Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC (P3)Like 0 145
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC.(P3)
Dưới con mắt các chuyên gia, thế giới đồ cổ hiện lên lung linh với màu sắc thần thoại, kì bí...
TRẺ CƯỠI LÂN CẦM SEN VÀ SÊNHĐứa trẻ cưỡi lân biểu trưng cho quý tử (xem LÂN MẪU XUẤT LÂN NHI); sen chữ Hán đọc là “Liên” ; và sinh hay sình hay sênh: thứ nhạc khí cổ xưa giống như cái kèn). Hình họa này biểu thị cho câu chúc “liên sinh quý tử” (sinh được nhiều con quý). TRẺ CƯỠI LÂN CẦM HOA SEN, CÁI SINH VÀ MIẾNG QUẾ Đồ án này biểu ý cho câu thái bình (lân) liên (sen) sinh (sênh, một loại nhạc cụ) quý (quế) có nghĩa là “Thời thái bình sinh nhiều của quý” TRẺ XÁCH LỒNG ĐÈN Trên cái lồng đèn vẽ cái bình có cắm ba cây kích, cột chung một cái “khánh”, cái “sinh” bằng một “sợi dây” là biểu ý câu chúc “khánh lạc thăng bình”: “Khánh (cái khánh) đồng âm voái “khánh” ( chúc ); “sợi dây cột” chữ Hán là “lạc” đồng âm với “lạc” (vui mừng); cái “sinh” và cái “bình” đồng âm với từ “thăng” và “bình” (thăng bình: thái bình). “khánh lạc thăng bình” có nghĩa là cầu chúc cho xứ sở được thái bình, an dân cư lạc nghiệp. TRÚC Trúc có đốt thẳng, ruột trống đến mùa đông không rụng lá biểu trưng cho người quân tử; cây trúc vào mùa đông lá màu xanh tốt nên còn làm biểu trưng cho sự trường xuân, sống lâu và trong đồ án “mai, liên, cúc, trúc” thì trúc biểu trưng cho mùa đông. TRÚC – BÌNH Đồ án: một cành trúc cắm trong cái bình do một đứa bé bưng dâng lên biểu ý cho câu: “trúc báo bình an” (trúc: một thứ nhạc khí; và được làm thẻ viết chữ, làm sách). TRÚC – CHIM SẺ “Trúc” (cây trúc) có âm đọc đồng âm với “chúc” (chúc tụng, chúc mừng); “tước” (chim sẻ) đồng âm với “tước” (phong tước). do vậy, hình vẽ trúc và chim sẻ biểu ý lời chúc được phong tước – nói rộng; được thăng chức. TRÚC – MAI Trúc đến mùa đông không rụng lá, mai giữa mùa đông thì hoa nở nên trúc – mai được coi là biểu trưng cho tiết tháo của người quân tử. TRÚC VÀ BẢY ÔNG LÃO Đồ án này gọi là “trúc lâm thất hiền”. Tích cổ; bảy học giả đời Tấn là Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hương Tú, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Vương Nhung cung nhau đi chơi ở Trúc Lâm. Do đó, người đời gọi là “trúc lâm thất hiền”. TỤ BẢO BỒN Hình họa: Một cái chậu hay cái đỉnh, hay cách điệu hình dạng một thoi vàng xuồng… Ở trong đó nhô lên các báu vật: Vàng nén bạc thoi, tiền vàng, san hô đỏ, trân châu, ngọc thạch, sừng tê, lá ngải… “tụ bửu bồn” biểu trưng cho sự “phát tài” thường phối hợp với thần tài Huyền Đàn (Triệu Công Minh), Quan Công, Thần Hổ, sau này thì “tụ bửu bồn” được gắn với phần lớn với các thần bản gia và các nhân vật tượng trưng cho tài lộc khác. Truyền thuyết: ở làng Tân Nam, Hồ Châu: Thẩm Vạn Sơn nghèo khó, sống qua ngày bằng nghề mò ốc, bắt cá để bán. Hôm nọ, anh mò được một cái chậu sành, bên trong mọc đầy rêu xanh. Anh vứt chậu vào thuyền và nhón it thóc bỏ vào chậu cho con vịt mà anh nuôi trên thuyền ăn. Sáng hôm sau, mấy hạt thóc thừa bỗng dưng sinh sôi thành một chậu thóc vun. Thẩm mừng lắm đổ thóc vào lu, rồi tiện tay bỏ vào đó mấy đồng tiền rỉ. Sáng hôm sau, đồng lại đầy chậu. Đến lúc đó, Thẩm mới biết là mình có cái chậu quý: “Tụ bửu bồn”; và rồi, nhờ đó Thẩm trở nên giàu có, thành một tài chủ giàu nhất nhì đất Giang Nam. Tiềng đồn đến tận Nam Kinh khiến cả hoàng đế Bá Bá cũng phải đỏ mắt. Lúc đó, Chu Nguyên Chương xây thành Nam Kinh đến đất Trung Hoa môn thì ngày xây đêm sụt không sao xây được. Hoàng đế Bá Bá đến mượn “Tụ bửu bồn” của Thẩm. Thẩm buộc lòng phải cho Bá Bá mượn một đêm, đến lúc trống cầm canh điểm 3 tiếng báo hiệu canh 5 thì phải trả. Hoàng đế mượn được bồn ra lệnh đem chôn bồn ở góc tường thành. Quả nhiên thành không sụp nữa mà đất trong bồn cữ mỡ màng mỗi đùm thêm lên. Hoàng đế Bá Bá lại ra lệnh hủy bỏ lệnh đánh trống cầm canh để nuốt lời hứa trả bồn cho Thẩm. Thẩm giận lắm, ra quán uống rượu chửi Bá Bá suốt ngày. Để bịt miệng Thẩm, Hoàng đế Bá Bá truyền chỉ bắt Thẩm sung làm lính cho đi đồn trú ở Vân Nam. Thẩm đã bỏ xác ở đó. Ngọc hoàng phong Thẩm làm “Văn Thần Tài”. TÙNG – HẠC Cây tùng lá luôn xanh nên được dùng làm biểu trưng cho “trường xuân”. Hạc cũng là biểu trưng cho sự trường thọ. Do đó, hình họa cây tùng và chim hạc là biểu ý cho câu chúc thọ “Tùng thọ trương xuân” hay "Tùng hạc diên niên".UYÊN ƯƠNG Một loài chim: con đực là uyên (còn đọc là oan) con cái đọc là ương. Chúng luôn ở nhau từng cặp không khi nào rời nhau. Do đó, “uyên ương” biểu trưng cho tình yêu, chung thủy, tình duyên, hôn nhân. VOI Voi chữ Hán đọc là “Tượng” đồng âm với “tường”: điềm lành. Do đó, voi ngụ ý chỉ điềm lành. VOI – KÍCH – NHƯ Ý Hình một con voi, trên lưng mang cái giỏ cắm cây kích (một thứ vũ khí: “Kích” đồng âm với “kiết”: điềm tốt) và cây như ý là đồ án biểu ý cho câu chúc; “kiết tường như ý”. VẠN NIÊN THANH Cây “vạn niên thanh” là loại tảo mà lá luôn xanh tươi. Do đó, chúng được dùng để biểu trưng cho sự trường xuân (như tùng, trúc). Ở đồ án vẽ chậu vạn niên thanh để trên cái đôn, hoặc do một bé trai bưng thì ngoài ý nghĩa trên còn có ngụ ý câu chúc “vạn niên khánh”. Từ “thanh” (xanh) âm là “xính” đồng âm với từ “khánh” cũng đọc là “xín”, có nghĩa; vui mừng , chúc tụng. XƯƠNG BỒ THẢO – NGẢI Hình họa cái bình có cắm lá xương bồ và ngải là biểu trưng có tính chất ma thuật : chống lại điều xấu, bệnh tật. Đồ án này thường có thêm 5 loại trùng độc – gọi là “ngũ độc”: nhện, bọ cạp, rắn, rết và cóc; và đặc biệt cái bình luôn có hình vẽ “thau thiếc” (Còn tiếp...)
Lão Cổ Vật sưu tầm.
Tin liên quan
Chọn bài viết hiển thị
Những phương pháp bảo quản cổ vật không phải ai cũng biết
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ GỐM SỨ TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG - THE BEAUTY OF CERAMICS FROM THANG LONG IMPERIAL PALACES
laocovat
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022
Chỉnh sửa ảnh liên kết
Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi
Hotline: 098.13.02468
Email: contact@laocovat.com
Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội