Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG NHÁNH LẠC VIỆT MIẾU MÔN I (phần 4)

TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG NHÁNH LẠC VIỆT MIẾU MÔN I (phần 4)Like 1 258

Trống Trống Miếu Môn I (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Không có mô tả ảnh.

  1. Đất âm

.Vành cò bay

Kế đến là vành có 16 hình cò bay.

Ta đã biết cò có mỏ dài mang dương tính và sống ở bờ nước mang âm tính, tức dương của âm, tức thiếu âm nguyên thể của khí, gió. Vì thế cò là chim biểu tượng cho khí gió (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt  cò bay là chim biểu Cò Lang của Hùng Vương có một khuôn mặt sinh tạo là bầu trời, gió thế gian sinh ra từ bọc trứng thế gian. Cò Lang Gió thuộc đại tộc Cò Gió Bạch Hạc, Phong Châu, Hùng Vương (Chim Lạc Hay Cò Lang?).

Cò bay theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời liên hệ với mặt trời, vua mặt trời (Hùng Vương). Đây là trống mặt trời thái dương thế gian có 14 nọc tia sáng nên cò bay có một khuôn mặt thái dương.

Mười sáu con cò bay với số 16 là số Khôn nước thế gian tầng 3 (0,8, 16).

Mười sáu con cò bay với số 16 là số Khôn thế gian tầng 3 (0, 8, 16). Như thế nhìn tổng quát 16 con cò gió Lang này có một khuôn mặt Khôn  thái dương . Nếu nhìn theo ở cùng một ngành nòng âm, ta thấy Khôn dương là khí gió Đoài. Vậy những con cò này có một khôn mặt Đoài. Ở trống này là Đoài/Tốn. Nhìn dưới dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương ta có Khôn hôn phối với Càn. Như thế những con cò này có thêm một khuôn mặt nữa là Càn và ở trống thế gian này ta có Càn thế gian tức có Li/Tốn.

Như thế 16 con cò bay có cả hai khuôn mặt lưỡng hợp thế gian thiếu dương Li và thiếu âm Đoài của trống mặt trời có 14 nọc tia sáng Tốn tầng 2 thế gian.

Bây giờ ta hãy mổ xẻ, giải đọc bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que những con cò trên trống này.

Trước hết những con cò bay này có nhiều điểm giống hình cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Không có mô tả ảnh.

Hình cò bay trên trống Miếu Môn I ở cổ và phần trên có tên viết bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc giải gió,  tua gió, đuôi diều và có bờm phướn gió (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Cò có mỏ dài rất thẳng, thanh tao mang dương tính của ngành âm tức thiếu âm gió Đoài.

Trong mỏ có đánh dấu hay viết chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) (>) cho biết cò có một khuôn mặt nọc, dương, lửa, thái dương, Việt.

Bờm hình cờ, phướn gió giống như hình cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I cho biết những con còn này là cò gió Đoài (xem trống đồng âm dương Ngọc Lũ I).

Trong bờm có những chữ viết nòng nọc vòng tròn-que cho biết mỗi con cò diễn tả một khuôn mặt của Vũ Trụ Tạo Sinh, của mỗi một tộc.

Rất tiếc không có đủ hình vẽ chi tiết của tất cả 16 con cò nên tôi không muốn nhận diện chúng một cách suy diễn.

Cánh cò mang hình ảnh cánh diều gió.

Mấu chốt chính là tên con cò này viết bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que hình giải gió, tua gió bay như đuôi diều diễn tả gió bay cho biết cò là Cò Gió thái dương Đoài. 

Nhưng đặc điểm nhất là những con cò này dưới mỏ có cái mà các nhà khảo cổ học hiện nay gọi là “cái mồi” giống như các con Lang trời ở trên.

Ta đã biết “cái mồi” này là một chữ, một dấu hình trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Nếu nhìn theo chữ V thì có nghĩa là âm, nước thái dương Chấn ứng với khuôn mặt Lạc Long Quân của trống.

Nếu nhìn dưới dạng hình tam giác thì đây là nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) hình tam giác ngược có cũng nghĩa là nước lửa thái dương Chấn hay  nhìn theo diện thiếu âm gió thì đây là cái túi dương khí gió tức túi âm thanh cho biết những con có này là những con cò “húyt sáo” được tức những con cò gió Đoài.

Có nhiều yếu tố khiến ta nghiêng về phía đọc theo chữ V hay tam giác ngược có nghĩa là nước lửa thái dương Chấn như sau:

-Trống này là trống nọc âm thái dương với ba vành biên trống diễn tả lửa nước, Chấn thái dương.

-So sánh với trống Phú Xuyên nọc dương thái dương với ba vành biên trống diễn tả lửa Càn thái dương có vành cò lửa Càn giữa cánh có tên viết bằng chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) hình tam giác có nghĩa là lửa vũ trụ, Càn thì những con cò ở đây là những con cò gió thuộc đại tộc nước dương vũ trụ Chấn viết bằng chữ V hay tam giác ngược có nghĩa là nước dương Chấn.

Gộp lại đây là những con cò gió Đoài của đại tộc nọc âm Khôn thái dương Chấn-Đoài. 

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cò gió Đoài vũ trụ là chim biểu của đại tộc Gió thái dương dòng nọc âm  thái dương mặt trời Thần Nông-Lạc Long Quân thái dương. Ở đây có khuôn mặt chủ là Khôn dương Lang Việt ngành nước âm Khôn Lạc Long Quân Thần Nông thái dương.

Lưu Ý

Cò Gió Lang ở đây mang hình ảnh cò Lang ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I nhưng khác là có hình chữ V hay túi âm thanh ở dưới mỏ cho biết cò Gió này thuộc nhánh nước thái dương, ngành mặt trời Nước, Chấn Lạc Long Quân-Thần Nông  trong khi cò Gió Lang ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I không có chữ V hay tam giác ngược thuộc về cả hai ngành nòng nọc, âm dương, Lửa Nước của họ Viêm Đế-Thần Nông. 

Như thế vành chủ yếu (vì nằm sát mặt trời) thú bốn chân, thú biểu của cõi đất dương, trần gian, Trung Thế là mang sừng và lang trời và vành cò bay thuộc ngành nọc âm thái dương Chấn-Đoài cho thấy trống này là trống Mang Lang của ngành nọc âm thái dương Lạc Việt.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là vành thú biểu MANG VĂN của nhánh lửa 50 con theo mẹ Âu Cơ lên núi và thú biểu LANG trời thiên cẩu, khuôn mặt dương của nhánh nước 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Vành chủ yếu này là vành VĂN LANG.

Vành cò bay diễn tả cò Gió Đoài cho biết hai chi tộc, hai nhánh mang lang Văn Lang thuộc đại tộc Gió Đoài Lang Việt ngành nọc âm thái dương Thần Nông, Lạc Long Quân.

.Các vành chữ viết nòng nọc vòng tròn-que ở biên trống.

Ngoài biên trống có ba vành chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (‘hoa văn’) gồm hai vành ở ngoài hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có một nghĩa là nọc lửa, thái dương.

Đặc biệt ở trống này trong nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) còn có đánh dấu hai chấm nọc có mục đích nhấn mạnh đây mang nghĩa hai nọc, lửa, thái dương sinh tạo.

Hai vành này kẹp ở giữa vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn.

Như thế ba vành này cho biết trống này thuộc nhánh nọc âm, nước lửa thái dương, Chấn thái dương ngành Khôn thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là trống ngành nọc âm thái dương Thần Nông-Lạc Long Quân  thái dương.

Những vành giới hạn nọc chấm cho biết trống có khuôn mặt lửa, thái dương mang tính chủ.

Tóm tắt lại mặt trống từ tâm trống ra ngoài biên ta có: Thượng Thế là mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn-không gian tứ tượng và các vành tứ hành sinh động. Vùng đất dương có vành chủ yếu gồm hai loài thú bốn chân Mang Văn và Lang Trời diễn tả một khuôn mặt liên bang Văn Lang qua thú biểu thế gian.

Vành 16 cò bay Gió Đoài cho biết thuộc tộc Hùng Vương bầu trời thế gian Gió Đoài vũ trụ thuộc ngành Khôn nước thái dương.

Ba vành ngoại biên cho biết thuộc nhành nọc âm thái dương, nước lửa, Chấn thái dương.

-Vùng nước

Vùng nước là phần phình tang trống (trông như một vật đựng nước).

Tang trống có những ‘hoa văn’ chữ viết nòng nọc vòng tròn-que giống ở biên trống gồm hai vành  giới hạn nọc chấm và ba vành với hai vành nọc mũi mác mang nghĩa lửa, thái dương kẹp ở giữa vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn.

.Thuyền

Chủ điểm của tang trống là 6 hình thuyền, trên mỗi thuyền có 4 người ngồi khom lưng.

Trống Miếu Môn I là trống thuộc nhóm Đoài/Tốn thế gian có mặt trời 14 nọc tia sáng nằm cùng trong một nhóm với trống Ngọc Lũ I nhưng là trống muộn. Trên vai trống Miếu Môn I cũng có 6 chiếc thuyền. Nhìn tổng quát, sự trình bày của thuyền ít tinh vi và ít phức tạp hơn. Thuyền không còn là thuyền phán xét linh hồn như trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I nữa nhưng vẫn diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo bằng một cách đơn giản hóa và nghiêng theo duy dương.

Số 6 là số Tốn vũ trụ. Những con thuyền này mang khuôn mặt Tốn. Ta đã biết trống này có hai khuôn mặt lưỡng hợp với Tốn là Đoài/Tốn và Li/Tốn. Vậy 6 con thuyền này thuộc hai nhánh Đoài/Tốn và Li/Tốn của hai ngành nòng nọc, âm dương. Suy ra giống như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I trong 6 thuyền có hai thuyền đại diện cho hai ngành nọc dương thái dương ứng với Viêm Đế-Kì Dương Vương thái dương và ngành nọc âm thái dương ứng với Thần Nông-Lạc Long Quân thái dương. Còn lại bốn con thuyền biểu tượng cho bốn đại tộc ứng với tứ tượng (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Rất tiếc ở đây chỉ có hình vẽ chi tiết hình hai con thuyền nên bốn thuyền còn lại không biết như thế nào.

Hai chiếc thuyền ở đây, một thuyền có chim đứng ở đầu mũi và đuôi thuyền cho biết thuyền biểu tượng cho một  nhánh và chiếc thuyền kia chỉ có một con chim đứng ở đuôi thuyền tức biểu tượng cho một tộc ứng với  tứ tượng.

-Chiếc thuyền thứ nhất biểu tượng cho nhánh

Thuyền có chim đứng ở mũi và đuôi thuyền biểu tượng cho hai tộc của nhánh.

Con chim đứng ở đầu mũi thuyền

Hai nhóm chim này đứng quay về chiều dương tay phải chỉ cho biết nhánh này là nhánh dương gồm có hai tộc Càn Li.

-Chiếc thuyền thứ nhất ở đầu mũi có con chim đứng quay về chiều dương tay phải.

Không có mô tả ảnh.

Hình thuyền trên Trống Miếu Môn I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

.Thuyền

Mũi thuyền hình đầu Rắn Nước Chấn thái dương đang há miệng tương tự như ở mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (xem trống này). Hàm trên của linh vật Rắn Nước biến thành con chim dương có mỏ rất lớn  hết sức cường điệu, mang dương tính cực đại tức thuần dương, siêu dương ứng với Càn..

Trong hình ảnh có thể có: vẽ

Mũi thuyền lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương, thái âm Chim-Rắn, Tiên Rồng ở dạng nhất thể riêng biệt (hòa hợp thành một với hai cá thể thái dương và thái âm còn riêng biệt).

Trong hai phần mỏ chim có đánh dấu các chấm nọc có nghĩa là nọc, dương, lửa. Đầu có mũ sừng có chấm nọc, dương, lửa và có con mắt dương vòng tròn có chấm. Chim mang hình ảnh chim mỏ cắt lửa lớn (Great Hornbill Buceros bicornis) mang tính siêu dương lửa thái dương Càn vũ trụ. Mũi thuyền diễn tả sự lưỡng hợp ở cõi đại vũ trụ tức thái âm nước Rắn Chấn với thái dương lửa Chim mỏ cắt lớn Càn.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là dạng lưỡng hợp Tiên-Rồng ở cõi đại vũ trụ ngành mặt trời thái dương Thần Nông-Viêm Đế. Ở đây khác với ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.  Chim và Rắn còn là hai thực thể riêng rẽ ở trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Chim rìu mỏ cắt lao vào miệng Rắn nước ở đầu thuyền diễn tả lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng theo dạng hai cá thể riêng rẽ. Ở trống Trống Miếu Môn I này chim và rắn ở dạng nhất thể cùng ở trên một cá thể là đầu thuyền rắn-chim nhưng vẫn còn giữ nguyên dạng thiên nhiên. Trường hợp nhất thể này là dạng tiền thân của dạng đầu thuyền nhất thể tiến xa hơn nữa ở dạng rắn có bờm chim như thấy ở trống Hữu Chung. Dạng Chim-Rắn, Tiên Rồng nhất thể rắn bờm chim này chính là dạng Rắn Lông Chim Quetzal-Coatl của Mễ và Kukulcan của Maya (nên biết là Mễ và Maya có gốc từ ven biển Đông Nam Á qua Trung Mỹ và Maya có DNA giống cổ Việt ở Đông Nam Á).

  1. Con chim đứng ở đuôi thuyền.

Đuôi thuyền có hình chim có bờm trông như mũ sừng, mỏ rìu mũi nhọn mang dương tính trong có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc nhọn mang dương tính và có con mắt dương. Đây là con chim nước nước mang nhiều dương tính thuộc nhánh dương Càn Li. Con chim mổ con cá cho biết là dương của ngành âm nước, tức thiếu dương Li. Con cá có mõm nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) trong cũng có viết chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) cho biết chim mang tính lửa, thái dương.

Nhưng mấu chốt chính là tên chim viết bằng hình hai chân hình núi tháp trong có chấm nọc Li.

Ngoài ra còn phụ đề bắng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình vòng tròn chấm (O.), có một nghĩa theo duy dương là thiếu dương Li.

Đây là con chim nông thiếu dương lửa thế gian Li của ngành nòng âm nước thái dương.

Như thế thuyền này diễn tả Càn Li của nhánh dương ngành nòng âm nước thái dương.

Đuôi thuyền

Đuôi thuyền có hình đầu chim có bờm gió và có con mắt dương diễn tả chim bổ nông gió thiếu âm Đoài. Ở đây đầu chim bổ nông đã thể điệu hóa khó nhận diện hơn, vì trống đã hơi muộn.

Sau đuôi thuyền hình đầu chim bổ nông có cây cọc hình chim mỏ lớn, có mũ sừng và con mắt dương. Đây là chim bồ cắt (OI) thiếu dương lửa Li giống như ở trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Lưu ý

Đầu chim cắt thiếu dương ở đuôi thuyền này có mỏ nhỏ trong không có đánh dấu các chấm nọc dương so với đầu chim mỏ cắt lớn thái dương có mỏ rìu rất cường điệu và bên trong có đánh dấu các chấm nọc, nên mang ít dương tính hơn đầu chim ở mũi thuyền nghĩa là mang tính thiếu dương (trong khi ở đầu thuyền chim mỏ cắt lớn mang tính thái dương).

Một điểm nữa mũi thuyền mang dương tính còn đuôi thuyền mang âm tính vì thế con chim cắt lửa, dương (I) ở đuôi thuyền có mang âm tính (O) tức âm của dương tức thiếu dương IO.

Đuôi thuyền có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu âm bổ nông Đoài với thiếu dương bồ cắt Li.

Như thế đầu và đuôi thuyền diễn tả dạng lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương lửa vũ trụ Càn với thái âm nước Chấn và tiểu vũ trụ thiếu dương lửa đất Li với thiếu âm gió Đoài.

Thân thuyền có các sọc đứng răng lược biểu tượng cho nọc âm thái dương có đánh dấu các chấm nọc lửa, thái dương. Ở thân và cổ thuyền có những hình trông giống như chiếc “nơ” biểu tượng cho cho đất âm Li âm. Thuyền này có 7 hình. Số 7 là số Càn..

Ở cổ đầu thuyền rắn có ba chữ vòng tròn có chấm là ba dương ở dạng sinh tạo (ba mặt trời) tức Càn.

.Người

Mỗi thuyền có 4 người. Số 4 Cấn Đất âm có khuôn mặt đại diện là 5 Li Đất dương.

Một người ngồi trong miệng rắn-chim là người thuyền trưởng và ba người chèo thuyền.

Tất cả 4 người trông như không mặc quần áo. Những người thuộc tộc nước thường được diễn tả ở trần truồng.

./Người thuyền trưởng

Tay cầm rìu Việt trong có dấu chấm nọc, dương, lửa biểu tượng của Đại Tộc Việt Người Mặt Trời.

Xin nhắc lại Rìu Việt mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh và ý nghĩa biểu tượng cho ngành, đại tộc, tộc, chi tộc  của ngành mặt trời thái dương ứng với Viêm Việt Viêm Đế. Vì thế Rìu Việt có những chi tiết khác nhau ứng với  tứ tượng, Tam Thế. Ở cõi trên mặt trời tạo hóa, Rìu Việt mang hình bóng đầu chim Việt mỏ cắt lớn có sừng, ở cõi đất thế gian mang hình bóng chiếc sừng hai mấu nhọn mang gạc và ở cõi nước mang hình ảnh đầu rắn có sừng hay biểu tượng  búa thiên lôi hình chữ Y (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Cây rìu Việt ở đây bằng đầu biểu tượng cho đất bằng thế gian Li và có mấu rìu hình túi nhọn trong có chấm nọc biểu tượng cho Càn phía nòng âm Khôn.

Trang phục đầu có hai phần chính, phần phía trên hình tia ánh sáng cong mang nghĩa nọc Càn thái dương ngành âm . Phần sau gáy có hình hai nọc ngang biểu tượng cho Li.

.Chim

đã nói ở trên.

-Chiếc thuyền thứ hai biểu tượng cho một tộc.

Chiếc thuyền thứ hai chỉ có một con chim đứng dưới nước ở đuôi thuyền biểu tượng cho một tộc ứng với một tượng của tứ tượng.

Hình thuyền 2 trên Trống Miếu Môn I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Con chim đứng quay về chiều âm tay trái cho biết tộc này mang âm tính. Chim trông giống như chim trĩ thuộc loài gà. Loài gà sống ở bờ nước, dưới nước là loài chim quốc. Gà, trĩ, cuốc mang dương tính biểu tượng cho nọc dương, lửa (chim phượng có cốt là chim trĩ của Trung Hoa là chim lửa) và sống nhiều trên đất là lửa thế gian tức thiếu dương Li. Nhìn dưới diện nòng nọc, âm dương thì chim lửa dương quay mặt về chiều âm là âm của dương tức thiếu dương Li.

Vậy con chim này cho biết thuyền thuộc tộc Li ngành nòng âm nước thái dương.

.Thuyền.

Nhìn tổng quát giống thuyền trên, chỉ khác các chi tiết sau đây:

.Đầu chim cắt ở hàm trên đầu thuyền rắn không có mũ sừng nên ít có dương tímh tức thiếu dương Li cho biết thuyền có khuôn mặt Li mang tính chủ của nhánh lửa Càn-Li.

.Ở thân và cổ thuyền có những hình trông giống như chiếc “nơ”. Thuyền này có 4 hình. Số 4 là số Cấn có số 5 Li đại diện cho biết thuyền này có một khuôn mặt nọc Càn thế gian-Li với khuôn mặt Càn âm tức Li mang tính chủ.

./ Người

Thuyền cũng có 4 người, ở đây theo duy dương cùng ngành lửa số 4 Cấn đi với khuôn mặt dương đại diện là Li 5 và cùng ngành Càn (Mẹ Tổ Âu Cơ  Cấn núi âm số 4 có Kì Dương Vương núi dương Li 5 đại diện và cùng ngành Càn Viêm Đế).

Thuyền trưởng có trang phục đầu hình rìu trong có hai chấm nọc lửa có một khuôn mặt Lửa  thế gian Li. Cây rìu Việt cầm trong tay có mấu nhọn có góc cạnh dương tính lửa mang hình ảnh rìu Việt sừng mang gạc.

Vậy thuyền này là thuyền biểu tượng cho tộc Li.

Hai con thuyền có một khuôn mặt ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu âm Đoài và thiếu dương Li.

Rất tiếc bốn chiếc thuyền còn lại không có hình vẽ chi tiết.

./Chim

Như đã nói ở trên.

Rất tiếc bốn chiếc thuyền còn lại không có hình vẽ chi tiết.

Tóm lại

Thuyền không còn là thuyền phán xét linh hồn nữa nhưng vẫn mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo bằng một cách đơn giản hóa và nghiêng theo duy dương. Mũi thuyền diễn tả lưỡng hợp đại vũ trụ Chim-Rắn, Tiên Rồng ở dưới dạng nhất thể, đuôi thuyền ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ bổ nông-bồ cắt.

  1. HẠ THẾ

Chân trống còn giữ được chính thống vì không có trang trí

Lão Cổ Vật Sưu tầm

Nguồn : Blog bác sỹ Nguyễn Xuân Quang - https://nguyenxuanquangbacsi.wordpress.com/

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội