TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG NHÁNH LẠC VIỆT MIẾU MÔN I (phần 5 và...Like 0 387
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
TRỒNG ĐỒNG VĂN LANG NHÁNH LẠC VIỆT MIẾU MÔN I (phần 5 và hết)
D. THÂN TRỐNG
Thân trống hay eo trống là Trục Thế Giới nối liền ba cõi.
Thân trống có những vành ‘hoa văn’ thẳng đứng và nằm ngang giống như ở tang trống.
Ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của vành sóng uốn khúc xoắn ốc hình chữ S kép với vòng tròn đồng tâm và có hai mầm nhánh trong có chữ vòng tròn có chấm.
Vành uốn khúc hình xoắn ốc chữ S kép với vòng tròn đồng tâm và có hai mầm nhánh trong có chữ vòng tròn có chấm ở thân trống Trống Miếu Môn I và trên trống Lào.
Những vành này chia trụ trống ra 8 ô chữ nhật chính trong ô có từ một đến hai hình người mà các nhà khảo cổ học Việt Nam hiện nay gọi là “dũng sĩ” và hai ô nằm giữa hai đường khuôn đúc bỏ trống.
Hình thái sóng uốn khúc xoắn hình chữ S kép (double S-shaped spirals) là một thể dạng biến thể của hình thái uốn khúc xoắn gợn sóng thường gọi là “hình xoắn hai chữ S” thấy trên một vài trống như trống Hoàng Hạ, Vienna, Lào và Salaya (Nam Dương), và những trống muộn khác…
Hình sóng uốn khúc xoắn hình chữ S kép gồm hình sóng do hai chữ S thường (hình A, B, F) hay có phụ đề thêm chữ nòng nọc “vòng tròn có chấm” (hình C, D) với nghĩa mặt trời-vũ trụ hay mặt trời âm hay vũ trụ dương… và hai nhánh nọc nẩy ra từ đầu của hình xoắn (hình A, B, D, F) hay từ thân của hình xoắn (hình C ). Những nhánh nọc nhọn (hình D) diễn tả hai dương, thái dương. Những nhánh tròn đầu là dạng biến thể của dấu móc câu, nếu không có gì cả diễn tả hai nước, hai âm, thái âm (hình A) nếu có phụ đề thêm chữ “vòng tròn có chấm” thì có thể có nghĩa là nước-lửa, nước dương hay nước vũ trụ âm dương (hình B, C). Ở trống này hai nhánh là hình đầu chim có con mắt dương diễn tả trống này liên hệ với một tộc dương, thái dương của ngành nước dương Khôn Chấn-Đoài ứng với Thần Nông Lạc Long Quân thái dương.
Như thế nhìn tổng quát những người nằm trong ô có hình sóng uốn khúc xoắn chữ S kép lửa nước thái dương cho biết những người này có khuôn mặt chủ thuộc ngành nọc âm thái dương.
Nếu ta chỉ chọn 8 ô có người để nhận diện tổng quát về người trong các ô thì ta chỉ lấy 8 ô có người thôi. Số 8 là số Khôn tầng 2 dưới dạng lưỡng hợp hai ngành nòng nọc, âm dương là Khôn-Càn và dạng đại diện cùng ngành nòng âm thì có Chấn thái dương đại diện tức Khôn-Chấn. Như thế các người này có hai khuôn mặt Càn-Li và Chấn-Đoài. Trống này là trống thế gian thì hai khuôn mặt Li-Đoài mang tính chủ.
a. Ô có một người.
Đây là những ô nhỏ, từng đôi một đối xứng với nhau: 1 và 2 đối xứng với 5 và 6. Trong mỗi ô nhỏ chỉ có một người (Nguyễn Văn Huyên).
Các tác giả Việt Nam hiện nay gọi là ‘dũng sĩ” (danh từ nhuốm mầu võ biền, khát máu).
Tôi không nghĩ là như vậy. Xin nhắc lại thân trống là Trục Thế Giới, Trục Vũ Trụ thông thương ba cõi. Do đó theo chính thống trên thân trống chỉ khắc những người hay vật có thể đi lại ba cõi. Ví dụ về người, thì đó là các đấng siêu phàm, thần tổ (Supreme Beings), người đại diện của ngành, đại tộc, tộc, các thầy tế, phù thủy, thầy thuốc shaman, bà đồng, ông mo, các linh hồn người chết… Những người này có thể lên trời hay đi xuống âm thế. Trục Thế Giới lưng trống là siêu xa lộ xuyên ba cõi của họ. Họ là những kẻ có thể lên cõi trời liên lạc với các thần linh cõi trên và đi xuống cõi âm, liên lạc được với âm thần, với các âm hồn và linh hồn người chết có thể lên cõi trên hay bị đẩy xuống cõi dưới, địa ngục theo trục lộ này. Chỉ có giới này và linh hồn mới có thể đi lại lên xuống giữa ba tầng trời theo trụ trời, Trục Vũ Trụ. Còn ở những trống có thân trống coi như là núi Trụ Thế Gian, thì người và thú trên thân các trống này mang nghĩa biểu tượng cho người và thú thế gian của tộc ứng với trống.
Do đó những người ở trên thân trống không phải là những “dũng sĩ” nhìn theo duy tục.
Các người ở đây mang vóc dáng đang nhẩy múa chân trước chân sau.
Người số 1
Người số 1 Đoài: phần giữa trang phục đầu có hình cánh chim nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) gió dương Đoài, tay phải cầm rìu bổ nông có bờm gió.
-Trang phục đầu
Trang phục đầu hình chim gồm ba phần:
.Phần cao diễn tả ngành.
Ở đây có hình nọc cong diễn tả nọc thái dương âm. Nếu nhìn theo chiều dương tức chim quay đầu về phía trước mặt tay phải (chiều ngược kim đồng hồ) thì nọc cong này là sừng cong nọc âm Càn Li ngành nòng âm thái dương. Nếu nhìn theo chiều âm (chiều kim đồng hồ) tức chim quay đầy về phía sau lưng, phía tay trái thì phần nọc cong này là cái đuôi dài diễn tả Đoài-Chấn ngành nòng âm thái dương.
Ở đây trên trống Trống Miếu Môn I thuộc ngành nọc âm thái dương diễn tả bằng ba vành ở biên trông và có sự hiện diện của những vành sóng uốn khúc hình chữ S kép ta chọn cách nhìn về phía âm tức phần cao là đuôi chim diễn tả Đoài-Chấn. Ở đây là trống thế gian nên Đoài mang tính chủ.
.Phần cánh cho biết thuộc đại tộc nào ứng với tứ tượng.
Ở đây hình cánh chim có hai nọc que II, lửa hai bên có hai hàng chấm nọc, lửa, thái dương diễn tả cánh gió thái dương Đoài .
.Phần sau gáy cho biết thuộc tộc nào.
Ở đây hình đuôi chim xòe ra có sọc gió Đoài.
Trang phục đầu hình chim biểu tượng cho người mặt trời nhánh nọc âm thái dương có khuôn mặt chủ là tộc thiếu âm gió Đoài.
-Khí giới hay tế biểu
Người này tay phải tức tay dương cầm rìu Việt đầu chim có mấu nhọn ở bên hình mỏ rìu và có bờm gió cao. Rìu Việt nghiêng về Rìu bổ nông Gió Đoài.
-Mộc phướn
Taytrái tức tay âm cầm phướn mà các học giả hiện nay cho là chiếc mộc. Tôi gọi là mộc hình phướn hay mộc phướn.
Chiếc mộc phướn có hình đầu chim có mỏ lớn và có bờm cách điệu có con mắt dương vòng tròn có chấm biểu tượng cho gió thái dương Đoài.
Chân phướn có hình cuộn sóng cuộn có phụ đề thêm chữ vòng tròn có chấm nọc dương cho biết là hình sóng cuộc dương tức gió cuộn Đoài.
Thân phướn có những tua ngang diễn tả gió bay Đoài.
Trên chỗ tay cầm có hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn trên có vòng tròn có chấm và các chấm nọc cho biết thuộc về ngành nọc âm thái dương Chấn thái dương.
Như thế mộc phướn diễn tả ngành nọc âm thái dương Đoài-Chấn và có khuôn mặt chủ là gió Đoài.
Tóm lại người này thuộc về tộc Đoài.
Người số 2
Người số 2 Li: phần giữa trang phục đầu có hình cánh chim hình rìu ngnag chữ nhật lửa đất âm, tay phải cầm rìu bồ cắt.
-Trang phục đầu
Chỉ khác người thứ nhất là phần cánh chim hình rìu chữ nhật nằm ngang trong có hình hai vòng tròn có chấm nối bằng tiếp tuyến theo chiều dương. Vòng tròn có chấm có phụ đề nọc que và các cha71m nôc lửa, dương cho biết mang nghĩa theo duy dương là thiếu dương (OI). Rìu này diễn tả thiếu dương Li sinh động Li ngànhh âm.
Trang phục đầu hình chim biểu tượng cho người mặt trời nhánh nọc âm thái dương có khuôn mặt chủ là tộc Li ngành nọc âm nước Chấn.
-Khí giới hay tế biểu
Người này tay phải tức tay dương cầm rìu Việt đầu chim có bờm cường điệu có sọc nước mang âm tính (bồ) có mỏ rìu lớn trong đánh các dấu chấm nọc dương, lửa (cắt). Rìu Việt nghiêng về rìu bồ cắt Li.
-Mộc phướn
Taytrái tức tay âm cầm phướn có hình đầu chim có mỏ lớn trong có chấm nọc dương có con mắt dương vòng tròn có chấm mang hình bóng chim bổ cắt biểu tượng cho Li.
Chân phướn có hình cuộn sóng nước cuộn theo chiều âm chiều kim đồng hồ, trên có chữ hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn cho biết thuộc về ngành nọc âm thái dương Chấn.
Như thế phướn diễn tả tộc Li ngành nọc âm thái dương Chấn với khuôn mặt Li mang tính chủ.
Hai người 1 và 2 này là thiếu âm Đoài và thiếu dương Li ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ.
Người số 1 và số 2 đối xứng qua vành sóng uốn khúc chữ S kép đứng.
Hai người Người số 1 và số 2 đối xứng qua vành sóng uốn khúc chữ S kép đứng cho thấy rõ họ thuộc đại tộc Đoài-Li ngành nọc âm thái dương.
Người số 3
trang phục đầu có thêm hình mã tấu là nọc thái dương ngành âm. Phần giữa trang phục đầu
hình cánh chim Càn, tay phải cầm rìu mỏ cắt mũ sừng Càn.
-Trang phục đầu
Chỉ khác hai người thứ nhất và thứ nhì là có thêm một phần thứ tư hình lưỡi mã tấu cong mang tính dương, lửa của ngành nòng âm ở ngay sau phần cao cong vút. Hình mã tấu cho biết người này thuộc nhánh nọc dương thái dương Càn-Li ngành nòng âm.
Phần cánh chim rất rõ trong có chữ vòng tròn có chấm ở đây lấy nghĩa là lửa sinh tạo vũ trụ Càn.
Trang phục đầu hình chim biểu tượng cho người mặt trời nhánh nọc dương thái dương có khuôn mặt chủ là tộc thái dương Càn lửa vũ trụ.
-Khí giới hay tế biểu
Người này tay phải tức tay dương cầm rìu Việt đầu chim mỏ cắt lớn có sừng (Great Hornbill Buceros bicornis). Rìu Việt nghiêng về Rìu chim bổ cắt lớn có mũ sứng biểu tượng cho lửa vũ trụ Càn.
-Mộc phướn
Taytrái tức tay âm cầm phướn có hình đầu chim không có bờm chỉ có mỏ lớn trong có chấm nọc dương mang hình bóng chim bổ cắt biểu tượng cho gió lửa vũ trụ Càn.
Ở đây có một điểm không ăn khớp là con mắt là con mắt âm có hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước đáng lẽ phải là con mắt dương tức chữ hình vòng tròn có chấm mang dương tính. Phải chăng có ẩn ý cho biết Càn ở đây thuộc ngành nọc âm thái dương?
Ở dưới phần trên tay cầm có hình vòng tròn có chấm mang dương tính lửa vũ trụ Càn.
Chân phướn không có hình cuộn sóng mà chỉ hai hình nọc que lửa và bên cạnh có hàng chấm nọc dương nghĩa là siêu dương Càn.
Như thế người này nghiêng về tộc Càn của ngành nọc âm thái dương.
Người số 4.
Người số 4:Chấn
trang phục đầu có thêm hình mã tấu là nọc thái dương ngành âm. Phần giữa trang phục đầu
hình cánh chim nước, tay phải cầm rìu mõm cá sấu Lạc Việt há miệng.
-Trang phục đầu
Giống người thứ 3 là có thêm một phần thứ tư hình lưỡi mã tấu cong mang tính dương, lửa của ngành nòng âm ở ngay sau phần cao cong vút. Hình mã tấu cho biết người này thuộc nhánh nọc dương thái dương ngành nòng âm thái dương.
Phần cánh chim rất to trong có sọc nghiêng không gian và trong có hình hai vòng tròn có chấm nối với nhau bằng một hình tiếp tuyến nên ở dạng nước âm sinh động. Cánh có mang âm tính nước biểu tượng cho tộc Chấn ngành nòng âm thái dương.
Trang phục đầu hình chim biểu tượng cho người mặt trời nhánh nọc âm thái dương có khuôn mặt chủ là tộc Chấn.
-Khí giới hay tế biểu.
Người này tay phải tức tay dương cầm rìu Việt hình mõm cá sấu (không có bờm, mắt) trong có chấm nọc dương, thái dương, lửa. Rìu Việt biểu tượng cho Chấn thái dương.
-Mộc phướn.
Tay trái tức tay âm cầm phướn có hình đầu chim có mỏ lớn có con mắt âm có hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn. Đây là con chim bồ nông nhánh nước thái dương.
Chân phướn có hình cuộn sóng nước Chấn. Ở chỗ tay cầm cũng có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn. Đây là cái phướn duy nhất có hai chữ lửa nước Chấn này.
Phướn này diễn tả Chấn.
Như thế người này nghiêng về tộc Chấn ngành nọc âm thái dương.
Hai người 3 và 4 này là thái dương Càn và thái âm Chấn ở dạng lưỡng hợp đại vũ trụ.
Người số 3 và số 4 đối xứng qua vành sóng uốn khúc chữ S kép đứng.
Hai người Người số 3 và số 4 đối xứng qua vành sóng uốn khúc chữ S kép đứng cho thấy rõ họ thuộc đại tộc Chấn-Càn ngành nọc âm thái dương.
Tóm lại bốn người này là người đại biểu của bốn tộc ứng với tứ tượng của ngành nọc âm thái dương.
b. Ô có hai người.
Đây là những ô lớn, cũng từng đôi một đối xứng với nhau: 3 và 4 đối xứng với 7 và 8. Trong mỗi ô có hai người “dũng sĩ” trên đầu có hai con chim bay (Nguyễn Văn Huyên).
Các viền khung của ô gồm ba vành như ở biên trống gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) thái dương kẹp giữa vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn. Viền khung của ô cho biết những người này có một khuôn mặt chủ là ngành nọc âm thái dương tức là những người đại diện của trống.
Ta thấy ngay mỗi ô có hai người diễn tả lưỡng hợp tiểu vũ trụ và hai cò bay diễn tả lưỡng hợp cõi trời của hai nhánh người mặt trời thái dương tức liên bang Văn Lang ngành nọc âm Chấn thái dương.
Trên mặt trống diễn tả những khuôn mặt dương còn tang trống diễn tả các khuôn mặt nước âm và thân trống là Trục Thế Giới thông thương ba cõi diễn tả hai khuôn mặt nòng nọc, âm dương, hai nhánh lửa nước của liên bang Văn Lang là điều dễ hiểu.
Bốn người cầm phách hay khí biểu hình tháp nhọn /\. Li. Bốn người cầm rìu Việt có hình dạng thay đổi ứng với tứ tượng. Vì là trống Mang Lang (Văn Lang) có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương thiếu âm, ta suy ra rìu Việt biểu tượng cho thiếu âm Đoài có bốn khuôn mặt hay bốn chi ứng với tứ tượng của tộc gió Đoài.
Lưu ý
.Ba cặp người cầm khí giới hay phách hình núi tháp Li nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) đứng /\ đi trước người cầm vìu Việt, chỉ có một cặp người này đi sau cho biết khuôn mặt Li mang tính chủ. Điểm này thấy rô qua hình 5 chiếc mộc phướn có ở đầu trên và dưới hai chữ vòng tròn có chấm mang dương tính chỉ có một chiếc mộc phướn ở trên đầu có chữ hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn.
Trên đầu mỗi cặp người này có các cặp cò gió bay có bờm có hình dạng và các hình, dấu, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que khác nhau cho biết chúng thuộc tộc nào, tượng nào. Những con cò này cũng là một hình thức “phụ đề” giúp để nhận diện các người này. Ví dụ có một cặp cò không có chữ V, hình tam giác hay túi âm thanh (thường gọi là “cái mồi”), con bay trước không có bờm hình phướn gió mà bờm nằm sát cổ trong có chấm nọc lửa. Con này bay hướng lên cao (hướng về phía mặt trời). Đây là con cò tộc Gió Lửa.
Hai con cò không có “mồi” đi “cọc cạch” cùng đàn với sáu con cò “tha mồi” xác quyết cho thấy đây không phải là mồi mà là một dấu, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hoặc là chữ V hay tam giác hoặc túi âm thanh.
Nhìn tổng quát thì những người này là những người nhẩy múa đại diện của các tộc, chi tộc hoặc các vị lãnh đạo tín ngưỡng, tinh thần của hai nhánh nòng nọc, âm dương của ngành Người Mặt Trời thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là người Đại Tộc Việt (Bách Việt), Người Mặt Trời Thái dương ngành mặt trời thái dương tức liên bang Văn Lang.
Trên mặt trống nhánh Lang trời thiên cẩu gió trời Đoài vũ trụ mang tính chủ vì con Lang to lớn hơn con mang sừng trong khi ở thân trống tộc Văn Mang mang tính chủ vì bốn người cầm khí biểu hay phách hình núi tháp lửa thế gian Li ở vị trí không thay đổi và như đã nói ở trên ba cặp người cầm khí giới hay phách hình núi tháp Li nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) đứng /\ đi trước người cầm vìu Việt, chỉ có một cặp người này đi sau cho biết khuôn mặt Li mang tính chủ.
Kết Luận
Đây là trống mặt trời thái dương 14 nọc tia sáng Càn thế gian/Tốn hay Li/Tốn và Đoài/Tốn. Đối chiếu với Dịch sách, Càn hôn phối với Tốn thấy trong Dịch Hậu Thiên Bát Quái và Đoài với Tốn trong Dịch Chấn/Cấn có một khuôn mặt sấm ở đầu non (Lạc Long Quân sấm ở nhà đầu non Âu Cơ) thấy ở là bùa trừ tà của dân gian Việt Nam.
Điểm này cho thấy rõ trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là một Dịch đồng bằng hình diễn tả bằng chữ viết và hình dấu nòng nọc vòng tròn-que. Bộ sử đồng này có thể diễn tả hai thứ Dịch trên cùng một trống trong khi Dịch sách chỉ diễn tả được một khuôn mặt.
.Mặt trống mang tính dương vì các vành giới hạn là những chấm nọc. Từ trong tâm trống ra ngoài: mặt trời thái dương có 14 nọc tia sáng với không gian có vỏ dầy, to nét, mang âm tính thái âm với khoảng không gian giữa các tia sáng có hình thái tứ tượng của cả hai ngành nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng.
Các vành giới hạn nọc chấm diễn tả ngành mặt trời thái dương rạng ngời.
Các vành sinh tạo mang trọn vẹn ý nghĩa tứ hành.
Vành chủ yếu Mang-Lang trời diễn tả hai thú biểu Mang sừng thiếu dương Li và Lang trời thiếu âm Đoài vũ trụ tức ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thế nhân. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là liên bang Văn Lang nhìn dưới lăng kính thú biểu, vật tổ bốn chân thế gian.
Vành cò bay diễn tả đại tộc cò gió ngành nọc âm nước Chấn.
Ba vành ngoài biên cho biết trống thuộc ngành nọc âm nước Chấn thái dương. Các vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ngoài biên trống được nhấn mạnh bằng các nọc chấm diễn tả nhánh nọc lửa dương, mặt trời thái dương rực sáng.
Ở vùng nước tang trống có 6 con thuyền mang nghĩa Vũ Trụ giáo, mũi thuyền ở dạng lưỡng hợp đại vũ trụ Thái dương thái âm chim rắn ở dạng nhất thể nhưng chim và rắn còn là hai cá thể riêng biệt. Đây là dạng tiền thân của dạng nhất thể thần thoại hóa hoàn toàn trở thành hình rắn-bờm chim như thấy ở trống Hữu Chung và dạng rắn-lông chim Quetzal Coatl của Aztec va Kukulcan của Maya.
Đuôi thuyền ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu âm chim bổ nông với thiếu dương chim bồ cắt.
Hai con thuyền biểu tượng cho ngành nọc dương thái dương Càn Li với khuôn mặt Li mang tính chủ và cho ngành nọc âm thái dương Chấn Đoài với khuôn mặt Đoài mang tính chủ. Suy ra bốn con thuyền còn lại biểu tượng cho bốn đại tộc ứng với tứ tượng.
Ở thân trống bốn ô nhỏ có bốn người nhẩy múa là những người đại biểu của bốn tộc ứng với tứ tượng của ngành nọc âm thái dương và từng cặp người trong bốn ô lớn diễn tả lưỡng hợp tiểu vũ trụ với khuôn mặt Li mang tính chủ và hai con cò bay trên đầu mỗi cặp người diễn tả lưỡng hợp cõi trời của hai nhánh người mặt trời thái dương tức liên bang Văn Lang ngành nọc âm Chấn thái dương.
Tất cả đều diễn đạt tuyệt vời với chủ đề của trống.
Tuy nhiên điểm quan yếu nhất là vành thú chủ yếu của Trống Miếu Môn I gồm có mang sừng và Lang trời.
Đây là vành Mang Lang. Trống có một khuôn mặt chủ Mang Lang nghĩa là dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm Lang, mang một khuôn mặt của kì Mang sừng và lân Lang trời.
Những con hươu trên Trống Miếu Môn I là Mang sừng thú biểu của âm O của ngành Lửa I tức OI, thiếu dương (hào âm trên hào dương là thiếu dương). Thiếu dương OI của ngành dương I là IOI, quẻ Li.
Những con lang trời là thú biểu của dương I phía âm O tức IO, thiếu âm. Thiếu âm của ngành dương I là IIO, Đoài. Đây chính là hai khuôn mặt Li/Tốn và Đoài/Tốn của Trống Miếu Môn I có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian. Hai loài thú cùng nằm trên cùng một vành nên là lưỡng hợp thiếu dương Li với thiếu âm Đoài dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ ở cõi thế gian (vì thế mới dùng loài thú bốn chân sống trên mặt đất).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt thì đây là dạng lưỡng hợp của nhánh Hùng Vương Lửa thế gian đất dương (núi), thiếu dương Li, khuôn mặt âm của phía nọc lửa Âu Cơ, theo mẹ lên núi với nhánh Hùng Vương Gió dương thế gian thiếu âm Đoài, khuôn mặt dương của phía nòng nước Lạc Long Quân theo cha xuống biển.
Sự lưỡng hợp ở tiểu vũ trụ thế gian này chính là một khuôn mặt của liên bang Văn Lang Hùng Vương.
Rõ như ban ngày vành chủ yếu trên trống Miếu Môn I có hai loài thú Văn và Lang là hai khuôn mặt của hai ngành của liên bang Văn Lang Hùng Vương nhìn theo diện thú biểu Mang sừng và Lang trời.
Tên nước của Hùng Vương là Văn Lang nhìn dưới diện thú biểu bốn chân, thì Văn là con Mang sừng và Lang là con Lang rạng ngời, con Lang đực, Lang nọc, Lang Việt (KQKTCSHV).
Cũng qua trống này ta thấy nghĩa đúng thực sự của tên Văn Lang như đã nói ở trên, phải hiểu theo lăng kính trọn vẹn của Vũ Trụ giáo, của Việt Dịch nòng nọc, theo lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Vì thế mà từ Văn Lang tức liên bang Văn Lang có nhiều khuôn mặt tùy thuộc vào nhìn theo góc độ nào của Vũ Trụ giáo hay theo góc độ nào của các tộc khác nhau trong liên bang Văn Lang. Ở cõi thế gian của Hùng Vương lịch sử là lưỡng hợp cõi tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm Đoài.
Cũng xin nhắc lại là ở trống Quảng Xương cũng diễn tả sự lưỡng hợp hai nhánh Hùng Vương là người chim mỏ Cắt ứng Mẹ Âu Cơ với và người rắn Nước ứng với Lạc Long Quân, tức cũng có một khuôn mặt của liên bang Văn Lang nhưng khác ở đây. Trống Quảng Xương là trống mặt trời Càn Khôn có 8 nọc tia sáng mang hình ảnh bọc trứng trăm Lang Hùng, các ngôi nhà thờ phượng chỉ có nhà mặt trời (tiền thân của nhà Lang, nhà đình) tức nhà thờ Lang Hùng toàn con trai (không có nhà nòng không gian mái vòm) và ba vành ngoại biên mang ý nghĩa lưỡng hợp tiểu vũ trụ Đoài vũ trụ-Li thế gian vòng tròn có chấm có tiếp tuyến của ngành nọc âm thái dương diễn tả bằng hai vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược). Như thế khuôn mặt lưỡng hợp ở trống Quảng Xương là khuôn mặt lưỡng hợp đại vũ trụ Chim-Tiên và Rắn-Rồng của hai nhánh tộc người Lửa Núi Âu Cơ và Nước Biển Lạc Long Quân của đại tộc Hùng Vương Lang Việt. Trong khi ở trống Miếu Môn I này diễn tả liên bang Văn Lang của các vua Hùng thế gian lịch sử có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ qua hai thú biểu bốn chân thiếu dương Mang-Văn và thiếu âm Lang trời ở cõi giữa thế gian của ngành nọc Nước Lửa thái dương Lạc Long Quân tức Lạc Việt.
Dĩ nhên liên bang Văn Lang còn có nhiều khuôn mặt khác ở các trống khác như trống Sông Đà, Ngọc Lũ I…
Các nhà làm văn hóa Việt nhất là các nhà viết sử Việt từ trước đến nay chỉ giải nghĩa từ Văn Lang theo một diện nên không bao quát, trọn vẹn được hết và hoàn toàn thiếu sót.
Trống Miếu Môn I là trống liên bang Văn Lang Lạc Việt nhìn dưới lăng kính vật tổ.
Tổng tóm lược.
Trống Miếu Môn I là trống biểu của nhánh nọc âm Khôn thái dương Chấn-Đoài [diễn tả bằng ba vành biên trống gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) thái dương kẹp giữa vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn] và vành cò gió nhánh Chấn có tên là cái “mồi” chữ V hay tam giác ngược có một nghĩa là lửa-nước thái dương Chấn.
Trống có vành chủ yếu là thú bốn chân Mang Lang. Mang là thú biểu của nhánh nọc dương phía âm thiếu dương Li và con Lang trời là của nhánh nọc âm phía thiếu âm Đoài. Đây là một khuôn mặt lưỡng hợp thiếu dương và thiếu âm của hai ngành nọc dương và nọc âm ở cõi thế gian tức tiểu vũ trụ. Lang có khuôn mặt mang tính chủ vì khắc to hơn con mang.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt đây là trống lưỡng hợp thú biểu Mang Lang của liên bang Văn Lang Hùng Vương với khuôn mặt Lang Việt mang tính chủ của ngành nọc âm thái dương Thần Nông thái dương có một khuôn mặt Lạc Long Quân Lạc Việt.
Lưu Ý
.Xin lưu ý ba trống Kì Việt Kì Dương Vương Phú Xuyên ngành nọc lửa thái dương, trống Giao Việt Lạc Long Quân Hòa Bình ngành nọc nước thái dương và trống liên bang Văn Lang Miếu Môn I lưỡng hợp nòng nọc, âm dương này đều tìm thấy ở một địa danh là tỉnh Hà Sơn Bình. Điểm này cho thấy ba trống này liên hệ mật thiết với nhau và là những chương sử đồng ở kế tiếp nhau của cùng một bộ cổ sử đồng của Việt Nam. Điểm này cũng cho thấy nơi làm ra hay tìm ra trống có thể liên hệ với lịch sử địa phương của Đại Tộc Việt. Ba trống ở Hà Sơn Bình này cho thấy vùng này là vùng đất tổ Việt. Ta cũng thấy các trống tìm thấy ở vùng Cổ Loa, kinh đô của An Dương Vương là trống Cổ Loa I và Cổ Loa II (xem những trống này) là những trống liên hệ với lịch sử vùng Cổ Loa tức là những trống ngành nọc âm thái dương dòng An Dương Vương, Lạc Long Quân. Bằng chứng thấy rõ nữa là trên một trống Lào có hình vật tổ chồn cáo (weasel) của người Tráng Zhuang với tiếng cổ Choang có nghĩa là chó hoang dã. Trống này cho biết đây là trống biểu của những người Tráng Zhuang di cư từ Nam Trung Hoa xuống phần đất Lào ngày nay.
Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là của Việt Nam nói riêng, của Bách Việt nói chung không thể nào là của Trung Hoa. Chỗ nào có trống đồng nòng nọc, âm dương là nơi đó có tộc Lạc Việt nói riêng và Bách Việt nói chung hay nơi đó bị ảnh hưởng của văn hóa Bách Việt.
Lão Cổ Vật Sưu tầm
Nguồn : Blog bác sỹ Nguyễn Xuân Quang - https://nguyenxuanquangbacsi.wordpress.com/
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội