VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TRANH THỦY MẶCLike 0 168
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Vài nét về lịch sử tranh thủy mặc
Tranh thủy mặc Trung Hoa
Tranh thủy mặc xuất hiện từ thời Chiến Quốc ở Trung Hoa và mở rộng hơn vào triều đại nhà Hán rồi vươn lên tới đỉnh cao của hội họa vào thời nhà Đường – Tống. Đề tài phần lớn chỉ xoay xung quanh các nhân vật lớn trong tử cấm thành đặc biệt là đi sâu vào thể loại tranh sơn thủy, hoa điểu. Các triều vua nhà Nguyên, Minh, Thanh là thời kì kế thùa và phát huy cao độ các thành tựu của tranh thủy mặc đời nhà Đường, đời Tống với hai lối vẽ tỉa từng tiểu tiết bằng nét bút tinh nhọn và tả ý (Phóng bút tung hoành) tạo nên một cảm xúc khoáng đạt mà sâu lắng trong từng nét múa bút. Tranh thủy mạc thời kì đỉnh cao đã được nâng lên một tầm cao mới, trở thành quốc họa của Trung Quốc.
Ngòi mực của họa gia thủy mặc lột tả chân thực tới cùng hệ thống tư tưởng, lối sống, quan điểm nhân sinh quan và lột tả tinh tế được cả suy nghĩ của con người trước tạo hóa. Bởi thế mà khi chiêm ngưỡng một bức thủy mặc, ta không chỉ nhìn thấy mảng sơn thủy diễm lệ của cảnh quan, mà xa hơn nữa ta sẽ cảm nhận được tâm hồn của người nghệ sĩ, đại diện cho tư tưởng của cả 1 thời đại.
Tranh thủy mặc Trung Hoa tồn tại qua nhiều triều đại phong kiến, tuy cũng có lúc thăng trầm ba chìm bảy nổi nhưng phải nói loại tranh thủy mặc đã duy trì hơi thở trường tồn của mình xuyên suốt lịch sử tồn tại mà chưa hề bị biến mất hay ngắt quãng kể từ Hán – Đường – Tống – Nguyên – Minh – Thanh vẫn tiếp tục là quốc họa cao quý, kế thừa các nét vẽ và tư tưởng hết thời đại này sang thời đại khác cho nên tranh thủy mặc có thể coi là 1 nét văn hóa kinh điển trong hội họa Phương Đông.
Tham khảo thêm nguồn:
http://ppe.htu.edu.vn/dao-tao/tranh-thuy-mac-%E2%80%93-net-dac-sac-trong-nghe-thuat-hoi-hoa-co-truyen-trung-hoa.html
Tranh thủy mặc của Việt Nam
Nói đến tranh thủy mặc của Việt Nam thì nhất định phải nói đến Lĩnh Nam Họa Phái – Nơi khởi nguồn của dòng tranh lịch sử thủy mạc Việt Nam. Lĩnh Nam họa phái bắt nguồn từ trường phái đổi mới, là sự cách tân trong hội họa truyền thống Trung Hoa, ra đời ở tỉnh Quảng Đông vào cuối thời nhà Thanh, họa sư sáng lập ra trường phái này là “Nhị Cao nhất Trần”, tức Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân, là “Lĩnh Nam tam kiệt” của “Lĩnh Nam họa phái”.
Thế hệ thứ hai của Lĩnh Nam họa phái hoạt động nghệ thuật từ những năm 30 của thế kỷ trước. Tiêu biểu nhất có “Lĩnh Nam tứ đại danh họa” gồm 4 họa gia: Triệu Thiếu Ngang, Quan Sơn Nguyệt, Lê Hùng Tài và Lý Thiện Thâm. Trong đó, danh sư Triệu Thiếu Ngang chính là thầy dậy vẽ của Lương Thiếu Hằng – chủ nhân của Đông Phương nghệ uyển ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1960, là nơi chuyên đào tạo ra các họa sĩ nổi tiếng hiện nay ở TP HCM. Họa đàn Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động mạnh mẽ nhất vào những năm 60, 70 thế kỷ trước – thời kì nở hoa của hội họa thủy mạc ở Việt Nam.
Họa sĩ tranh thủy mặc nổi tiếng nhất trong làng tranh Việt Nam phải kể đến đó chính là Trương Hán Minh. Trương Hán Minh sinh ra và lớn lên tại Chợ Lớn, TP HCM, sinh năm 1951. Tranh của ông có giá khá cao trên thị trường và bản thân ông cũng sở hữu nhiều bộ sưu tập hội họa danh tiếng trong nước và trên thế giới.
Tham khảo thêm nguồn:
Tranh thủy mặc Nhật BảnTranh thủy mặc được lan truyền đến Nhật Bản cùng với nghệ thuật Thiền trong thời Mạc Phủ Kamakura. Tranh thủy mặc Nhật Bản còn có tên khác là Sumi-e hay còn gọi là Suibokuga, được phác họa bằng một màu mực duy nhất, tuy nhiên đôi khi cũng có những bức tranh có màu sắc. Tranh Sumie của Nhật Bản tuy chỉ gồm vài nét đơn giản mà vẫn khắc họa được 1 cách tinh tế và sắc nét cả 1 bầu trời tâm tư của người vẽ, thể hiện tốt tư tưởng của thời đại.
Các họa gia vẽ tranh thủy mặc nổi tiếng
Các đại diện của Trung QuốcVương DuyHọa sĩ Vương Duy hiệu là Ma Cật cư sĩ, là một nhà thơ, danh họa, nhạc sĩ, một nhà thư pháp học và một chính khách nổi tiếng nhà Thịnh Đường. Vương Duy không chỉ nổi tiếng nhờ tài năng thi phú mà còn là 1 danh họa cực kì nổi bật. Ông đặc biệt được nhớ đến về thể loại Sơn thủy thi (山水詩), cùng với Mạnh Hạo Nhiên. Nội dung chủ yếu trong tranh của Vương duy là khắc họa, miêu tả hình ảnh con người và rừng trúc. Đồng Kỳ Xương nhà Minh thì đề cao Vương Duy như là ông tổ của phong cách họa sơn thủy Nam tông.
Vương Duy
Tranh do chính Vương Duy vẽ đến nay không còn, bức “Sông núi tuyết tan” mà bạn nhìn thấy thời nay chỉ là sản phẩm chép lại của 1 họa sĩ khác.
Tham khảo thêm nguồn: Wiki
Bát Đại Sơn NhânBát Đại Sơn Nhân sinh năm 1626 mất năm 1705, là con cháu của Ninh Vương Chu Quyền nhà Minh. Sau khi nhà Minh hết thời, ông xuống tóc đi tu, sau lại hoàn tục trở thành đạo sỹ. Hiệu là Bát Đại Sơn Nhân hay Tuyết Cá. Các bức họa của ông thường sử dụng thủ pháp tượng trưng để tả tâm ý, điển hình như khi vẽ ngư, điểu, cầm, ông đều vẽ mắt trắng nhìn hướng về trời như muốn nói lên một chí khí quật cường bất khuất biểu tượng cho tâm trạng của mình. Đối với tranh sơn thủy, đa phần ông đều vẽ cảnh hoang sơn tàn thủy, tiêu điều, đơn độc trơ trọi hay lạnh lẽo thê lương. Tranh của ông thường cho người ta cảm giác thoát tục. Bát Đại Sơn nhân là họa sĩ có ảnh hưởng rất lớn đến hội họa đời sau.
Cổ mai trục - Bát Đại Sơn Nhân
Tham khảo thêm nguồn:
http://home.thuhoavn.com/?p=676
Tô Đông PhaTô Thức sinh ngày 8/1/1037 mất ngày 24/8/1101, tự là Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ hay có tên khác là Tô Đông Pha, là nhà văn, thi sĩ nổi tiếng thời Tống của Trung Quốc. Ông là 1 họa sĩ trứ danh – một trong Bát đại gia Đường Tống. Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Đông Pha cùng cha và em là ba trong tám đại văn hào lớn nhất Trung Hoa kéo dài suốt bảy thế kỷ từ thế kỷ VII đến XIII. Ông có khoảng 1700 bài thơ hay. Còn cổ văn của ông là thiên hạ vô song cứ hạ bút là văn thơ lai láng, là tranh thì phong thủy hữu tình. Đông Pha còn là một họa sĩ nổi tiếng vẽ trúc và núi. Năm 1065, được nhận vào Sử quán làm việc và có cơ hội đọc nhiều sách quý về các danh họa được lưu trữ ở bí thư các.
Ngắm cảnh - Tô Đông Pha
Tham khảo thêm nguồn: Wiki
Tề Bạch ThạchTề Bạch Thạch sinh ngày22 tháng 11 năm 1864 mất ngày 16 tháng 9 năm 1957, tên thật là Tề Thuần Chi là một họa sĩ cổ của Trung Hoa Đại Lục. Biệt hiệu của ông là là Tề Hoàng (齊璜) và Tề Vị Thanh (齐渭清). Ông sinh ra ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Ông là một danh họa nổi tiếng ở Trung Quốc với các tác phẩm tranh thủy mặc sinh động đầy sức sống. Những bức họa ông vẽ đều là những bức tranh về sơn thủy hữu tình, nhân vật, hoa điểu, động vật. Hình ảnh những con tôm trong tranh của ông đạt đến độ siêu phàm nhờ thời gian ông nuôi tôm và quan sát chúng. Hay là hình ảnh những chú ong rất phóng khoáng, bay bổng diễn đạt nhiều hàm ý.
Những bức tranh của ông thường được viết thêm thi ca, khắc dấu triện trên đó. Tất cả đều được thao tác, phác họa rất tỉ mỉ. Vì thế, ông còn được biết đến với danh hiệu là bậc đại danh họa “Tam biệt chi tài”
Tham khảo thêm nguồn: Wiki
Từ Bi HồngTừ Bi Hồng sinh năm 1895 mất năm 1953, là một danh họa chuyên vẽ ngựa của Trung Quốc. Ông sinh ra tại thôn Chấn Kì, Đình Kiều, huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ông được coi là một trong những thành viên thành lập phong trào nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc và là một trong hai đại danh họa – người vĩ đại nhất về hội họa ở Trung Quốc thế kỷ 20 (Cùng với Tề Bạch Thạch).
Những con ngựa trong tranh của ông với đủ những tư thế, được vẽ theo lối tả ý theo truyền thống trong hội họa Trung Hoa, kết hợp với kĩ thuật vẽ các mảng sáng tối của châu Âu. Những nét vẽ cuộn lên từng đợt nhưng rất phóng khoáng với duy nhất 1 màu mực nho truyền thống. Thông qua hình ảnh con ngựa, ông bộc lộ tâm can nhiệt huyết của mình, gửi gắm khát vọng, cùng tính nhân văn của văn hóa Trung Hoa.
Ngoài vẽ ngựa, ông còn nổi tiếng với tài vẽ tranh về chân dung. Những bức tranh chân dung của ông thường là hình ảnh của vợ của ông (Tưởng Bích Vy), của những nữ sinh nơi ông giảng dạy và chân dung của những nhà tư tưởng tiến bộ ông từng gặp gỡ.
Bạn có thể tham khảo một số tác phẩm tiêu biểu của Từ Bi Hồng tại đây:
https://www.dkn.tv/nghe-thuat/tu-bi-hong-va-mot-so-tac-pham-tieu-bieu.html
Trương Đại ThiênTrương Đại Thiên sinh ngày 10 tháng 5 năm 1899 tại Nội Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bút danh là Đại Thiên. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã được gia đình hướng theo con đường hội họa. Năm 1917, ông cùng anh trai mình sang Kyoto Nhật Bản. 2 năm sau ông về Thượng Hải để nhận được sự hướng dẫn về hội họa truyền thống từ 2 nhà thư pháp kiêm họa sĩ nổi tiếng thời đó. Chính vì sự sáng tạo không ngừng khi vẽ cảnh quan thủy mặc bằng cách vẽ văng mực trên giấy đã tạo nên một Trương Đại Thiên độc đáo, tên tuổi như thế.
Tham khảo thêm nguồn:
http://designs.vn/tin-tuc/zhang-daqian-huyen-thoai-hoi-hoa-trung-hoa-the-ky-20_216768.html#.XQdUF603vIU
http://www.khoaluan.vn/tai-lieu_truong-dai-thien-huyen-thoai-hoi-hoa-my-thuat-trung-hoa_967174
Các đại diện của Hàn Quốc/Triều Tiên:An GyeonAn Gyeon là một họa sĩ của thời kỳ Joseon ở Hàn Quốc. Ông sinh ra ở Jigok, Seosan , Chungcheongnam-do . Ông tham gia phục vụ hoàng thất với tư cách là một thành viên của Dohwaseo , một tổ chức gồm các họa sĩ chính thức của triều đình Joseon, và đã vẽ Mongyu dowondo cho Hoàng tử Anpyeong năm 1447 hiện đang được lưu trữ tại Đại học Tenri. Tên nghệ thuật của ông là Hyeonndongja (현 동자, 玄 洞子) và tên lịch sự của ông là Gado (가도, 可 度)
Bạn có thể tham khảo thêm các tác phẩm hội họa nổi bật của họa sĩ An Gyeon tại đây:
https://en.wikipedia.org/wiki/An_Gyeon
Byeon Sang-byeokByeon Sangbyeok là một danh họa lớn của Triều Tiên thuộc gia tộc Miryang. Byeok làm việc dưới thời kỳ cuối triều đại Joseon, Triều Tiên (1392–1910). Byeon nổi tiếng với những bức tranh miêu tả chân thực, sinh động về động vật và con người trong các chi tiết vẽ bằng cọ lông.
Tên lịch sự của ông là Wanbo và bút danh là Hwajae. Ngày sinh và ngày mất của ông không được chính xác, nhưng đã hoạt động vào giữa thế kỷ 18 trong thời Vua Sukjong và triều đại của Vua Yeongjo. Byeon được ca ngợi bởi những nét vẽ phóng khoáng, sinh động về động vật và con người. Ông làm việc như một họa sĩ hoàng gia của Dohwaseo.
Byeon Sangbyeok tài năng nhất khi miêu tả mèo và gà, vì vậy ông có được biệt danh như Byeon Goyang (transeon Byeon Cat) và Byeon Dak (Byeon Rooster) ). Ngoài ra, Byeon cũng là họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng, nên ông cũng được gọi là Guksu(國手, một nghệ nhân hạng nhất) , và các tác phẩm chân dung của ông ấy có đến 100 tác phẩm.
Các tác phẩm tiêu biểu của Byeon gồm có ” Myojakdo ” (Tranh Mèo và Chim sẻ) và ” Gyejado ” (Tranh gà và gà con).
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Byeon Sang-Byeok tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Byeon_Sang-byeok
Gang Hui-anGang Huian sinh năm 1417? mất năm1464, bút danh Injae, là một học giả và họa sĩ nổi tiếng của thời kỳ Joseon. Ông là một thiên tài về thơ ca, thư pháp và hội họa. Ông gia nhập hoàng gia bằng cách vượt qua đối thủ gwageo vào năm 1441 dưới thời trị vì của vua Sejong (1397–1418–1450).
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Gang Hui-an tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Gang_Hui-an
Nam Gye-uNam Gye-u sinh năm 1811 mất năm1888, một họa sĩ và một sĩ quan chính phủ vào cuối thời kỳ Joseon . Nam Gyewu được sinh ra trong một tầng lớp có địa vị cao sống ở Namchon, Seoul và có một sự nghiệp hội họa đặc sắc. Nam là thiên tài trong việc miêu tả những con bướm, được người ta đặt cho danh hiệu là Nam Nabi (Butterfly Nam). Trong suốt cuộc đời của mình, Nam Gye-u đã cống hiến cho việc khắc họa những bức tranh về loài bướm và hoa vô cùng tinh tế và đẹp mắt.
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Nam Gye-u tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Nam_Gye-u
Kim Hong-doGim Hong-do còn có tên khác là Kim Hong-do , là họa sĩ toàn quyền dưới triều đại Joseon của Hàn Quốc. Ông 1 nhân vật quan trọng hay đi theo xu hướng mới của thời đại ông. Gim Hong-do là một nghệ sĩ tài ba trong lĩnh vực vẽ tranh truyền thống, chủ yếu được biết đến bởi những miêu tả về cuộc sống hàng ngày của những người bình thường, theo cách tương tự như Dutch Masters.
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Kim Hong-do tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Gim_Hongdo
Sin Yun-bokShin Yun-bok ,bút danh là Hyewon sinh năm 1758 mất năm 1813, là một họa sĩ Hàn Quốc dưới thời Joseon . Giống như Danwon và Geungjae , ông được biết đến với những mô tả thực tế về cuộc sống hàng ngày trong thời đại của mình. Các bức tranh của ông rõ ràng là khiêu dâm hơn Danwon, nên đã khiến ông bị trục xuất khỏi viện hoàng gia Dohwaseo.
Những bức tranh phong cảnh thủy mặc của ông sử dụng những nét vẽ sáng rõ trong một phương pháp tương tự như của Yun Je-hong (윤제홍), người tiên phong trong hội họa thủy mặc theo phong cách mới của thời đại cuối Joseon. Ông đã không sử dụng phương pháp truyền thống để lại không gian trống trong các bức tranh mà thường làm đầy toàn bộ khung. Đó là điểm đổi mới trong cách vẽ của ông. Là một trong những trụ cột trong hội họa thời đại Joseon, ông đã gây ảnh hưởng tới lối vẽ của nhiều họa sĩ khác sau đó.
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm hội họa nổi tiếng của Shin Yun-bok tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Sin_Yun-bok
OwonMột họa sĩ lớn dưới triều đại Joseon ở Hàn Quốc. Ông là một trong số ít họa sĩ giữ chức vụ quan trọng trong triều đình Joseon. Cùng với các họa sĩ trước đó là Danwon và Hyewon, Owon được mệnh danh là một trong số các đại danh họa thời kỳ Joseon.
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm nổi bật của danh họa Owon tại đây:
https://en.wikipedia.org/wiki/Jang_Seung-eop
Jeong SeonJeong Seon sinh năm 1676 mất năm 1759, tự là Wonbaek, hiệu là Kyomjae (Gâm-chè, “Khiêm Nghiên”) và Nangok, là một họa sĩ phong cảnh người Triều Tiên. Tranh ông vẽ bao gồm các bức tranh thủy mặc nổi tiếng như Inwangjesaekdo (1751), Geumgang jeondo (1734), và Ingokjeongsa (1742), và rất nhiều bức tranh “tả thực” phong cảnh, cảnh về đối tượng và lịch sử của nền văn hóa Triều Tiên. Ông là 1 trong nhiều họa sĩ nổi tiếng nhất Triều Tiên. Những bức tranh phong cảnh của ông đã phản ánh hầu hết các đặc điểm địa lý của Triều Tiên. Phong cách của ông là tả thực chứ không phải là trừu tượng
Tham khảo thêm nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Jeong_Seon
Các đại diện của Nhật Bản:JosetsuJosetsu sinh năm 1405 mất năm 1496, là một trong những đại danh họa của Nhật Bản trong thời kỳ Muromachi (thế kỷ 15). Ông đã được nhập tịch Trung Quốc vào năm 1370 và được gọi là “cha đẻ của bức tranh thủy mặc Nhật Bản”. Josetsu là một họa sĩ lừng danh trong việc vẽ tranh thủy mặc vào thời điểm đó và cũng ảnh hưởng đến nhiều họa sĩ sau này.
Tham khảo thêm nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Josetsu
Sesshu Toyo
Sesshō Tōyō còn có tên khác là Tōyō , Unkoku , hoặc Bikeisai ; sinh năm 1420 mất ngày 26/8/150 ) là bậc thầy vẽ tranh thủy mặc nổi tiếng nhất của Nhật Bản từ thời Muromachi. Ông được sinh ra trong gia đình Oda samurai sau đó được nuôi dưỡng và giáo dục để trở thành một linh mục Phật giáo Thiền Rinzai. Tuy nhiên, từ rất sớm, tài năng về nghệ thuật của ông đã được bộc lộ và cuối cùng trở thành một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời đại đó.
Sesshū bị ảnh hưởng bởi các bức tranh phong cảnh nhà Tống. Ông đã xây dựng cho mình một tổ chức riêng và tập hợp một số lượng lớn các họa sĩ, giờ đây được gọi là trường Unkoku-rin — hoặc “Trường Sesshū”.Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Long Landscape Scroll”.
Tham khảo thêm nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Sessh%C5%AB_T%C5%8Dy%C5%8D
Tensho ShubunTenshō Shūbun mất năm 1444–50 là một nhà sư Thiền tông Nhật Bản và họa sĩ thời Muromachi. Shūbun được sinh ra vào cuối thế kỷ 14 ở tỉnh Ōmi và trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp khoảng năm 1403. Shūbun là người sáng lập phong cách tranh thủy mặc suiboku của Trung Quốc tại Nhật Bản. Ông bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ phong cảnh Trung Quốc như Xia Gui và Ma Yuan.
Tham khảo thêm nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Tensh%C5%8D_Sh%C5%ABbun
Ike no TaigaIke no Taiga sinh năm 1723 mất năm 1776, là một họa sĩ Nhật sinh ra ở Kyoto trong thời kỳ Edo . Phần lớn tác phẩm của ông phản ánh đam mê với các kỹ thuật vẽ tranh và văn hóa cổ điển Trung Quốc, mặc dù ông cũng kết hợp các kỹ thuật hiện đại vào các bức tranh khác rất truyền thống của mình. Ông đã gắn bó nhiều năm ở Kyoto và du hành khắp nơi trên thế giới suốt cả cuộc đời mình.
Tham khảo thêm nguồn:
Những bức tranh thủy mặc nổi tiếng
Bức tranh Phú Xuân sơn cư đồ – Hoàng Công Vọng – Trung QuốcBức họa lừng danh xứ Trung – Phú Xuân sơn cư đồ của họa sư Hoàng Công Vọng được ra đời trong triều nhà Nguyên được đánh giá là bức tranh phong cảnh thủy mặc cổ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bức họa đồ đã đạt đến độ hoàn mỹ nhất trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, thể hiện vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của hai bờ sông Phú Xuân tỉnh Chiết Giang dịp đầu thu với những nét vẽ sắc sảo, tinh tế với sự chấm phá đầy ấn tượng dù chỉ dùng duy nhất một màu mực.
* Tác phẩm ngựa – họa sĩ Từ Bi Hồng – Trung Quốc
Từ Bi Hồng là một họa sĩ được cả thế giới công nhận và đánh giá 10/10 về tài vẽ ngựa thể hiện qua hàng ngàn bức vẽ tuấn mã tuyệt đẹp của ông. Những con ngựa dưới ngòi bút của ông từng bước chạy đều thể hiện sự phóng khoáng, vẻ đẹp hùng dũng, oai nghiêm, vĩ đại khiến người xem luôn bị hút hồn.
Bạn có thể tham khảo thêm những bức tranh thủy mặc nổi tiếng nhất Trung Quốc ở đây:
https://thegioitranhsondau.com/nhung-buc-tranh-thuy-mac-dep-va-noi-tieng-nhat-trung-hoa-trung-quoc.html
Bức tranh cảnh thiên nhiên – Shiki Kacho Zu – Nhật BảnShiki Kacho Zu đã vẽ bức họa kinh điển này vào thế kỷ 15 và tác phẩm được xem là tài sản văn hóa vô giá, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hội họa xứ hoa anh đào. Với 4 bức tranh khác nhau ghép lại đại diện cho 4 mùa với phong cảnh đặc sắc của từng mùa trong năm.
* Bức tranh thủy mặc con cò – Nhật Bản
Bức tranh vẽ con cò phô mình trong cánh rừng trúc thanh nhã được chế tác khá đẹp mắt với từng mảng màu và nét vẽ khá tinh tế mà không hề phô trường khiến không gian rừng trúc yên bình như hiện ra trước mắt và thời gian ngừng lại ở thời điểm mà phong cảnh đẹp nhất, nên thơ hữu tình nhất của thiên nhiên hùng vĩ.
Bạn có thể tham khảo 1 số mẫu tranh thủy mặc đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản tại đây:
https://thegioitranhsondau.com/diem-qua-1-so-mau-tranh-thuy-mac-nhat-ban-dep-va-noi-tieng.html
Tháp Bút bên hồ Gươm – Trương Hán Minh – Việt NamTác phẩm Tháp Bút bên hồ Gươm là 1 trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ sĩ Trương Hán Minh – Việt Nam. Bức tranh là những nét chấm phá tả thực phong cảnh Tháp Bút đứng sừng sững bên hồ Gươm tĩnh lặng, cho ta cảm giác có chút gì đó cổ xưa và bình yên giữa chốn đô thị.
Lão Cổ Vật sưu tầm.
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội