu Môn I này, nhìn dưới diện thú biểu ở cõi thế gian của Hùng Vương lịch sử là lưỡng hợp cõi tiểu vũ trụ thiếu dương Li Mang với thiếu âm Đoài Lang. Trong khi ở trống Quảng Xương cũng có một khuôn mặt liên bang Văn Lang qua sự lưỡng hợp ở đại vũ trụ giữa thái dương người Tiên Chim Rìu mỏ cắt và thái âm người Rồng Rắn nước.
Lão Cổ Vật Sưu tầm
Nguồn : Blog bác sỹ Nguyễn Xuân Quang - https://nguyenxuanquangbacsi.wordpress.com/
Tin liên quan
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội