Tư vấn thẩm định cổ vật

Trang chủ / Tin Tức / Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC (P4)

Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC (P4)Like 0 202

Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC.(P4)
 Những đồ án hoa văn cổ đại chứa đựng cả một nền văn minh đã bị chôn sâu theo năm tháng, dưới những địa tầng sẽ hiện ra rõ ràng trong con mắt của các chuyên gia... LOAN – PHƯỢNG
Trong hình ảnh có thể có: vẽ
Loan-Phượng hòa minh
Loan là loài chim huyền thoại thường thấy trong mĩ thuật Trung Quốc, đặc biệt tranh thờ đạo giáo , là vật cưỡi của các thánh nữ, thánh mẫu, các nữ thần nói chung. Theo truyền thống Loan phượng là đồng loại vỡi chim phượng hoàng (xem PHƯỢNG ) và có đặc tính hay đi đôi nên loan – phượng thường được dùng để biểu trưng cho vợ - chồng. Các hình họa thường hay vẽ hai chim loan phượng cùng gáy – gọi là “Loan – Phượng hòa minh”, để nói lên sự hòa thuận, đồng lòng của vợ chồng và hiểu rộng ra là hạnh phúc. LONG MÃ Con vật mà hình dáng kết hợp giữa rồng và ngựa: đầu rồng (thân giống với lân có vảy) chân có móng guốc như ngựa. Truyền thuyết Trung Quốc: Đời vua Phục Hy, trong sông Hoàng Hà có con long mã xuất hiện, trên lưng nó có vẽ nét từ số 1 đến số 10 bố trí như một bức đồ. Phục Hy theo đó mà vạch ra bát quái – gọi là “Hà đồ”. Đề tài này thường được thể hiện con long mã mang trên lưng một bức “đồ”. hat “bát quái”; lại có đồ án phối hợp “long mã phụ đồ” với “quí thư” (rùa mang sach) – gọi là “Hà đồ - lạc thư” (xem RÙA). LƯU HẢI CÂU CÓC hình họa: Vị tiên trai trẻ này tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang những sợi dây buộc các quả trứng và các đồng tiền. Theo sự tích: Lưu Hải là tể tướng của vua Thái Tổ nhà Lương (907 – 926). Sau đó, ông từ quan về ở ẩn. Ông gặp Lữ Đông Tân (một trong bát tiên) học được bí pháp luyện quặng vàng thành linh đan. Ông ẩn dật như một đạo sĩ và sau thành tiên. Lưu hải câu cóc là hình tượng được chạm khắc ở đền miếu Trung Quốc và người Hoa ở xứ ta hoặc được vẽ trên các mĩ thuật phẩm và tranh thờ. Người làm nghề thương buôn thờ Lưu Hải làm thần tài , hoặc gián hình Lưu Hải ở hai cánh cửa của tiệm buôn để cầu tài. Hình tượng này biểu trưng cho may mắn, Phát tài. có ý kiến khác cho rằng “cóc” chữ Hán là “Thiềm” đồng âm với “tiền”. Do đó, cóc biểu ý cho “tiền”. Lưu Hải câu cóc bằng sợi dây “liên tiền” để biểu trưng cho việc buôn may bán đắt, lãi nhiều; Tiền, tiền, tiền. LỰU Trái Lựu có nhiều hạt, “hạt” chữ Hán gọi là “tử” đồng âm với “tử” có nghĩa là “con cái”. Do đó trái lựu được dùng để biểu trưng cho sự đông con. Hình họa này thường thể hiện trái lựu chín, tách vỏ ra để lộ những hạt đỏ. Hình họa này được gọi là “Lựu khai bách tử” ( trái lựu tách ra lộ nhiều hạt). MAI Loại cây có hoa nở vào tiết giữa đông nên mai biểu trưng cho người quân tử; hoa mai được coi là loài hoa biểu thị cho mùa xuân (xem MAI – LIÊN – CÚC - TRÚC) MAI – HẠC Biểu trưng cho cho bậc cao sĩ lấy sự thanh nhàn ẩn dật ;àm thú vui, xa lánh danh lợi: lấy mai và hạc làm bầu bạn. MAI – LIÊN - CÚC – TRÚC Bốn loại loại hoa biểu trưng cho 4 mùa: mai/xuân; liên (sen)/hạ cúc/thu trúc/đông. Đồ án này thường thẻ hiện mỗi loại thường có muôn thú đi kèm: Mai – Điểu (chim), Liên - Áp (sen – vịt), Cúc – kê (cúc – gà), Trúc – tước (trúc chim sẻ). MẪU ĐƠN Đây là loài hoa được coi là chúa của loài hoa, biểu trưng cho sự phú qu‎ý vì hoa này được xưng tụng là “Phú quý hoa” cũng được coi là biểu thị cho lời chúc “mãn đường hồng”: sự may mắn hạnh phúc tràn ngập cả nhà. Cũng có đồ án, về Lữ Đồng Tân (một trong bát tiên) và cây hoa mẫu đơn thì biểu ý cho câu: “Lữ Đồng Tân hĩ mẫu đơn”. MẪU ĐƠN … CÁ Hình họa hao mẫu đơn và hai đứa bé ôm con cá biểu trừng cho lời chúc “phú quý hữu dư” (xem CÁ, MẪU ĐƠN). MẪU ĐƠN - PHƯỢNG Theo Đạo Giáo, chim phụng đỏ được gọi là “đơn điểu” biểu trưng cho ánh sáng và hơi nóng – hiểu là sự sống và tất cả khát vọng của con người. Ý nghĩa này được biểu đạt hình họa hay văn hoa kế hợp hoa mẫu đơn và chim phượng, định danh là “Mẫu đơn – phượng” , thuộc loai đề tài “Hoa - Điểu” Ở đây cũng cần lưu ý: mẫu đơn là vua của loài hoa biểu trưng cho “phú qu‎ý”. MẪU ĐƠN – TRĨ “Mẫu đơn – Trĩ” biểu ý “đơn – trĩ” là loại “đơn điểu” (chim đỏ) – một biểu trưng của Đạo giáo (xem MẪU ĐƠN – PHƯỢNG). MÈO Mèo, chữ Hán là “Miêu” có âm là “máo” : đồng âm với từ "mạo” (ông lão 90). Do đó, mèo biểu trưng cho sự sống lâu, trường thọ> MŨ – ĐAI – THUYỀN – TRÁI LỰU Cái “mũ” chữ Hán gọi là “quan”, đồng âm với “quan” là "quan chức" ; cái thắt lưng chữ Hán đọc là "Đái" một thư phục sức của các quan; chữ “thuyền" chữa Hán đọc là "chu" đồng âm với từ “chu” (chảy chuyển động); và “lựu” đồng âm với “lưu” (dòng chảy). Do đó đồ án mũ – đai – thuyền và lựu biểu ý cho câu “Quan đái chu lưu”, lời chúc cho việc con cháu tiếp tục làm quan. NAI Chữ Hán “lộc” (nai) đồng âm với “lộc” là lộc của vua ban, tức là chỉ việc được làm quan hưởng bổng lộc của vua. Do đó, nai được dùng để biểu trưng cho “lộc” (một trong ba điều ước muốn, tam đa: Phước Lộc Thọ). NĂM CON DƠI Hoặc được bố trí 4 con ở bốn góc một hình đồ và một con ở chính giữa; hoặc 5 con dơi được bố trí xen kẽ bất kì trên một đồ án…đều biểu trừng cho “ngũ phúc” (năm điều tốt); Phúc – Lộc – Thọ - Khang – Ninh. NĂM ĐỨA TRẺ TRANH NHAU MỘT CÁI MŨ Tính cổ: Họ đậu ở Yên Sơn đời nhà Tống có năm người con Trai. Nhờ biết dạy con tốt nên về sau năm người con đều thi đậu khôi nguyên. Do vậy tranh vẽ năm đứa trẻ tranh nhau một cái mão có gắn kim khôi là biểu ý lời cầu chúc: “ngũ tử đạt khôi nguyên”. NGÔ ĐỒNG Ngô đồng (cây vông) đến mùa thu thì lá vàng rụng. Do đó, ngô đồng biểu trưng cho mùa thu. NGÔ ĐỒNG – HẠC – NAI Đồ án này biểu thị câu chúc. Đồng (ngô đồng) Thọ (hạc) Lộc (nai). NGÔ ĐỒNG – CHIM SẺ HÓT Chim sẻ hót vui, chữ Hán là “hỉ tước”. Do đó, đồ án này biểu ý cho câu chúc “Đồng hỉ”: Cùng nhau, cả nhà đều được vui vẻ. NHỆN Nhện biểu trưng cho tin vui theo câu ngạn ngữ “tri thù báo hỉ”: con nhện (tri thù) báo tin vui. NHƯ Ý Gọi là “cây như ý“ hay “gậy như ý” là một vật cầm tay uốn cong như chữ S làm bằng ngọc hay bằng ngà, gỗ dài chừng 30 – 40 cm. mà công dụng của nó là công dụng để gãi lưng. Vì “gãi đúng chỗ ngứa” mà tay không với tới được nên dụng cụ này được coi là “như ý“. Trong các hình họa và hoa văn trang trí mĩ thuật, “như ý” có chạm hình “nấm chi” và “mây” biểu trưng cho sự thành đạt mỹ mãn. Lưu ý: cái như ý của nhà sư thì chuôi hình chữ “tâm”, trên đó có chép chữ để nhắc nhớ chuyện phải làm. ÔNG LÃO – BẦY TRẺ CẦM NHƯ Ý, HÀM ẤN, ĐỌC SÁCH Hình họa này ngụ ý chúc “tam đa” Tích Vua Nghiêu đi tuần tuần thú ở đất Hoa. Quan phong nhân ở đất ấy chúc rằng: “xin chúc thánh nhân được đa phú, đa thọ, đa nam” (giàu lớn sống lâu, đông con trai) Vua Nghiêu từ rằng: “Đa nam ưu, đa thọ đa nhục, đa phú đa oán” (nhiều thù oán). Hình họa tam đa: Ông già trán hói chống gậy (thọ), lũ trẻ cầm như ý (vạn sự như ý), đứa ôm hàm ấn (quan lộc) 4 đứa xúm nhau đọc sách (học hành đỗ đạt). ÔNG LÃO CẦM NHƯ Ý – NAI – CÂY TÙNG Đây là hình họa biểu trưng cho Phúc – Lộc – Thọ: Ông lão cầm như ý biểu trưng cho “phúc”, con nai biểu trưng cho “lộc”, và cây tùng biểu trưng cho “thọ” ÔNG LÃO CẦM TRÁI ĐÀO TIÊN Đào tiên theo điển tích ở cung của Tây Vương Mẫu có cây bàn đào thường gọi là đào tiên 3000 năm mới trổ bông, 3000 năm mới ra trái, ai ăn được sẽ trường sinh. Do vậy hình tượng này gọi là ông thọ - biểu trưng cho sự sống lâu, cao thọ. ÔNG PHÚC – ÔNG LỘC – ÔNG THỌ Hình tượng này rất phổ biến. Ông đứng giữa rất già, hói trán là ông thọ; hai ông trẻ hơn đứng hai bên: một ông mặc áo xanh (lục) là ông lộc, ông kia cầm cái như ‎ý là ông phúc. Hình họa này được gọi là “Phúc Lộc Thọ tam tiên” hay “Phúc Lộc Thọ tam toàn” PHƯỢNG Con chim thiêng, một trong bốn linh thú: long, lân, quy, phượng. theo truyền thống Trung Quốc, Phượng là con chim đem lại điềm lành. khi phượng xuất hiện tức có thánh nhân ra đời, báo hiệu thời thái bình. trong 360 loài chim, phượng là loài chim lớn hơn cả, chúa của loài chim: con trống gọi là Phượng (phụng) con mái gọi là Hoàng. nói chung, phượng hoàng phượng hoàng biểu trưng cho triệu điềm lành và mặt khác cũng biểu trừng cho sự phú qu‎ý. PHƯỢNG – GÀ GÁY Chim phượng biểu trừng cho phú quý; gà chữ Hán là “kê” đồng âm với “cát” (điều tốt lành), may mắn. Do đó đồ án này được định danh là “phượng cát” biểu trưng cho sự phú quý và may mắn. PHẬT THỦ Trái phật thủ biểu trưng cho sự giàu có bởi vì “Phật” có âm “Phu” đồng âm với “Phú” (giàu có) PHẬT THỦ - ĐÀO – LỰU Hình họa này cung biểu trưng “tam đa”. Phật thủ (Phú), trái đào (thọ), Lựu (đông con): đa phú – đa thọ - đa nam. QUAN ÁO XANH CẦM HỐT Màu xanh, chữ hán là “lục” 綠 được coi là đồng âm với từ “lộc” 淥 (tức bổng lộc), vị quan thường vẽ mặt đỏ, râu ba chòm đen tốt tay cầm hốt là chỉ rõ là quan chức. Hình vẽ này biểu trưng cho “quan lộc”. QUẾ “Quế” 桂 đồng âm với “Quý” 貴. Do đó “quế” được dùng để biểu ý cho “quý”: quý tử, phú quý. QUẾ CHI (cành quế) Quế trổ bông vào mùa thu. Mùa thu là mùa thi hội. Do đó, quế biểu trưng cho kỳ thi hội. nhiều người vin bẻ cành quế là đồ án ý chúc thi đỗ trạng nguyên. QUỲ Quỳ là linh thú huyền thoại: sống ở núi cao cà đi một chân. Tục truyền, Quỳ là con vật mà ma quỷ đều sợ, phải tránh xa. Do đó ảnh tượng quỳ là biểu tượng ma thuật dùng để trấn yểm các đền miếu. Phổ biến ảnh tượng quỳ thành đồ án cách điệu. RONG – CÁ Rong chữ Hán đọc là “tảo”, đồng âm với “tảo” (sớm). Cá chữ Hán đọc là “yu” đồng âm với “dư” 餘 (dư dả). “Tảo ngư” được coi là đồng âm với “tảo dư” có nghĩa là sớm có dư ăn dư để. Rong – cá biểu trưng cho lời chúc tụng mau phát đạt, phát tài. RONG – SINH - ẤN – KÍCH Rong và cái sinh (nhạc khí) chữ Hán đọc là “tảo sinh” đồng âm với “tảo sinh” (sớm sinh ra); ấn tượng trưng cho quan văn; kích tượng trưng cho quan võ. Do vậy, đồ án trên biểu ý cho câu chúc: Sớm sanh con giỏi giang văn võ song toàn, (có được địa vị trong xã hội: quan, tướng). RỒNG Con linh thú đứng đầu tứ linh (bốn con thú linh): Long (rồng), lân (kỳ lân), quy (rùa), phượng (chim phượng – chim phụng – chim phượng hoàng) Đây là con vật huyền thoại mà theo một số nhà nghiên cứu thì là sự cách điệu của con rắn lâu dần thêm chân như cá sấu; và cũng có ‎ý kiến cho rằng rồng là con vật được sáng tạo trên cơ sở tổng hợp 36 bộ phận tiêu biểu của 36 con vật vốn là tô tem (vật tổ) của các tộc người cổ xưa sống ở Trung Quốc. Rồng biểu trưng cho nguyên l‎ý dương, đối lập với phượng – biểu trưng cho nguyên l‎ý âm. Rồng như vậy biểu trưng cho trạng thái động, sự phát triển, thịnh vượng ý nghĩa này còn do “Rồng” từ Hán đọc là “long” 龍 đồng âm với từ “long” 隆 , có nghĩa là tốt, thịnh vượng. RỒNG CHẦU MẶT TRỜI Đồ án này định danh là “Lưỡng long triều dương” (hai rồng chầu mặt trời). Rồng biểu trưng cho nguyên lý “dương”. Do đó, đồ án này biểu thi cho “tam dương” biểu ý của câu chúc “tam dương khai thái” tức mọi việc đều hanh thông. Theo kinh dịnh, tháng 10 là tháng thuần âm (ba hào đều âm) gọi là quẻ KHÔN, tháng 11 bắt đầu sinh ra một hào dương – gọi là quẻ ĐỊA LÔI PHỤC; tháng chạp có 2 hao dương – gọi là quẻ ĐỊA LÂM TRẠCH; và tháng giêng ba hào đều dương gọi là ĐỊA THIÊN THÁI: tiết gọi là tam “dương khai thái”. RỒNG MÂY Rồng mây thường được vẽ ẩn hiện trong mây (long ẩn) khúc hiện ra rõ rệt, khúc mờ mờ ảo ảo (long ám)… Nói chung, các đồ án phối trí có rồng và mây (thường được định danh là “vân khỉ long đăng” tức (rồng nổi khi bay) đều biểu trưng một cơ hôi tốt lành – gọi là “vân long khánh hội”, hiểu là những điều may mắn, vui ve như vua tôi gặp nhau, thi đậu… RỒNG PHUN NƯỚC (long phún thủy) Rồng được coi là thần làm ra mưa. Rồng phun nước biểu trưng cho mưa thuận gió hòa. RỒNG – PHƯỢNG Long (rồng) biểu trưng cho nguyên lý dương, phượng biểu trưng cho nguyên lý âm. Đồ án kết hợp long va phượng biểu thị cho việc âm dương hòa hợp, trời đất giao hòa. Đó là điều kiệ thuận lợi tốt lành cho cuộc sống; do vậy đồ án này được định danh là LONG PHƯỢNG TRÌNH TƯỜNG (rồng và phượng bày ra điềm lành). Nói rộng ra, “long – phượng trình tường” có nghĩa “mưa thuận gió hòa” “phong đăng hòa cốc”, “quốc thái dân an” “thái bình thịnh trị”. RÙA Một con vật được xếp vào bộ “tứ linh” : Long – Lân –Quy (rùa) – Phượng. Tích cổ: Đời Văn Vương, vị vua sáng lập nhà chu, có một con rùa trên lưng có những hình ba vạch, nổi trên sông Lạc. Văn Vương dựa theo đó mà ra bát quái. Đồ án “qui thư” có gốc từ tích này và có lẽ vì đó mà Rùa được coi là một trong 4 con vật linh. Rùa là con vật sống lâu nên được dùng để biểu trưng cho sự trường thọ, trường tồn. RÙA – HẠC Hai con vật đề biể trưng cho sự sống lâu. câu chúc tụng thường gặp của biểu trưng rùa – hạc là “quy trù hạc toán”, có nghĩa là “thọ ngang với rùa và hạc” (trù là cách bỏ thẻ để tính; toán là dùng bàn tính mà tính tuổi). “Thọ đẳng quy hạc”, “qui hạc tề thọ”… Tuy nhiên, hình tượng hạc đứng trên lưng rùa là hình tượng biểu trưng cho tổng hợp thể không – thời gian “vũ trụ” : bốn phương và trên dưới là vũ; xưa qua nay lại là trụ. Nói cách khác “hạc – rùa” biểu trưng cho sự trường tồn bền vững và vĩnh cửu. SẺ Chim sẻ, chữ Hán đọc là “tước”, đông âm đồng âm với từ “tước“ (tước phong: công, hầu, bá, tử , nam). Do đó chim sẻ được coi là biểu trưng cho tước vị - nói chung là quyền cao chức trọng. CHIM SẺ HÓT Chim sẻ hót, chữ Hán đọc là “hỉ tước”. Hình họa hay đồ án trang trí này biểu trưng cho sự vui mừng khi đưpưc phong tước, ban lộc (xem TRÚC – SẺ) SẺ - NAI – CHIM CÔNG – KHỈ Đồ án này biểu trưng cho “tước (sẻ) – lộc (nai) – công (chim công) – hầu (khỉ)” SEN Hoa này biểu trưng nhiều ý nghĩa 1. Sự trong sạch, tinh khiết tự tại. 2. Nhân quả luân hồi : quá khứ (hoa nở) – hiện tại (đài sen) – Tương lai (hạt sen). 3. Hôn nhân (hai hoa cung một bụi) 4. Sự nối truyền lên tục (hạt sen gọi là “tử” đồng âm với “tử” là con) 5. Thịnh vượng, (lá hoa phủ ấm mặt nước). 6. Tiềm năng, sinh lực dồi dào (xuyên qua bùn đất vượt lên mặt nước màu mỡ đầy đủ). SEN – CÁ “Sen”, chữ hán đọc là “liên” đồng âm với “liên” (liên tục, liên tiếp, liền nhau), “cá” chữ Hán đọc là “ngư” đọc là “yu”: đồng âm với “dư” (dư dả). Sen – cá biểu ý cho sự “dư dả liên tục” nghĩa là không phải lúc dư lúc thiếu. Hình họa “liên dư”, cá thường vẽ nhiều con. SEN – HỘP “Sen” chữ hán đọc là “hà” đồng âm với “hòa”; “hạp” 盒 đồng âm với “hợp”. Do đó hình họa này biểu ý cho sự “hòa hợp”. Trong một số trường hợp bông sen thay băng bông lúa. “Lúa” chứ Hán đọc là “hòa” do vậy đây cũng biểu trưng cho sự hòa hợp. Ở đây cũng lưu ý rằng hình tượng đứa bé cầm sen (hay lúa: và đứa bé bưng hộp đều là nữ thì đó là sự biểu trưng cho Hòa hợp nhị tiên – hai vị thần tài của người làm gốm, nung vôi và bán quạt. Thần tích kể rằng: Hòa và Hợp là hai chị em làm nghề buôn bán rất thành công. Bọn cướp biết nhà giàu mưu tính đánh cướp. Chị em Hòa Hợp sợ nên tính chuyện buôn bán sao cho lỗ để tránh sự dòm ngó của bọn đạo tặc. Họ mua gỗ về rồi đốt bỏ giả vờ bị hỏa hoạn, nhưng lúc lúc bốc cháy thì mưa đổ ập xuống: Lửa tắt gỗ thành than. năm ấy rét dữ. than đắt như vàng. Chị em hòa hợp lại được lãi to. Họ lại mua lúa non, thuê người cắt chở về chất đống bỏ để phá của. Thế nhưng năm đó ngựa bị bệnh ôn. Lúa non khô là “dược liệu” Chữa bệnh ôn cho ngựa. Thế là chị em Hòa – Hợp lại hốt bạc. Thấy chuyện đời xui hên thật khó lường, chị em Hòa Hợp nhìn nhau cười, cười mãi đến nỗi chết vì cười. Họ thành tiên Hòa – Hợp nhị tiên, và được người đời thờ làm thần tài. SEN - SÊNH “Sen” chữ Hán là “liên” đồng âm với “liên” là liền liền, liên tục; cái “sinh” có âm là “seng”, đồng âm với từ “thăng” (lên cao). Do đó, bông sen là cái sinh (tức cái sênh, một loại nhạc khí” biểu trưng cho sự thăng chức liên tục – hiểu là “thăng quan tiến tước” SEN – SINH BÉ TRAI “Sen” là “sinh”, “sinh” còn có nghĩa là “sinh đẻ”; be trai ;à “quý tử" ; Liên sinh quý tử. SEN – VỊT “sen” chữ Hán đọc là “liên” đồng âm với liền nhau, liên tục; “vịt” chữ Hán là “áp” đồng âm với “áp” là bước tới gần, theo sát… Do vậy “liên – áp” biểu ‎ý cho nhân duyên, gắn bó keo sơn. Đồ án này thường có thêm chim chài đứng trên cành sen. Chim này chữ Hán gọi “cốc” 榖 đồng âm với “cốc” là “điều lành tốt”; lại có đồ án con chim chài ngậm một con cá biểu thị cho việc dư giả (xem cá). SEN – UYÊN ƯƠNG Đồ án này: Sn buội, ở đó có 2 hoa và lá chung một gốc vươn lên cao; bên dưới là cặp uyên ương được đinh danh là “uyên ương tịnh đế” có nghĩa là “uyên ương cùn một gốc” chỉ việc trai gái không lề nhau. SINH – KHÁNH Sinh (hay sênh) là một thứ nhạc khí cổ; khánh là đồ nhạc khí làm bằng ngọc hay đá. Hình họa văn hoa loại nhạc cụ này biểu trưng cho câu “ Sinh khánh đồng âm” chỉ sự đồng tâm, đồng chí, tính tình hòa hợp. SƯ TỬ HÍ CẦU Lân và sư tử được coi là đồng loại – Lân giống cái, sư giống đực. Sư thường được thấy trong mỹ thuật Trung Quốc luôn đứng cặp với Lân; Lân thì có con lân con theo ý nghĩa “Lân mẫu xuất Lân nhi”; và sư thường hay đùa với trái cầu, biểu trưng cho sự thành đạt, mãn nguyện. SƯ TỬ MẸ - SƯ TỬ CON Tư “Sư” (sư tử) trong chữ Hán đồng âm với “sư” (thầy). Do đó sư tử được dùng làm biểu trưng để chúc tụng công thành danh toại như các quan chức trong triều: “thái sư” (dạy vua) và “thiếu sư” (dạy hoàng tử). Ở đây hai mẹ con sư tử ý chỉ hai quan chức lớn này. TAM ĐA Tích cổ: Vua Nghiêu đi tuần thú đất Hoa , quan phong nhân ở đất ấy chúc mừng: “xin chúc thánh thượng đa phú, đa thọ, đa ,nam (giàu có sống lâu, nhiều con trai). Nhưng vua Nghiêu từ rằng: “đa nam đa ưu, đa thọ đa nhục, đa phú đa oán” (lắm con nhiều lo, sống lâu nhiều nhục, càng giàu càng nhiều oán). Đồ án có tên gọi “tam đa đồ”: Ông già trán hói tay cầm gậy (thọ); lũ trẻ, đứa mang hòm ấn, đứa cầm như ý, bốn năm đứa tụm đọc sách, hoặc được biểu đạt trái phật thủ (phú), trái đào (thọ) và trái lựu (đông con); đôi khi đồ án phối trí 9 cây như ý – gọi là “cửu đồng”: sơn, phụ, cương, lăng, xuyên, nguyệt hằng, nhật thăng, nam sơn, tùng bá. TÂY VƯƠNG MẪU CẦM ĐÀO – NAI Tây Vương Mẫu là thánh mẫu chủ quan cung Dao Trì, nơi đó có cây bàn đào mà trái của nó cho phép trường sinh. Do đó, đồ án này biểu trưng cho sự sống lâu và thương phối hợp với Nai để biểu trưng cho Thọ - Lộc. THAU THIẾC Đây là một đồ án trang trí các loại khoen cửa, quai xách các loại bình, lọ, hòm, rương… Thường được gọi la “hổ phù”, “mặt bợm”, “mặt hợm”…Về nguồn gốc, có ý kiến cho rằng đó là hoa văn”hiệu xang” mà công năng ma thuật của nó được coi là có thể chống lại yêu tà, xui xẻo. Theo tập, người Trung Quốc hay mua các bình lọ có “thao thiết” để bày trong nhà để nhằm mục đích bảo hộ gia đình. THỊ (trái) – NHƯ Ý “Thị” (trái thị) đồng âm với “sự” (sự việc). Đồ án “thị - như ý” biểu thị cho câu chúc “sự như ý” , “hai trái thị - như ý”; :”sự sự như ý”. Phổ biến đồ án này thương phối trí một giải dây dài như dải lụa thương gọi là “ bàn trường” để ngụ ý “mọi sự như ý lâu dài”. THỊ - HOA BÁCH HỢPVÀ KIM QUẤT Đồ án 2 trí thị - hoa bách hợp và kim quất biểu ý cho câu chúc “mọi sự đều phất”, hoặc kiết (may); “thị thị” đồng âm với “sự sự” (mọi sự), bách hợp hoa (mọi thứ cộng lại) và “quất” đồng âm với “kịch” (phát triển), “kiết” (may mắn). THỦY TIÊN người ta hay gọt củ thủy tiên chưng vào bình nước (hay tô nước) để tiên đoán thời vận vào dịp tết: hoa thủy tiên nở vào đêm giao thừa, mồng một tết là báo hiệu năm mới hanh thông. Do đó, hoa thủy tiên được coi là biểu trưng của năm mới, của điều tốt lành. Mặt khác do ngữ nghĩa của tên hoa này mà nó là biểu trưng của sự thanh nhàn vô sự và sống lâu như tiên.TRẺ BẮT DƠI Dơi (phúc); bắt dơi là được phú. Đề tài này được thể hiện với hình họa khác nhau. Chẳng hạn hai đứa trẻ đứng gần cái lu: một đứa cầm một con dơi, đứa kia khom xuống bắt con dơi khác trong lu và trên không có 3 con dơi khác tủa bay. Hình họa này có ý nghĩa chỉ “ngũ phúc” đã đắc được. 
Lão Cổ Vật sưu tầm.

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Xác Định Giá Trị Của Đồ Cổ
Đồ độc bản là gì?

laocovat

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Hai 2022

Đồ độc bản là gì?
Tranh chữ PHÚC cỡ lớn
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Địa Chỉ Cửa Hàng Chúng Tôi

Hotline: 098.13.02468

Email: contact@laocovat.com

Địa chỉ: 146 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội